Tướng Hoàng Cơ Minh và Công Cuộc Giải Phóng Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong bài nói chuyện với đồng bào tỵ nạn tại miền Nam California vào tháng 4 năm 1983, sau hai năm trở về khu chiến lãnh đạo phong trào kháng chiến Việt Nam, Tướng Hoàng Cơ Minh đã trình bày ba điểm cốt lõi của công cuộc đấu tranh giải phóng Việt Nam như sau:

1/ Đây không phải là cuộc chiến tranh nối dài từ trước năm 1975 mà là cuộc đấu tranh giải phóng của đại khối nhân dân Việt Nam không chấp nhận sự thống trị bạo tàn của đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu sức mạnh của chiến tranh đến từ nòng súng, từ đại pháo xe tăng thì cuộc đấu tranh giải phóng hiện nay đến từ con tim căm hờn và ý chí quật cường của toàn thể nhân dân ở hai miền Nam và Bắc Việt Nam.

2/ Cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam sau năm 1975 dựa trên sức mạnh dân tộc làm căn bản và đại đoàn kết toàn dân làm vũ khí chiến đấu. Nghĩa là cuộc đấu tranh giải phóng này phải do người Việt Nam chủ động tiến hành bằng chính sức lực và trí tuệ của người Việt Nam, không dựa vào bất cứ thế lực nào bên ngoài để chiến đấu. Đây là cuộc đấu tranh có chính nghĩa. Vận dụng chính nghĩa để huy động toàn dân, để tranh thủ thế giới và để khuất phục kẻ thù.

3/ Do hoàn cảnh lịch sử đã chia cắt đất nước và dân tộc trong quá khứ nhưng tất cả đã là nạn nhân của những toan tính quốc tế và tham vọng quyền lực của tập đoàn lãnh đạo Việt cộng. Do đó, trong cuộc đấu tranh giải phóng này, chúng ta phải đứng trên lập trường dân tộc để kêu gọi mọi người, mọi khuynh hướng cùng đứng lên đấu tranh kể cả việc kêu gọi những người phía bên rời bỏ hàng ngũ và chống lại sự bạo tàn của đảng Cộng sản Việt Nam.

JPEG - 52.4 kb

Đây là chủ trương và những quan niệm căn bản mà Tướng Hoàng Cơ Minh đã vạch ra để lãnh đạo phong trào Kháng Chiến trong thập niên 80 của thế kỷ trước. Để tiến hành những chủ trương nói trên, Tướng Hoàng Cơ Minh đã thực thi đường lối đấu tranh vận dụng. Đó là vận dụng sức lực, tài lực và trí tuệ của mọi người để tấn công vào nền tảng cai trị của chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam, trên các lãnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, tuyên vận, ngoại vận…. với mục tiêu sau cùng là làm suy yếu chế độ và kết thúc bằng cuộc nổi dậy của toàn dân. Qua đường lồi này, Tướng Hoàng Cơ Minh đã không chủ trương tiến hành cuộc đấu tranh quân sự để chấm dứt ách độc tài Cộng sản mà hoàn toàn dựa trên sức mạnh quần chúng để đấu tranh. Rất nhiều người đã chỉ nhìn hình ảnh của những kháng chiến quân Mặt Trận vào lúc đó, rồi đơn giản cho rằng Mặt Trận đã tiến hành đường lối quân sự. Thật ra, nếu chúng ta nắm rõ tình hình thống trị của Cộng sản Việt Nam trên toàn vùng Đông Dương trong thập niên 80 của thể kỷ 20, để thấy rằng việc trang bị vũ khí cho các kháng chiến quân hoàn toàn mang tính tự vệ hơn là để chiến đấu. Tự vệ là để bảo vệ đồng bào, bảo vệ con đường giao liên, bảo vệ con đường xâm nhập, trước sự tấn công và bố ráp của bộ đội Việt cộng đang chiếm đóng ở Lào, Kampuchia. Các Kháng chiến quân đã được Tướng Hoàng Cơ Minh hướng dẫn và trang bị tinh thần đấu tranh vận dụng làm chính.

