Từ Trường Sa Đến Tây Nguyên

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào dịp đầu Xuân năm nay, cộng đồng người Việt ở nhiều nơi đã tổ chức những buổi lễ trọng thể để tưởng niệm các chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến với Trung cộng tại quần đảo Hoàng Sa, diễn ra cách đây vừa đúng 35 năm. Thời nào cũng vậy, người chiến sĩ bỏ mình nơi sa trường chính là những vị anh hùng đích thực, và luôn được hậu thế tôn vinh mãi mãi về sau. Trong cuộc hải chiến diễn ra ngày 19-1-1974 tại quần đảo Hoàng Sa, 58 chiến sĩ VNCH đã anh dũng hy sinh, gửi xác trong lòng biển Đông để dân tộc Việt Nam mãi mãi tự hào về lòng yêu nước dạt dào và quyết tâm bảo vệ lãnh thổ không có gì lay chuyển nổi của những người con yêu của Tổ Quốc. Dù tương quan lực lượng có yếu thế, nhưng họ vẫn hiên ngang xấn tới. Dù địch quân đông đảo và hung hãn, nhưng họ không một giây phút sờn lòng. Máu của những chiến sĩ anh hùng này đã tô thắm hình ảnh Hoàng Sa trên tấm bản đồ nước Việt. Tên tuổi của anh hùng Ngụy Văn Thà và những chiến hữu của anh mãi mãi nằm trên những trang sử xanh.

Nói đến Hoàng Sa, người ta không thể quên Trường Sa. Trên sóng nước biển Đông, 2 quần đảo này là những phần máu thịt Việt Nam không thể chia cắt được. Những gì đã xẩy ra tại Hoàng Sa vào đầu năm 1974 lại được lập lại sau đó 14 năm khi Trung cộng đem quân đánh chiếm Trường Sa, và nước biển Đông lại một lần nữa hoà máu của con dân Việt. Đó là ngày 14-3-1988, cách đây vừa đúng 21 năm.

JPEG - 24.6 kb

Như lịch sử còn ghi lại sau này, tình hình giữa 2 nước cộng sản “vừa là đồng chí vừa là anh em” Trung cộng và Việt cộng vào cuối thập niên 80 đang ở trong tình trạng hết sức căng thẳng. Cuộc tranh chấp kéo dài gần một thập niên với nhiều trận giao tranh đẫm máu đã biến 2 chế độ cùng tôn thờ một chủ nghĩa ngoại lai này, nay trở thành thù địch, không đội trời chung. Vốn vẫn coi CSVN như là một chư hầu, đặc biệt trước thái độ khiếp nhược của Hà Nội đối với vấn đề lãnh thổ, qua công hàm bán nước của Phạm Văn Đồng năm 1958, hay việc Việt cộng nhắm mắt khi Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa, Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực xâm chiếm Việt Nam. Một sĩ quan cao cấp của hải quân CSVN đã từng tham dự trận hải chiến Trường Sa sau này tiết lộ trong bài bút ký mang tựa đề “Một Trang Sử Anh Hùng, Một Thời Kỳ Nhục Nhã” dưới bút hiệu “Phạm Trung Trực” cho biết “Ngay từ cuối năm 1986, tình hình vùng biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam có những diễn biến phức tạp do các hoạt động do thám, khiêu khích của lực lượng Hải quân Trung Quốc. Đến đầu năm 1987, Trung Quốc vừa đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao bịp bợm, vừa tăng cường đưa tàu chiến vào gần các đảo của Quần đảo Trường Sa, trong đó có những đảo bộ đội ta đang chiếm giữ. Chúng trắng trợn đặt bia kỷ niệm ở đảo Ma-i- xi-Ti, cho tàu qua lại các đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa, Trường Sa đông, Song Tử Tây… có lúc chỉ cách quân ta có một vài hải lý. Trắng trợn hơn chúng còn đưa lực lượng chiếm giữ 2 đảo Kỳ Vân và Kiệu Ngựa ở phía nam Quần đảo Trường Sa”.

Mặc dù Trung cộng đe dọa như vậy, lãnh đạo Hà Nội vẫn một mực câm nín. Tác giả Phạm Trung Trực tiết lộ thêm trong bài bút ký nói trên: “Bộ Tư Lệnh hải quân liên tục báo cáo lên trên xin ý kiến chỉ đạo. Một trong những nội dung đề nghị cấp trên giải đáp ngay: Trung Quốc là bạn hay thù. Chúng đánh ta, ta có đánh trả không? Cấp trên vẫn im lặng hoặc trả lời không rõ ràng. Đau đớn thay cho Tổ Quốc ta, chính vào thời điểm đó, trong lúc bọn bành trướng Bắc Kinh đã lộ rõ dã tâm xâm lược thì lãnh đạo đất nước với sự thao túng của Lê đức Anh, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đang tìm cách bắt tay với lãnh đạo Trung Quốc để âm mưu thực hiện cái gọi là “Giải pháp đỏ” ở Căm pu Chia…”.

