Tuần hành Nhân quyền tại Paris 10/10/2015

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc tuần hành của các cộng đồng trong Hiệp hội các Quốc gia Á châu tranh đấu cho Nhân quyền (Fédération des Pays Asiatiques pour les droits de l’homme), được tổ chức vào Thứ Bảy 10/10/2015 tại Paris.

Công trường Bastille được chọn làm nơi xuất phát cuộc tuần hành. Đây là địa danh lịch sử với cuộc phá ngục tù khởi điểm cho cuộc cách mạng 14/7/1789, thay đổi nền chính trị từ chế độ vua chúa sang nền Cộng Hòa Pháp (Tự Do – Công Bằng – Bác Ái) cho đến ngày nay. Tham dự cuộc tuần hành gồm có các cộng đồng Ngô Duy Nhĩ, Lào, Tây Tạng và Việt Nam cùng với các hội đoàn người Pháp.

Sau nghi thức chào quốc kỳ các quốc gia trong Hiệp hội và Pháp, tất cả mọi người đã dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến các nạn nhân đã chết do sự cai trị tàn bạo, của các chế độ độc tài toàn trị gây ra. Thượng tọa Thích Quảng Đạo trụ trì chùa Khánh Anh thuộc phái đoàn Việt Nam đã làm một buổi lể cầu an trong sự trang nghiêm.

Cuộc tuần hành bắt đầu khởi hành đi bộ tranh đấu cho Nhân quyền, dưới sự hướng dẫn mở đường của đoàn cảnh sát từ công trường Bastille đến công trường Cộng Hòa (Place de la République) trong sự ủng hộ của người dân Paris hai bên đường: “Chúng tôi hoan nghênh tinh thần các bạn”, “Các bạn xứng đáng được hưởng những giá trị căn bản phổ cập của một con người”, “Các bạn sẽ thắng” v.v…

Hình ảnh ba Tù nhân lương tâm trẻ tuổi Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Đặng Minh Mẫn là biểu tượng của sự cai trị độc tài CSVN, đi sau lá đại kỳ vàng ba sọc đỏ, cùng với tấm biểu ngữ “Tự Do Dân chủ cho VN” là thông điệp chính của phái đoàn Việt Nam muốn chuyển tải đến dư luận trong cuộc tuần hành này.

Tại quảng trường Cộng Hòa, đại diện các cộng đồng đã lần lượt lên phát biểu về những hành động đàn áp, chà đạp nhân quyền của các chế độ Lào cộng, Việt cộng, và Tàu cộng lên các dân tộc Lào, Việt Nam, Tây Tạng và Ngô Duy Nhĩ.

Cộng đồng Việt Nam gây được sự chú ý qua lời phát biểu của anh Trần Sơn đại diện đảng Việt Tân, về các trường hợp tù nhân lương tâm tại Việt Nam, tiêu biểu qua các hình ảnh của Diệu, Hòa và Minh Mẫn, cũng như màn múa hoạt cảnh do Hội Thanh Thiếu Niên Việt Nam tại Paris thực hiện.

Buổi tuần hành được chấm dứt với màn vũ tập thể do cộng đồng Tây Tạng thực hiện. (TND-Paris)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.