Tự Do Là Không Bị Tước Đoạt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 81.7 kb

Những người thân của ông Nguyễn Minh Triết chắc phải lo lắng cho sức khỏe của ông. Gần đây ông nói nhiều điều cho thấy đáng lo. Ông hay nói lẫn, nói nhầm, và không hiểu sao ông hay nói đến những hình ảnh ghê rợn. Ở Hà Nội thì ông dùng hai chữ “tự sát” để răn đe những đảng viên cộng sản muốn bàn đến chuyện bỏ điều số 4 trong hiến pháp bảo đảm độc quyền lãnh đạo của Ðảng. Dù muốn đe dọa chăng nữa, cũng đâu cần phải dùng đến những hình ảnh chết chóc như vậy? Tới New Zealand, một nước an hòa, thiên nhiên tươi tốt, con người bình dị, khi nói chuyện với những người Việt đang yên ổn định cư tại đó thì ông Triết lại nhắc đến cảnh “máu đổ, đầu rơi” (Nguyên văn: “Bây giờ còn ai đó muốn lật đổ chế độ này, muốn máu đổ, đầu rơi nữa.” Tiếp theo, ông Triết lắc đầu quầy quậy, “Hổng được đâu, cái đó hổng được đâu!”)

Ở nước Việt Nam bây giờ, ngoài đám con buôn ma túy chém giết lẫn nhau, có ai “muốn máu đổ, đầu rơi” đâu? Nhất là những nhà tu hành mà ông Triết đe dọa đem ra tòa xử, có ông cha, ông thầy nào muốn máu đổ, đầu rơi để lật đổ chế độ này bao giờ? Tự dưng trong ông đầu nảy sinh ra những hình ảnh ghê rợn đó, lời nói thốt ra cho thấy tâm không được an ổn; mà trong lòng không an chắc thân thể sợ cũng bất an. Cho nên phải khuyên ông Nguyễn Minh Triết trước hết nên bảo trọng sức khỏe. Có sức khỏe thì trước khi nói có thể suy nghĩ nhiều, thận trọng hơn.

Như vậy đỡ nói lầm. Như khi ông Nguyễn Minh Triết quảng cáo cho cảnh “tự do tôn giáo” ở nước ta. Ông dẫn ra các bằng cớ, mang cả ông George W. Bush ra làm chứng: “Ở Việt Nam, chùa chiền, nhà thờ, thánh thất được tự do hoạt động. Chính ông Bush qua đó, ổng đi nhà thờ ổng tự chọn, ổng gặp biết bao nhiêu người, và chính trên cơ sở đó ổng mới bỏ cái CPC cho mình, gọi là cái ’quan tâm đặc biệt về tôn giáo,’ chứ không phải tự nhiên ông Bush bỏ đâu!… Chính sách chủ trương rõ ràng cho nên người ta mới xử lý như thế!”

Trí nhớ của ông Nguyễn Minh Triết hơi yếu hơn bình thường, chuyện quan trọng như thế mà ông nhớ lộn. Chính phủ Bush bỏ chính quyền Việt Nam khỏi danh sách CPC cả tháng trước khi ông Bush tới Hà Nội dự hội nghị APEC năm ngoái, chứ không phải sau khi ông Bush đi về ổng mới quyết định bỏ. Mà cái ông Bush ấy, sau khi đi Việt Nam về, tiếp các nhà tranh đấu cho dân chủ người Mỹ gốc Việt ở trong Tòa Bạch Ốc, nghe họ đặt vấn đề CPC, ông ta còn hỏi: CPC là cái gì? Ðiều đó cho thấy ông ta không có thời giờ quan tâm đến một quyết định do các nhân viên ngoại giao đề nghị rồi được chấp thuận, từ mấy tháng trước. Ðem ông Bush ra làm chứng để bảo rằng ở Việt Nam có tự do; nhưng lại nói nhầm chuyện trước với chuyện sau; cả câu chuyện trở thành trò cười.

Ông Nguyễn Minh Triết có thể tin rằng ở Việt Nam có tự do thật, nhiều hơn cả tự do tín ngưỡng nữa. Nhưng liệu sự thật có đúng như lời ông nói hay không? Ông Triết nói với đồng bào người Việt ở New Zealand rằng ở trong nước, “Nhà thờ, chùa chiền, thánh thất vẫn hoạt động bình thường, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do thông tin.”