JPEG - 17 kb

Thái độ đớn hèn đó rõ ràng đã làm tăng thêm dã tâm của Trung cộng. Ông Phạm Trung Trực tường thuật chi tiết trận đánh như sau: “6 giờ ngày 14-3-1988, bọn Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo. Bọn Trung Quốc dựa vào thế quân đông tiến đến giật cờ ta. Lập tức thiếu úy Trần Văn Phương, hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội anh dũng xông lên giành lại cờ. Bọn lính Trung Quốc láo xược, hung hãn đã dùng lưỡi lê đâm và bắn Nguyễn Văn Lanh bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương xông vào cứu bạn lập tức bị bọn lính Đại Hán bắn chết. Trần Văn Phương đã anh dũng hy sinh. Đây là liệt sỹ đầu tiên của bộ đội hải quân Việt Nam hy sinh trên vùng biển Đông của Tổ Quốc, bảo vệ quần đảo Trường Sa. Trước lúc hy sinh, Trần Văn Phương đã hô to ’Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng hải quân anh hùng. Tổ quốc Việt Nam muôn năm’. Tiếng hô của anh vang vọng trên sóng biển Đông xa xôi. Những người lãnh đạo ở Hà Nội có nghe được tiếng hô thống thiết này không? Tiếng hô mà lẽ ra bằng tâm linh của những con người có lương tri phải nghe được, cảm được. Vì chính họ là những người phải chịu trách nhiệm về sự hy sinh này”.

Những người lãnh đạo cộng sản ở Hà Nội có nghe được những tiếng hô thống thiết này, nhưng họ không có lương tri để nhận thức được sự việc. 64 chiến sĩ bộ đội hải quân đã bỏ mình trong trận hải chiến Trường Sa. Trung cộng đã chiếm thêm một số đảo. Nhưng những sự hy sinh này đã bị tập đoàn lãnh đạo cộng sản phản bội. Bằng chứng là những hiệp ước trên đất liền và trên biển mà Hà Nội đã ký kết lén lút với Bắc Kinh để dâng nạp thêm những phần đất của Tổ Quốc, ở Bản Giốc, ở Nam Quan, ở Tục Lãm, ở Biển Đông… Tác giả Phạm Trung Trực đã nói thay cho 64 chiến sĩ đã hy sinh ở Trường Sa, cũng như những chiến sĩ khác đang tiếp tục bị phản bội: “Thật kỳ lạ, đúng 20 năm sau, lịch sử lại lập lại một trang bi thảm trên đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. Năm 2008 này, khi nhân dân ta đặc biệt là tầng lớp thanh niên, sinh viên biểu tình tỏ thái độ phản đối bọn Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa – Trường Sa thì ban lãnh đạo Đảng vẫn như vô cảm, thậm chí còn cho công an đàn áp dã man, bắt bỏ tù nhiều thanh niên yêu nước dám hy sinh vì Tổ quốc thân yêu”.

JPEG - 8.9 kb

Trung cộng không phải mới chỉ xâm chiếm những phần đất ở biên giới phiá Bắc, hay những hải đảo ở biển Đông xa xôi, mà đã lấp ló ngay trên miền Tây nguyên. Dư luận hiện nay đang quan tâm đến hình thức xâm thực mới, lồng dưới nhãn hiệu khai thác quặng bauxite ở miền đất chiến lược này. Đã có rất nhiều giới chức thuộc lãnh vực khoa học cũng như quân sự đã lên tiếng cảnh báo, và tiếng nói mới nhất là của tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ VNCS tại Bắc Kinh. Thư của ông Vĩnh viết rằng: “Nay lại để Trung Quốc khai thác bauxit ở Tây Nguyên thì sẽ có năm, bảy nghìn hoặc một vạn công nhân hay quân nhân Trung Quốc đến cư trú và hoạt động tại đây, sẽ hình thành một “thị trấn Trung Hoa”, một “căn cứ quân sự” trên địa bàn chiến lược vô cùng xung yếu của chúng ta (vũ khí đưa vào thì không khó gì). Phía Bắc nước ta, trên biển có căn cứ hải quân hùng mạnh, phía Tây Nam nước ta có căn cứ lục quân trang bị đầy đủ thì độc lập, chủ quyền mà chúng ta đã phải đổi bằng hàng triệu sinh mạng cùng xương máu sẽ như thế nào ?!”.

Tin tức cho biết một số đơn vị quân đội đã bị điều động đến Tây nguyên để “bảo vệ” cho những khu vực khai thác bauxite. Những chiến sĩ bộ đội sẽ nghĩ gì về nhiệm vụ này? Các anh cầm súng để bảo vệ đất nước thân yêu, hay là để giữ vững ngai vàng cho một thiểu số cầm quyền đang cam tâm cúi đầu trước ngoại bang?. Câu trả lời cần được mỗi người tự tìm lấy, xuất phát từ trái tim yêu nước và lương tri chân thật của mình, chứ không dưới bất cứ một áp lực nào hay nhân danh bất cứ chủ nghĩa nào. Chỉ có một chủ nghĩa duy nhất cho người Việt Nam, đó là “chủ nghĩa yêu nước” chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản ngoại lai, và chỉ có một nhiệm vụ duy nhất cho mọi con dân Việt, đó là “bảo vệ đất nước” chứ không bảo vệ cho một tập đoàn, đảng phái hay chế độ nào. Nhân 21 năm tưởng niệm những chiến sĩ đã bỏ mình trong trận hải chiến Trường Sa, hàng ngũ bộ đội cần xác định mạnh mẽ những điều nói trên, để không phản bội lại sự hy sinh của anh hùng Trần Văn Phương hay Nguyễn Văn Lanh, và cũng để sự hy sinh của chính mình không trở nên vô nghĩa.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”