Ts. Cù Huy Hà Vũ được đề cử Giải Front Line Defender 2012

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Quốc Hội Ái-Nhĩ-Lan công bố 5 ứng viên được tuyển chọn từ 107 ứng viên thuộc 46 quốc gia cho Giải Thưởng Front Line Defender Năm 2012 Dành Cho Những Nhà Tranh Đấu Nhân Quyền Bị Đàn Áp.

JPEG - 81.4 kb
Bà Mary Lawlor (trái) của Front Line Defender cùng với Ban Giám Khảo.

Hàng năm Giải Thưởng Front Line Defender Dành Cho Những Nhà Tranh Đấu Nhân Quyền Bị Đàn Áp được trao cho một cá nhân hoặc nhóm cá nhân có những đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp đấu tranh nhân quyền. Năm nay Giải Thưởng Front Line Defender nhận được tổng cộng 107 sự đề cử từ 46 quốc gia.

Ban giám khảo bao gồm: ông Pat Breen TD, Thượng nghị sĩ Averil Power, Bộ trưởng Giáo dục ông Ruairi Quinn TD, Bộ trưởng Nông nghiệp, thực phẩm và hàng hải, ông Simon Coveney TD, va bà Noeline Blackwell Giám đốc, FLAC (Trung Tâm Trợ Giúp Pháp Luật Miễn Phí) hôm nay công bố danh sách năm người bảo vệ nhân quyền được lọt vào danh sách cho giải thưởng năm nay. Người thắng Giải Thưởng Front Line Defender 2012 sẽ được công bố tại một buổi lễ ở Dublin City Hall vào ngày 08 Tháng Sáu.

Các ứng cử viên lọt vào danh sách Giải Thưởng Front Line Defender 2012 là:

• Cuba: Ivonne Mallezo Galano
• Malawi: Rafiq Hazat
• Việt Nam: Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ
• Ai Cập: Mona Seif
• Syria: Bà Razan Ghazzawi

“Những câu chuyện về lòng can đảm cá nhân và sự dấn thân hết mình của những người bảo vệ nhân quyền dũng cảm này, và sự quyết tâm hy sinh tự do, sinh kế và thậm chí cả mạng sống của họ trong việc bảo vệ quyền của người khác, là một tấm gương sáng cho chúng ta noi theo”, bà Mary Lawlor, Giám đốc Điều Hành Tiền Tuyến ở Dublin cho biết như vậy.

Người thắng giải sẽ nhận được 15.000 đồng Euro nhằm hỗ trợ họ tiếp tục sứ mệnh quan trọng trong lãnh vực nhân quyền. Hy vọng rằng việc thắng giải Front Line Defenders sẽ tạo thêm một vỏ bọc an ninh cho họ và giúp họ có thêm quan hệ trong giới truyền thông và tranh đấu.

“Front Line Defenders lấy làm hãnh diện đề xướng những cá nhân dũng cảm và dấn thân hết mình này, những người chỉ vì hoạt động nhân quyền chính đáng mà có nguy cơ bị đàn áp”, ông Lawlor nói thêm.

Cá nhân đoạt Giải Thưởng Front Line Defender Năm 2012 Dành Cho Những Nhà Tranh Đấu Nhân Quyền Bị Đàn Áp sẽ được công bố vào ngày 08 tháng 6 tại Dublin. Xin theo dõi về hoạt động của những người này và các nhà bảo vệ nhân quyền khác trên khắp thế giới tại www.frontlinedefenders.org

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
Jim Loughran, Những Nhân Vật Bảo Vệ Tiền Tuyến, Trưởng phòng Truyền thông.
Điện thoại +353 1 212 3750 – mob +353 (0) 87 9377586

***

Tiểu sự các ứng viên được đề cử Giải Thưởng Front Line Defender Năm 2012 Dành Cho Những Nhà Tranh Đấu Nhân Quyền Bị Đàn Áp

Rafiq Hajar, Giám đốc điều hành Institute for Policy Interaction (IPI), là một trong những nhà đấu tranh nhân quyền hàng đầu tại Malawi, nơi mà chính quyền trấn áp mọi sự phản đối và dập tắt mọi tiếng nói đối lập. Ngày 3 tháng 9 năm 2011, vào khoảng lúc 1 giờ khuya, một quả bom xăng đã bị ném vào cửa sổ văn phòng IPI tại vùng Chichiri thuộc bang Blantyre làm phòng trước của căn nhà bị cháy và thiệt hại nặng nề. Rafiq Hajat đã bị cựu Tổng thống Bingu wa Mutharika tố cáo công khai là kẻ thù của chính quyền và buộc ông phải ẩn nấp. Mặc dầu bị hăm dọa, ông Rafiq vẫn tiếp tục lên tiếng về những vi phạm nhân quyền tại Malawi.

