Tự Phát, Gian Lận Là Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Miền Trung Hiện Nay

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 72.4 kb

Tại sao chiến tranh Việt Nam đã kết thúc 32 năm rồi mà miền Trung của nước này vẫn còn nghèo đói, trong khi tiềm lực của khu vực rất lớn. Đó là ý kiến của một số chuyên gia kinh tế Nhật trong nhóm viện trợ phát triển cho Việt Nam. Ông Ichikawa, cố vấn đầu tư cho JICA (một cơ quan Hợp tác Quốc Tế Nhật Bản), đã nhận xét rằng: miền Trung VN với một bờ biển dài và đẹp sẽ rất thuận lợi trong việc khai thác và phát triển du lịch biển. Tuy nhiên do hạ tầng giao thông kém, việc đi lại giữa các vùng, miền còn quá khó khăn nên du lịch miền Trung chưa thu hút được khách du lịch từ các châu lục. Miền Trung đã có các trường đại học, điều cần làm là phải đầu tư về chất lượng giảng dạy để có một đội ngũ kỹ sư lành nghề.

Ông Sakata, chuyên viên cao cấp của Viện nghiên cứu Đầu tư Nhật Bản (IDE-JESTRO) phát biểu ngay trong Diễn đàn kinh tế VN được tổ chức tại Sài Gòn vào ngày 23/4/2007 rằng: Việt Nam cần có cái gì đó hấp dẫn hơn, chứ không phải chỉ là lao động giá rẻ. Cơ sở hạ tầng và môi trường pháp lý của Việt Nam hiện nay là hai mối cản ngăn lớn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản. Muốn phát triển kinh tế vùng miền Trung mà không quan tâm đến những điều này mà để cho các địa phương tự ý phát triển thì đó không phải là một chính sách đứng đắng, chỉ làm rối rắm thêm và cuối cùng đi đến chổ bế tắc, nói thẳng ra là phá sản do sử dụng rất nhiều tiền vào những công trình kém hiệu quả.

JPEG - 5.2 kb
Ts Lê Đăng Doanh.

Ông Lê Đăng Doanh, một kinh tế gia hàng đầu của chế độ, đã nói trên tờ báo Tuổi Trẻ rằng: Việc các địa phương ở khu vực miền Trung phát triển một cách tự phát, mạnh ai nấy làm đang là một thực tế khiến việc khai thác những lợi thế, tiềm năng này bị hạn chế rất nhiều. Lấy một thí dụ như cảng biển, tỉnh nào cũng lên kế hoạch xây dựng cảng biển nước sâu cho riêng mình, dẫn đến thực trạng là chỉ riêng khu vực miền Trung đã có hơn 3-4 cảng biển, nhưng không có cái nào làm đến nơi đến chốn. Bởi vì cảng biển cũng như sân bay đều là những công trình đòi hỏi phải đầu tư lớn với mức vốn trăm triệu USD, rồi xây dựng cảng, sân bay phải đi kèm với việc phát triển các hạng mục phụ trợ.

Ông Doanh còn nói thêm rằng: Về chất lượng qui hoạch, tất nhiên có thể có chuyện này chuyện kia. Tôi nghĩ rằng cũng nên tìm lời giải một cách cầu thị từ chất lượng qui hoạch, trình độ đổi mới của các Bộ, xem các tỉnh đã tâm phục khẩu phục chưa. Bởi vì cũng chính do chất lượng của các qui hoạch chưa cao, địa phương mới có ý là phải tự tìm con đường phát triển của mình. Bên cạnh đó cũng có một số vấn đề cần phải tính đến hiện nay là việc phân cấp cho các địa phương mà không đi kèm với một cơ chế phản biện, phối hợp chặt chẽ khi phát triển kinh tế vùng. Thế nên mới có chuyện các địa phương dàn hàng ngang mà tiến, dàn hàng ngang mà đầu tư, mỗi tỉnh một cảng biển, một sân bay, vài trường đại học và không tỉnh nào chịu tỉnh nào.

JPEG - 37.5 kb

Ông Doanh trách cứ các chính quyền địa phương ở vùng miền Trung xây cảng biển, sân bay không đến nơi đến chốn, nhưng thử hỏi có công trình hay kế hoạch phát triển nào mà chính quyền Trung ương làm ra hồn đâu. Lý do dễ hiểu vì từ trên xuống dưới đều không có khả năng, hơn nữa khi lập ra bất kỳ một chương trình, kế hoạch gì việc đầu tiên những người cầm quyền ở Việt Nam nghĩ đến là họ sẽ được chia phần bao nhiêu chứ đâu phải là hiệu quả các chương trình, kế hoạch đó như thế nào, có lãng phí ngân sách quốc gia hay không? Đường dây cao thế thời ông Võ Văn Kiệt, nhà máy lọc dầu Dung Quốc lúc ôn Phan Văn Khải là Thủ tướng và mới đây nhất là đề án Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý hệ thống hành chánh các cấp đã nghiến ngọt xớt hàng ngàn tỉ đồng VN.

Có cái nào làm đến nơi đến chốn đâu, cán bộ đảng và quan chức nhà nước trung ương ăn thì chính quyền địa phương đâu có chịu nhịn. Anh ăn, tôi ăn, chúng ta đều ăn, dân chết mặc dân đều đó đã rõ có nói cũng bằng thừa với cái chế độ này.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?