Từ thoái đảng đến bỏ đảng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2013-07-13

Trên thực tế, đã có nhiều nguyên nhân khiến một bộ phận không nhỏ các đảng viên của đảng CSVN đã từ bỏ đảng dưới hình thức âm thầm hoặc công khai. Sự thật của vấn đề này ở Việt nam đang diễn ra thế nào thế nào?
Không còn vì dân, vì nước?

Ở Việt nam, việc đảng viên đảng CSVN bỏ sinh hoạt đảng và dẫn tới bỏ đảng đang là một hiện tượng xã hội có xu hướng phổ biến đáng quan tâm. Những người từ bỏ đảng CSVN đều có một tâm tư chung, đó là kể từ lúc tự nguyện đứng vào hàng ngũ đảng Cộng sản, đến khi tự rút ra khỏi đảng là một quá trình chuyển biến nhận thức.

Cùng với thời gian, tư tưởng của rất nhiều đảng viên Cộng sản cũng dần thay đổi, từ nhận thức bằng cảm tính sang nhận thức bằng lí trí. Nhưng một phần lớn là họ chịu tác động của quá trình chuyển biến của đảng CSVN. Đó là đảng CSVN từ chủ trương vì dân, vì nước trước kia sang chủ trương bằng mọi giá chỉ vì duy trì sự tồn tại của đảng hiện nay.

Ông Nguyễn Hồng Bích từng là một cựu chiến binh, đảng viên đảng CSVN nhưng đã bỏ đảng một cách âm thầm năm 1992 cho biết:

“Tôi là Nguyễn Hồng Bích, đi bộ đội ngày 4 tháng 3 năm1983, thuộc trung đoàn 612 Bộ Tư lệnh Thông tin – Liên lạc. Tôi tham gia vào đảng năm 1986 , trải qua một thời gian thì tôi biết rằng thực sự tôi không thích. Đến lúc tôi chuyển ngành, năm 1992 thì tôi rút. Tức là tôi là đảng viên đảng Cộng sản, nhưng khi tôi chuyển ngành về thì chế độ đảng tôi không lấy. Tôi về bằng các hồ sơ khác, nhưng đảng thì tôi không sinh hoạt.”

Lý do bỏ đảng thì có nhiều, có thể khác nhau nhưng tựu chung là không ngoài vấn đề về tư tưởng của mỗi đảng viên. Phần lớn đảng viên bây giờ đã không còn tin vào chủ thuyết Cộng sản và chán ngán hàng ngũ lãnh đạo cầm quyền. Trước thực tế hiện nay, việc vào đảng bây giờ là động cơ cá nhân để thăng quan tiến chức, do vậy các đảng viên không có điều kiện để làm quan thì sinh ra chán đảng và bỏ đảng một cách âm thầm. Cũng có một số người dũng cảm thì họ dám viết đơn ra khỏi đảng công khai và nói rõ với lý do tư tưởng.

Ông Nguyễn Chí Đức một kỹ sư, đảng viên đảng CSVN từng công tác ở Bưu điện Hà nội, đã tự nguyện viết đơn xin ra đảng cho chúng tôi biết:

“Lý do bỏ đảng thì có nhiều như mưu sinh, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình v.v… và một lý do nữa là vấn đề về tư tưởng đã không còn tin vào chủ thuyết Cộng sản, chán ngán với hàng ngũ lãnh đạo cầm quyền. Hiện tượng bỏ đảng là không ít, nhưng chủ yếu là bỏ theo hình thức không công khai, mà phải nại một lý do gì cho hợp tình, hợp lý, đơn giản hơn là âm thầm không đi sinh hoạt nữa. Cũng có một số người dám viết đơn ra khỏi đảng vì lý do tư tưởng, nhưng để công khai lên mạng thì thực tế chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Một nghịch lý, tuy Đảng rất đông thành viên nhưng nó đã mất lý tưởng, đại đa số đảng viên đã xa rời Cương Lĩnh của Đảng do chính họ viết ra. Đảng viên vào đảng Cộng sản bây giờ là động cơ cá nhân để thăng quan tiến chức, có mác đảng viên để yên ổn làm ăn.”

Nhiều đảng viên trước đây nhận thức rằng “đảng CSVN là đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động” và họ đã từng nhiệt thành phấn đấu hết mình vì những khẩu hiệu đó. Nhưng quá trình tham gia sinh hoạt đảng và những thực tế của cuộc sống, đã làm cho họ thất vọng. Trong nội bộ đảng, tuy đảng viên số lượng đông, nhưng đảng viên trung thực và dám bảo vệ lẽ phải còn quá ít, phần lớn an phận, không dám đấu tranh. Người dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải, thì bị cô lập, bị quy chụp, trả thù.