Nghe nói trong chế độ cộng sản ở Việt Nam có tự do thông tin thì chắc nhiều đồng bào ta phải bật cười. Các nhà báo ở nước ta chắc vừa cười vừa khóc. Nhưng, hãy nói chuyện tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo thôi.

Khi nhìn thấy cảnh chùa chiền, nhà thờ, và thánh thất có nhiều tín đồ đến dự lễ, như vậy có chứng tỏ rằng các tôn giáo được tự do hay không? Ông George W. Bush được đến nhà thờ Cửa Bắc dự thánh lễ (không cần nhắc đến chi tiết ông theo đạo Tin Lành mà lại đưa ông tới một nhà thờ Công Giáo La Mã) và ổng gặp biết bao nhiêu người, như vậy có chứng tỏ ở nước ta các tôn giáo được tự do hay không?

Nói lối ông Nguyễn Minh Triết cũng giống như khi chúng ta thấy ở Bắc Hàn có hàng chục triệu người được ăn cơm no và lập tức bảo rằng nước này không hề có nạn đói vậy!

JPEG - 8.9 kb
Giáo Sư Isaiah Berlin

Isaiah Berlin, một triết gia người Anh đã qua đời, cho biết trong lịch sử người ta hiểu chữ Tự Do (Liberty, Freedom, Berlin dùng như nhau) với hàng trăm nghĩa khác nhau. Nhưng ông đóng góp vào tư tưởng chính trị thế kỷ trước bằng sự phân biệt hai ý nghĩa của chữ ‘tự do’, tự do theo nghĩa được, tích cực; và tự do theo nghĩa không bị mất, tiêu cực (Berlin gọi là positive liberty và negative liberty). Tự do nghĩa tiêu cực là không bị cấm đoán, theo nghĩa tích cực là được phép làm chủ chính mình. Hai ý nghĩa đó có khi áp dụng đưa tới cùng một kết quả, trùng hợp với nhau, nhưng cũng có khi khác hẳn nhau. Nhưng đây là một vấn đề triết lý, không nên bàn nhiều quá.

Một cách cụ thể, khi người dân có quyền tự do tôn giáo không phải chỉ là các tín đồ được phép đi lễ, mà còn có nghĩa là người ta không bị cấm hành đạo theo tôn chỉ tín ngưỡng của mình. Ngay cả trong các do độc tài khắt khe nhất, các tín đồ vẫn được phép đi dự lễ ở chùa, ở nhà thờ. Không lẽ vì chế độ độc tài mà người ta phải bỏ đạo hay sao? Nhưng người dân chỉ có tự do tôn giáo khi họ được tổ chức việc hành lễ, tham gia các giáo hội, thờ lạy theo nghi thức như nguyện vọng của họ, mà không bị chính quyền can thiệp.

Chúng ta không cần phải nói nhiều về trường hợp Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất như một thí dụ, chuyện này ai cũng biết rồi. Một giáo hội chính thức thành lập từ năm 1964 nhưng đã bắt đầu thành hình từ thập niên 1930, dưới thời Pháp thuộc. Bây giờ ông nhà nước cộng sản cấm không cho họ hoạt động, ngay cả trong hoạt động từ thiện, lấy cớ rằng ông đã bầy ra một cái giáo hội Phật Giáo khác rồi. Như vậy là can thiệp, là cấm đoán, là xâm phạm tự do. Người ta không thể chỉ thẩm lượng việc xâm phạm quyền tự do tôn giáo bằng con số các tu sĩ hoặc tín đồ bị bắt giam, mà chắc bộ Ngoại giao Mỹ đã nhìn số thống kê giảm xuống để quyết định bỏ chính quyền cộng sản Việt Nam ra khỏi danh sách cần quan tâm đặc biệt. Chỉ cần một tín đồ bị ngăn cấm không cho hành đạo theo tiêu chuẩn tôn giáo của họ, như vậy đã là không có tự do rồi.

Hãy lấy trường hợp một tu sĩ chưa được báo chí nói đến bao giờ. Ðó là Thượng Tọa Thích Liễu Minh, tên là Lê Văn Hiến, ở Ðịnh Tường. Từ năm 1975 Thượng Tọa Thích Liễu Minh đã bị chế độ cộng sản bỏ tù hơn 20 năm vì không chịu khuất phục theo họ. Ðến khi được ra khỏi tù, ông trở về chùa cũ, nhưng cũng bị chính quyền địa phương đuổi. Bây giờ ông vẫn bị quản chế ở xã Tam Hiệp, Chợ Búng, Mỹ Tho. Họ đã bỏ tù ông, rồi cấm không cho ông đi ra ngoài hành đạo, chỉ vì ông không chịu tham gia vào cái giáo hội duy nhất mà đảng Cộng Sản công nhận. Ðó là xâm phạm quyền tự do tôn giáo.

