Tự Sát, Hay Là Chết Tự Nhiên?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 17.1 kb

Ông Steve Jobs, người sáng lập từng làm chủ tịch công ty Apple, mới ngỏ lời xin lỗi các khách hàng trước đây đã mua cái máy iPhone của hãng ông. Vì công ty Apple mới đưa ra một loạt sản phẩm iPhone mới, và sẽ cắt giá từ 599 đô la xuống chỉ còn 399 đô la! Tại sao phải xin lỗi? Vì các máy iPhone mới được tung ra có 2 tháng mà đã hạ giá một phần ba như vậy, những người sớm ủng hộ công ty Apple, lỡ mua máy rồi, cảm thấy họ bị thiệt thòi! Họ có thể nghĩ là công ty này đánh lừa, bóc lột họ! Cho nên Chủ Tịch Jobs mới xin lỗi khách hàng và quyết định sẽ bồi hoàn những người đã mua máy, từ 100 đến 200 đô la tùy theo loại máy chứa 4 hay 8 gigabytes!

Ông Steve Jobs nói, “Các khách hàng tin chúng tôi. Chúng tôi phải làm sao xứng đáng với lòng tin của họ, bằng hành động.” Ðây là một bài học nên gửi cho ông Nguyễn Minh Triết, vì mới nghe ông nói một câu thảm não quá.

JPEG - 4.7 kb

Tuần trước, ông chủ tịch nhà nước Việt Nam mới kêu gọi không bao giờ bỏ điều nhẫn trong hiến pháp, vì bỏ điều 4 là “đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố chúng ta tự sát!” Nghe đến “tự sát” thấy ghê quá! Hai chữ “chúng ta” ở đây dùng để nói toàn thể đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ chết, hoặc cá nhân các đảng viên sẽ chết. Lời tuyên bố trên, ông Triết nói với các cán bộ thuộc Tổng Cục Chính Trị, tức là cơ quan nắm tư tưởng trong quân đội. Ông Triết nói như vậy, chắc phải có lý do. Vì ông biết tình trạng của đảng ông, biết rõ hơn chúng ta. Ngay các đảng viên cộng sản không có địa vị cao cũng không biết rõ như ông.

Câu nói thành thật trên cho thấy giới lãnh đạo đảng cộng sản rất bi quan. Họ không còn tin tưởng ở lòng trung thành của các đảng viên đối với chủ nghĩa cộng sản. Và cũng không còn tin vào khả năng thu hút và thuyết phục của đảng họ đối với người dân Việt Nam. Ðây là một tình trạng mất tự tin đến mức hoảng hốt, cho nên ông Nguyễn Minh Triết mới phải nêu lên hình ảnh “tự sát,” báo động và đe dọa. Ðứng trước viễn ảnh “tự sát tập thể” đó, các đảng viên tất nhiên thấy nên làm theo lời căn dặn của ông Triết. Là “phải củng cố công tác chính trị tư tưởng, củng cố vai trò của đảng…” để bảo vệ điều 4 trong hiến pháp!

Ðiều 4 này, xin nhắc nếu quý vị độc giả chưa biết, nói rằng đảng cộng sản “là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.” Nó bảo đảm cho các cán bộ cộng sản, từ trung ương tới địa phương giữ địa vị nắm quyền quyết định tối hậu trong các vấn đề kinh tế, chính trị. Ðó là ý nghĩa của những chữ “lãnh đạo nhà nước.” Nhờ địa vị đó, lãnh tụ đảng có thể sử dụng vũ lực, quân đội, công an, bắt bớ giam cầm những người bất đồng ý kiến với các ông đầu đảng. Ở các địa phương thì họ tha hồ ấn định việc thu đất của người này cho người khác sử dụng.

Cũng dựa vào điều 4 này họ bắt tất cả các đoàn thể, tổ chức của dân chúng, bắt báo chí, truyền thông, văn nghệ sĩ, các thầy cô giáo, nằm trong vòng kiểm soát của đảng. Ðó là ý nghĩa những chữ “lãnh đạo xã hội.” Ở các nước bình thường, chỉ cần có tự do chút xíu thôi, người ta cũng phân biệt guồng máy cai trị và xã hội công dân. Với điều số 4 trong hiến pháp bây giờ, đảng Cộng Sản Việt Nam nắm lấy cả hai, cả nhà nước lẫn xã hội!