Về vấn đề này, một đảng viên, cựu chiến binh ở Văn Giang, Hưng yên đã không dấu được bức xúc khi cho biết “Tôi từng tham gia 3 chiến dịch lớn, Mậu thân 68, năm 72, chiến dịch Buôn Mê thuột và tôi bị thương. Không dám nói xấu đảng, nhưng cảm thấy cái sinh hoạt (đảng) không đấu tranh mạnh dạn, bất công, cứ dung túng cho nhau, chán. Nói thật, tôi chỉ hỏi trong sạch đâu mà trong sạch? Trong sạch thì lấy đâu ai bỏ (đảng), kể cả lão thành cách mạng họ cũng bỏ. Nếu tôi có con vào đảng, bây giờ bắt tôi bán ruộng, thì tôi chỉ hỏi “Vào đảng, đảng có bắt chúng tôi bán ruộng, mà bán cho tư nhân đấy?”

Giữ quyền lực bằng mọi giá

Không chỉ thế, mà những đảng viên bỏ đảng vì họ đã nhận thấy động lực của hàng ngũ lãnh đạo đảng CSVN đã không phải vì quyền lợi của nhân dân, mà vì quyền lợi cá nhân của họ là trên hết và nhân dân chỉ là đối tượng để đảng lợi dụng. Như ông Nguyễn Chí Đức cho biết:

“Chỗ làm việc của tôi gần Ủy ban Nhân dân thành phố Hà nội, tôi thường hay thấy dân oan ở lân cận đấy. Hình ảnh này đập vào mắt mình, hết năm này qua năm khác, tôi không hiểu sao trong khi chủ thuyết Cộng sản tôn vinh giai cấp nông dân, công nhân là hạt nhân nòng cốt mà thấy dân oan la liệt như thế là mình cũng phải suy tư. Từ những tệ nạn tiêu cực đây đó và nhất là nhìn vào hàng ngũ lãnh đạo Đảng, tôi cảm thấy động lực của họ không phải vì quyền lợi của người lao động mà vì quyền lợi cá nhân trước hết. Tất cả những điều mắt thấy, tai nghe này khiến tôi càng chán đảng Cộng sản thêm.”

JPEG - 21 kb
Lễ khai mạc Đại hội lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội ngày 12 tháng 1 năm 2011. AFP PHOTO / HOANG DINH Nam.

Cho dù đảng CSVN có tới gần bốn triệu đảng viên, song hầu hết các đảng viên của họ đã đánh mất lý tưởng và đại đa số đảng viên đã xa rời cương lĩnh, tôn chỉ của đảng. Và từ trước đến nay, đảng CSVN muốn dùng mọi cách để duy trì độc tài và giữ quyền lực bằng mọi giá. Việc đó đã dẫn tới tình trạng mất dân chủ, không chỉ trong xã hội, mà kể cả trong đảng.

Về việc này, ông Nguyễn Duy Ninh một cựu chiến binh ở xã Nam Sơn , huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, vào đảng năm 1972, đến năm 1992 cũng bỏ sinh hoạt đảng cho biết:

“Dân chủ là người dân làm chủ chiếu theo cái Hiến Pháp và Pháp Luật. Đúng như thế chứ không phải Hiến Pháp làm thế này mà bên kia cái thực hiện lại làm cách khác. Người ta dùng mọi cái biện pháp này, cái gọi là biện pháp thực chất là thủ đoạn. Ép người ta chỗ này, ép người ta chỗ kia thì buộc người ta phải là theo nhưng thế không thể được”.

Với những đảng viên đảng CSVN chân chính, khi ra nhập đảng CSVN họ mang trong mình những hoài bão và lý tưởng tốt đẹp với mục đích cống hiến sức lực của mình cho dân tộc và đất nước. Nhưng thực tế đã cho họ thấy, đảng CSVN đã và đang phản bội chính bản thân mình và phản bội các đồng chí của họ. Vì vậy, bây giờ từ bỏ đảng CSVN, chính là cách để mỗi người tự làm trong sạch mình, để người dân có thể tôn trọng nhân cách của bản thân họ, một khi nếu họ còn là người tốt.

Không phải tự nhiên mà hiện nay, chuyện người dân trên cả nước luôn nhìn đảng CSVN nói chung và các đảng viên Cộng sản nói riêng với cái nhìn không mấy thiện cảm. Với bằng chứng, chúng ta luôn nghe thấy người dân nói ra điều cay đắng rằng “Thằng ấy tuy nó là đảng viên, nhưng mà nó tốt”, đây là hiện tượng phổ biến. Điều đó là một điều sỉ nhục đối với những con người có nhân cách và lòng tự trọng.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”