Khi hiểu ý nghĩa quyền tự do tôn giáo như vậy thì chúng ta thấy bản chất của vấn đề không phải chỉ là tôn giáo mà là tự do. Ngày xưa, đảng Cộng Sản còn trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin nên họ ngăn cấm tất cả các sinh hoạt tôn giáo. Ngày nay họ đã chịu thua, họ còn khuyến khích việc lễ bái, dù là đồng cốt mê tín nữa. Nhưng họ tiếp tục xâm phạm tự do của mọi người dân bình thường.

Khi bắt buộc tất cả những chùa chiền phải theo một giáo hội nằm trong Mặt Trận Tổ Quốc, đảng Cộng Sản đã tước bỏ quyền tự do lập hội của các tín đồ và các tu sĩ. Không phải có nhiều người tự nguyện, chịu gia nhập giáo hội của nhà nước là những người đó đã được tự do. Những người tự bỏ quyền tự do của họ, không có nghĩa là họ được tự do hơn. Như Berlin đặt câu hỏi: Nếu tôi chịu khuất phục để cho người ta áp bức, bằng thái độ dửng dưng hay là nhạo báng, thì như vậy tôi có bớt bị áp bức hay không? Nếu một người được bán làm nô lệ, (như những phụ nữ Việt Nam đang bị bán) thì họ có bớt nô lệ hay không? Nếu tôi tự tử thì tôi chó ‘bớt chết’ một chút hay không?

Cũng vậy, đảng Cộng Sản Việt Nam cấm các sách tôn giáo không được nhà nước kiểm duyệt và phê chuẩn. Sách của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma không được chính thức in, vì sợ mất lòng đàn anh Trung Quốc, phải in lậu. Sách của Hòa Thượng Nhất Hạnh chỉ được phép lưu hành hạn chế sau khi ông về nước. Sách của Hòa Thượng Quảng Ðộ chắc chắn bị cấm. Nhưng vẫn có nhiều sách báo Phật Giáo khác được in và truyền bá. Như vậy vấn đề không phải chỉ là quyền tự do tôn giáo mà là quyền tự do thông tin. Không biết ông Nguyễn Minh Triết nghĩ thế nào mà lại nói rằng chế độ của Ðảng ông có tự do thông tin!

JPEG - 29.5 kb
Hòa Thượng Thích Huyền Quang.

Khi các Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Ðộ đòi cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được tự do hoạt động, thực ra các cụ đang yêu cầu đảng Cộng Sản trả lại các quyền tự do lập hội và quyền tự do thông tin, không những cho các tín đồ Phật Giáo mà cho tất cả mọi người Việt Nam. Kể cả các đảng viên cộng sản. Vì thử tưởng tượng nếu có một đảng viên cộng sản nào ở Việt Nam mà muốn lập một cái hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác bây giờ, chắc không ai cho phép! Lý thuyết gia cộng sản nào bây giờ xin được tổ chức thảo luận về chủ nghĩa Mác ở bên ngoài trường của Ðảng, chắc chắn sẽ bị cấm!

Việc tranh đấu cho các quyền tự do căn bản là việc của tất cả mọi công dân Việt Nam. Các nhà tu hay các nhà trí thức dân chủ không đòi các quyền tự do cho riêng họ. Bà Trần Khải Thanh Thủy đã hy sinh vào tù chỉ vì thiết tha đòi cho tất cả dân tộc được tự do. Cuốn “Viết Từ Hang Ðá” của bà mới xuất bản chứa đựng những tiếng thét, tiếng kêu gào của một tâm hồn thèm khát tự do. Có lẽ ông Nguyễn Minh Triết cũng nên tìm hiểu hai chữ Tự Do có ý nghĩa thế nào. Chính ông cũng nên tự cởi trói ngay trong đầu mình, để được suy nghĩ và nói năng tự do hơn. Phải trả cho chính mình quyền tự do suy tưởng, không để danh lợi, quyền hành trói buộc. Nhưng trước hết, cần bảo vệ sức khỏe, phải giữ cho tâm và thân đều an lạc. (Người Việt, Friday, September 14, 2007)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.