Ông Nguyễn Minh Triết hiểu rằng phải dựa vào những thứ bảo đảm đó, đảng Cộng Sản Việt Nam mới giữ được lòng trung thành của đảng viên. Nếu bỏ điều 4, các cán bộ lo sẽ mất các đặc quyền đặc lợi, không có lý do nào trung thành với đảng. Ðảng viên cần bảo vệ điều 4 hiến pháp vì đó là bảo vệ tài sản, lợi tức của chính họ, nếu không thì mất hết. Ở trong đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn còn rất nhiều người giữ lòng công chính, không lợi dụng cái “bằng đảng viên” để thủ lợi, nhưng họ là thiểu số trong đám người nắm các địa vị quyết định. Người công chính có thể sống với bất cứ chế độ nào, không cần phải làm đảng viên cộng sản, cho nên lòng trung thành của họ không vững chắc. Ðảng sống được là nhờ các đảng viên đang trục lợi bảo vệ, chứ không phải nhờ các đảng viên hiền lương.

Nhưng ông Nguyễn Minh Triết còn cho các đảng viên thấy một nỗi sợ hãi kinh hoàng nữa. Bỏ điều 4 là tự sát, nói vậy với ý đe dọa, là nếu mất địa vị lãnh đạo thì tính mạng cá nhân của nhiều đảng viên có thể nguy! Ông muốn gây ra một nỗi sợ trong lòng các đảng viên, sợ nếu thay đổi chế độ thì dân chúng sẽ trả thù. Cứ trông những cảnh đồng bào kéo nhau lũ lượt lên Sài Gòn hay Hà Nội khiếu oan thì chúng ta có thể tưởng tượng nỗi oán thù chứa chất trong lòng dân rất cao. Hôn nhân, điền thổ, vạn cổ chi thù. Các ông đứng đầu trong đảng có thể cao chạy xa bay khi mất địa vị, hạ cánh an toàn. Nhưng các cán bộ ở mỗi xóm, mỗi làng sẽ chạy đi đâu? Các đảng viên cộng sản không có khái niệm nào về một chế độ dùng pháp luật để cai trị, nếu mình sống đúng luật thì không sợ thằng nào hết. Họ chỉ biết hễ nắm được quyền hành là tha hồ sinh sát, cho nên họ chỉ sợ nếu đảng mất quyền lãnh đạo là chính mình sẽ bị trả thù.

Có thể nói ông Nguyễn Minh Triết thấu hiểu tâm lý những đảng viên cốt cán đang bảo vệ chế độ, cho nên mới đem hình ảnh cái chết để dọa. Nhà bình luận Trần Bình Nam đã nhận xét rằng lời nói của ông Triết, nói với các chính trị viên trong quân đội, có thể vì thấy một phong trào muốn xóa bỏ điều 4 đang ngấm ngầm xuất hiện trong hàng ngũ các lực lượng vũ trang. Quân đội là thành phần nhiều bất mãn với đảng nhất, vì họ đã hy sinh xương máu và không được đãi ngộ xứng đáng. Lời đe dọa của ông Triết không cần đem nói cho các lực lượng công an nghe, vì chính những người này biết nỗi đe dọa đó có thật rồi. Nhưng trong quân đội thì không chắc. Dù trong quân đội không có ai muốn đòi bỏ điều 4 hiến pháp thì cũng có nhiều người muốn xác định các lực lượng quân sự là của quốc gia, của toàn dân, chứ không của riêng một đảng nào. Họ có thể muốn tách quân đội ra khỏi chính trị như ở các quốc gia bình thường khác. Ðó có thể là lý do khiến ông Triết đem lời đe dọa nói riêng với các quân nhân.

Ông Âu Dương Thệ, trong tạp chí Dân Chủ và Phát Triển, nêu nhận xét rằng những lời tuyên bố của ông Triết trong buổi họp trên được các báo in trong nước tường thuật đầy đủ nhưng đoạn nói về bỏ điều 4 là tự sát thì không báo nào in. Có thể lời đe dọa của ông Triết nặng nề quá, nếu phổ biến cho dân chúng biết thì khiến họ cũng nghi ngờ khả năng tồn tại của đảng cộng sản.