Nói cách khác, ngay từ lúc khởi sự công cuộc kháng chiến, Tướng Hoàng Cơ Minh luôn luôn quan niệm: phải lấy sở trường của Kháng chiến Việt Nam là sức mạnh dân tộc, để tấn công vào những nhược điểm của Việt cộng. Mặt Trận không bao giờ có những suy nghĩ là dùng sức mạnh quân sự để lật đổ kẻ thù Việt cộng. Chính vì quan niệm dựa trên sức mạnh quần chúng để đấu tranh, Tướng Hoàng Cơ Minh đã đào tạo một đội ngũ cán bộ để tiếp tục sự nghiệp cách mạng của ông dù ông không còn nữa. Như giáo sư Nhật Bản Teruo Tonooka đã phát biểu trong đêm Hội Ngộ sau buổi lễ tưởng niệm 20 năm Anh Hùng Đông Tiến vào ngày 26 tháng 8 vừa qua tại miền Nam California rằng ông đã thấy mình sai khi nghĩ là Tướng Hoàng Cơ Minh hy sinh thì Mặt Trận sẽ tan rã và kháng chiến Việt Nam không còn. Không chỉ một mình Giáo sư Teruo Tonooka nghĩ như vậy mà còn rất nhiều người Việt Nam khác cũng đơn giản nghĩ như vậy, bởi họ đã cho rằng cuộc đấu tranh của Mặt Trận là quân sự, nên khi Tướng Hoàng Cơ Minh và một số chiến hữu lãnh đạo hy sinh trên con đường xâm nhập vào Việt Nam thì Mặt Trận chắc chắn phải tan rã.

JPEG - 84.1 kb

Hai mươi năm (1987-2007) sau ngày Tướng Hoàng Cơ Minh hy sinh, Mặt Trận đã không những không tan rã như điều suy nghĩ của một số người mà đã trở thành một lực lượng đấu tranh gây rất nhiều khó khăn cho Việt cộng và nhất là góp phần vào việc giữ vững trận thế chống độc tài Cộng sản Việt Nam trong hai thập niên vừa qua. Điều gì đã làm cho Mặt Trận vẫn tồn tại sau khi Tướng Hoàng Cơ Minh hy sinh? Nếu Tướng Hoàng Cơ Minh không để lại cho những người kế thừa của ông một đường lối đúng đắn và phù hợp với tình thế, có lẽ Mặt Trận đã tự suy thoái như nhiều lực lượng khác mà chúng ta đã thấy trong hai thập niên vừa qua. Không cần phải chứng minh dài dòng, chỉ nhìn vào những biến chuyển của tình hình dân oan khiếu kiện đang xảy ra cùng với các cuộc đình công của công nhân trên toàn quốc kéo dài ở qui mô lớn từ cuối năm 2005 cho đến nay, không một ai mà không thể không thấy rằng sức mạnh vùng lên của quần chúng đang đe dọa sự tồn vong của chế độ Hà Nội. Đó chính là nền tảng của đấu tranh giải phóng mà Tướng Hoàng Cơ Minh đã trình bày ở trên, cách nay 20 năm. Trong thế trận này, chúng ta còn thấy thêm một điều nữa là những người dân oan hay những nhà đối kháng đã đứng lên đấu tranh, không phân biệt màu cờ sắc áo cũng như những quan hệ quá khứ mà đã đứng trên lập trường dân tộc để chấm dứt ách độc tài Việt cộng.

Để kết luận, những quan niệm đấu tranh giải phóng mà Tướng Hoàng Cơ Minh vạch ra cách nay 20 năm, vẫn còn có giá trị và nó đang là những lý luận căn bản để mọi người Việt Nam tự quyết định lấy thái độ tham gia vào công cuộc đấu tranh giải phóng đang diễn ra ngày khốc liệt hiện nay.

Trung Điền
August 30 2007

JPEG - 155.2 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.