Tướng Nguyễn Chí Vịnh vẫn coi Bắc Kinh là chỗ dựa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ năm 2009, sau khi được đề cử làm Thứ trưởng quốc phòng và nhất là trở thành ủy viên Trung ương đảng khóa XI vào tháng 1/2011, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trở thành một ngôi sao đang lên trong tập thể Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tuy chỉ đứng hàng thứ 6 trong bộ phận lãnh đạo gồm 7 người của Bộ quốc phòng, nhưng nhờ phụ trách lãnh vực tình báo và ngoại giao, Tướng Vịnh đã xuất hiện trên nhiều diễn đàn quốc tế, các hội nghị song phương về quốc phòng, giúp tên tuổi của ông vượt qua cả Tướng Đỗ Bá Tỵ, Tướng Nguyễn Thành Cung và cả Tướng Ngô Xuân Lịch, chủ nhiệm Tổng cục chính trị.

Với trách nhiệm đối ngoại, Tướng Vịnh đã gặp các phái đoàn quân sự Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ bên cạnh phái đoàn Trung Quốc nên ít nhiều đã che bớt màu sắc “thân” Bắc Kinh. Nhất là kể từ khi biển Đông bắt đầu nổi sóng vào giữa năm 2011 khi tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 2 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam quanh vùng biển Hoàng Sa, Tướng Vịnh đã có những phát biểu mạnh đối với Bắc Kinh, khiến cho dư luận có lúc nghĩ rằng Tướng Vịnh đã xoay chiều.

Tuy nhiên trong thực chất, Tướng Phùng Quang Thanh và Tướng Nguyễn Chí Vịnh là hai nhân vật nhận nhiều “ân sủng” từ Bắc Kinh. Riêng Tướng Vịnh thì từ khi nắm Tổng Cục 2 Bộ Quốc Phòng vào năm 2002, đã có nhiều quan hệ mật thiết về tình báo với Trung Quốc.

Tướng Thanh không che giấu sự “phò” Trung Quốc của mình. Từ khi làm Bộ trưởng Quốc phòng đến nay, Tướng Thanh đã có nhiều phát biểu công khai mang tính thần phục Bắc Kinh.

Cụ thể nhất là khi Trung Quốc ngang nhiên mang giàn khoan HD 981 vào trong thềm lục địa Việt Nam, tạo ra làn sóng chống đối mạnh mẽ ở trong và ngoài nước; nhưng tại Diễn Đàn Đối Thoại Shangri La ở Tân Gia Ba hôm 31/5/2014, Tướng Thanh nói “Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi.” “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng.”

Tướng Nguyễn Chí Vịnh thì khôn ngoan hơn trong cách phát biểu, luôn luôn núp sau cái gọi là “giải quyết tranh chấp chủ quyền bằng phương pháp hòa bình”, “không làm lớn chuyện gây đổ vỡ quan hệ láng giềng hữu nghị” để tránh né không làm Bắc Kinh khó chịu.

Chính thái độ yếu kém này của hai ông Tướng cùng với sự khuynh loát của Bắc Kinh đối với thượng tầng lãnh đạo trong Bộ chính trị từ năm 1990 cho đến nay, CSVN đã hoàn toàn bị Bắc Kinh khống chế.

Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng từ ngày 6 đến 10 tháng 7 vừa qua, được đánh giá là chuyến đi “lịch sử”, mở ra thời kỳ thân thiện hơn với Hoa Kỳ để giảm bớt sức ép từ Bắc Kinh.

Tuy nhiên trong thực tế, CSVN khó thoát khỏi cái bóng của Bắc Kinh.

Tối 28/7 vừa qua, trong buổi tiếp tân của Tòa đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội nhân kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Hồng Quân Trung Cộng, Tướng Nguyễn Chí Vịnh đã phát biểu:

“Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng thân thiện và điều đó không bao giờ thay đổi. Nhiều thế hệ đã qua, nhân dân hai nước đã thiết lập và duy trì mối quan hệ, cùng tồn tại, hình thành rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa…. Trung Quốc là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam và luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước Việt Nam”.

Qua phát biểu của Tướng Nguyễn Chí Vịnh, người ta thấy rõ hai điều:

Thứ nhất là CSVN an phận với định mệnh “nước láng giềng” của Đại Hán để phải duy trì hữu nghị dù cho Bắc Kinh có những hành vi xâm lược trắng trợn hiện nay. Ông Nguyễn Chí Vịnh đã không học được gương của Miến Điện, Nhật Bản, Ấn Độ để sẵn sàng từ bỏ cái gọi là “láng giềng hữu nghị hão huyền”, cùng với thế giới chống lại sự bá quyền của Bắc Kinh hiện nay.

Thứ hai là CSVN vẫn coi Trung Quốc là đối tác chiến lược ưu tiên hàng đầu trong mọi quan hệ với các quốc gia mà Hà Nội muốn tiến tới, chứ không đặt quan hệ bình đẳng ít ra là với 5 quốc gia trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Khi coi Trung Quốc là đối tác ưu tiên hàng đầu, CSVN tiếp tục coi Trung Quốc là chỗ dựa hay nói đúng hơn là nơi bảo hộ cho chế độ.

Trong không khí “thoát Trung” của lãnh đạo Hà Nội hiện nay, những phát biểu của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh là một cố gắng của phe thân Bắc Kinh tại Hà Nội muốn chứng tỏ lòng trung thành với Thiên triều để tiếp tục được bảo hộ.

Sở dĩ Nguyễn Chí Vịnh dám bày tỏ thuần phục Bắc Kinh vào lúc này vì ông Vịnh và phe nhóm thân Trung Quốc lợi dụng lúc lãnh đạo Hà Nội đang phải lúng túng che đậy việc “hạ bệ” Phùng Quang Thanh trước dư luận bằng cách đưa ông Thanh xuất hiện trở lại với vai diễn xuất “bình thường” hôm 27/7 vừa qua.

Nói tóm lại, không nên kỳ vọng vào chuyện “thoát Trung” của CSVN khi mà chính những sĩ quan bảo vệ bờ cõi như Nguyễn Chí Vịnh vẫn tiếp tục coi Trung Quốc là chỗ dựa an toàn.

Đó cũng là lý do vì sao trong chương trình giao lưu nghệ thuật “Khát vọng đoàn tụ” vào tối 27/5 đã “có kẻ” cho tấu khúc nhạc “Ca ngợi Tổ quốc” được xem là bài quốc ca thứ 2 của Trung Quốc ngay vào lúc Trương Tấn Sang, chủ tịch nước lên phát biểu. Họ muốn chứng tỏ phe thân Trung Cộng vẫn còn mạnh, dù Tướng Thanh bị giam lỏng.

Trung Điền
Ngày 4/8/2015

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.