Vì những lời tuyên bố của ông Triết cũng cho thấy đảng cộng sản không tin là nếu có bầu cử tự do thì họ sẽ được đa số dân Việt Nam ủng hộ. Bỏ điều 4 hiến pháp tức là chấp nhận đảng cộng sản cũng chỉ là một đảng chính trị bình thường, là một trong nhiều đảng chính trị khác. Một hệ luận là sẽ phải cho dân chúng được tự do lựa chọn đảng cầm quyền. Nói “bỏ điều 4 là tự sát” cho thấy các lãnh tụ cộng sản trong nước hiện nay đang lo rằng nếu mất độc quyền cai trị thì đảng mất hết. Cho nên, nếu không muốn đảng tan rã, các đảng viên phải bảo vệ độc quyền chính trị ghi trong điều 4 hiến pháp.

JPEG - 26.9 kb
Chủ Tịch Steve Jobs

Nhưng chủ trương giữ điều 4 hiến pháp đến cùng là thiển cận. Chúng ta biết phong trào đòi tự do dân chủ đã lên khắp thế giới trong mấy chục năm qua, kể từ khi chế độ cộng sản bắt đầu tan rã năm 1989. Ðiều gì đã xảy ra ở Liên Xô cũ và Ðông Âu sẽ xảy ra ở Việt Nam, Bắc Hàn, Cuba và Trung Quốc. Cả thế giới đang dân chủ hóa. Một thế kỷ trước đây trên thế giới chỉ có chừng mươi nước theo chế độ dân chủ, nay đã có 120 nước xây dựng các thể chế tự do dân chủ. Bảo vệ điều 4 hiến pháp có thể kéo dài được quyền hành của đảng cộng sản trong một thời gian nữa. Nhưng tính về lâu dài thì không hiệu quả. Ðó là lý do chúng tôi nghĩ ông Nguyễn Minh Triết và các đồng đảng của ông nên học tập Chủ Tịch Steve Jobs! Vì chính sách của công ty Apple là bảo vệ sự tín nhiệm của khách hàng trong trường kỳ, chứ không cốt thủ lợi trong một giai đoạn ngắn. Có một câu nói nổi tiếng, bảo rằng người ta có thể đánh lừa một người mãi mãi, hoặc đánh lừa tất cả mọi người trong một thời gian nào đó, nhưng không ai có thể đánh lừa tất cả mọi người mãi mãi được. Châm ngôn này áp dụng trong kinh doanh cũng như trong chính trị đều đúng.

JPEG - 41 kb

Thực ra nếu đảng cộng sản cứ bám lấy độc quyền chính trị, đó mới là một hành động tự sát. Các đảng viên trục lợi sẽ bám lấy đảng và biến đảng thành một dụng cụ kinh doanh của họ! Các đảng viên lương chính sẽ bỏ đi hết vì thấy đây không phải là cái đảng của họ nữa! Ðó là một hình thức tự sát! Ðến lúc thay đổi chính thể, bị thất cử thì đảng sẽ tan rã, chứ không lui về thế đối lập chờ ngày được dân tín nhiệm trở lại như các đảng chính trị khác. Chúng tôi chắc rằng nhiều đảng viên cộng sản cũng muốn đảng của họ sẽ tồn tại lâu dài, và nếu có chết cũng chết một cách tự nhiên chứ không phải là tự sát hay bị giết. Mà điều này có thể xảy ra.

Cách tốt nhất ngay bây giờ đảng cộng sản hãy báo trước là họ sẽ bỏ điều 4 trong hiến pháp đi. Sẽ chấp nhận bầu cử tự do, lập đảng tranh cử tự do. Dân chúng sẽ hoan nghênh! Các đảng viên của họ sẽ phải thay đổi. Những anh trục lợi mà no bụng rồi sẽ tránh đi dần, để những người tử tế được ngoi lên. Muốn sau này mất điều 4 đó rồi mà vẫn nắm được chính quyền bằng lá phiếu, hoặc bị thua phiếu thì thua trong danh dự, thì tất cả các đảng viên phải thay đổi ngay từ bây giờ.

Liệu ông Nguyễn Minh Triết và các lãnh tụ cộng sản khác có đủ tự tin để làm điều đó hay không? Hay là họ cứ cố bám lấy chính quyền để tự sát thật? (Người Việt, Friday, September 07, 2007)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.