Tại Cuba, Ivonne Mallezo Galano đã nhiều lần bị bắt giam bởi nhà cầm quyền chỉ vì bà cổ xúy nhân quyền và dân chủ. Ngày 30 tháng 11 năm 2011, sau một cuộc biểu tình ôn hòa tại Công viên Fraternidad ở Havana, mà bà là thành phần của một nhóm giăng tấm vải trắng với hàng chữ: “Đả đảo đói nghèo và khốn khổ” (“Down with Hunger, Misery and Poverty”), bà đã bị 51 ngày tù đầy ác nghiệt và đối xử tàn tệ. Bà đã được thả vào ngày 20 tháng 1 năm 2012. Hai ngày sau khi ra khỏi tù bà đã trở lại hoạt động với phong trào Phụ Nữ Áo Trắng (Ladies in White), thực hiện cuộc xuống đường hàng tuần vào ngày Chủ nhật 22 tháng 1 trên đường phố Havana. Trong chuyến viếng thăm Cuba của Đức Giáo Hoàng gần đây, bà Ivonne là một trong những nhà bảo vệ nhân quyền bị lùng bắt và giam giữ trong suốt thời gian Đức Giáo Hoàng viếng thăm nước này.

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã bị kết án bảy năm tù vào tháng Tư năm 2011 sau một phiên toà bất công với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ông đã bị bắt vào ngày 04 tháng 11 năm 2010 và bị biệt giam sau khi lên tiếng trong một số vụ án nổi bật bao gồm hai vụ kiện Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam; cũng như một trường hợp liên quan đến các vụ bắt giữ một số giáo dân Công giáo tham dự một lễ tang trên vùng đất tranh chấp. Cả hai vụ kiện đã được đăng tải trên trang mạng Bauxite Việt Nam và được nhiều nhiều trang mạng khác đăng lại.

Khi cựu Tổng thống Ai Cập, Hosni Mubarak từ chức sau nhiều tuần bị dân chúng phản đối, Hội Đồng Quân Sự Tối Coa Ai Cập (SCAF) đã lên nắm quyền. Sau khi tham gia các cuộc biểu tình tại quảng trường Tahrir, Mona Seif, một nhân viên phòng thí nghiệm ung thư, đã khởi động một phong trào nhắm vào SCAF và việc áp đặt những phiên tòa quân sự đối với người dân ngày càng lan rộng. Phong trào ’Không bị Tòa Quân Sự xét xử’ (’No Military Trials’) là một lực lượng khởi động trong giới đấu tranh Ai Cập, đồng thời nhằm vạch trần những tội ác của chế độ SCAF đối với những người bị giam giữ. Qua những chứng từ và video, blog Nhật Ký Tahrir của bà nhằm phơi bày sự lộng hành của quân đội đối với cuộc cách mạng mà có dạo họ bảo là họ đang cứu giúp.

Razan Ghazzawi là một nhà đấu tranh nhân quyền không ngừng nghỉ, không chỉ tại Syria mà còn khắp thế giới Ả Rập và xa hơn. Bà là một blogger và làm việc cho Trung tâm Truyền thông và Tự do ngôn luận Syria, tranh đấu cho các phóng viên và blogger bị đe dọa tại Syria và vùng lân cận. Vì những hoạt đồng này, bà đã bị bắt giam và hiện đang chờ ngày xét xử. Bà đã gióng lên tiếng nói cho quyền lợi của nhóm thiểu số, bao gồm quyền bình đặng cho người Palestine. Gần đây nhất bà đã thực hiện một tài liệu về những vi phạm [nhân quyền] của nhà cầm quyền Syria. Bà bị bắt giữ lần đầu vào tháng 12 khi bà đang trên đường đến một phiên họp về truyền thông cấp miền Ả Rập tổ chức tại Amman. Bà Razan đã được thả sau khi quần chúng tranh đấu cho bà qua các mạng xã hội. Vào tháng 2, chính quyền Syria đã tấn công văn phòng của SCM và bắt giam bà Razan cùng với những đồng nghiệp của bà. Họ đang chờ bị đem ra toà án quân sự xét xử. Đây là nỗ lực của chính quyền để đàn áp các nhà tranh đấu cho tự do ngôn luận cũng như để giới hạn nguồn thông tin đi ra từ Syria.

Việt Thi chuyển ngữ

http://www.frontlinedefenders.org/n…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”