Tường thuật cả nước biểu tình vì biển bị ô nhiễm nghiêm trọng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(01.05.2016)

Tại Sài Gòn:

Lực lượng công an đang kiềm tỏa những người dân xuống đường và nhà cầm quyền huy động lực lượng công an ngày càng đông hơn. Nhiều người dân đang có mặt ở hiện trường nói rằng, có dấu hiệu công an đàn áp người dân biểu tình bảo vệ môi trường. Cô Nguyễn Nữ Phương Dung đã bị công an bắt, khi giằng cô Dung bị té vào pô xe và có thể bị bỏng người.

Nguồn ảnh lấy từ Phóng viên Hội Anh Em Dân Chủ.

Tại Hà Nội:

Số lượng người dân tham dự càng ngày càng đông. Một người dân tham dự cuộc biểu tình tên là Thái Văn Đường cho biết, ước tính có khoảng 5000 người tham dự vào thời điểm lúc 10 giờ.

Tại Đà Nẵng:

Người dân Đà Nẵng xuống đường biểu tình nhưng lực lượng công an bao vây, đàn áp và đánh đập. Tuy ít người và bị đánh đập nhưng người dân Đà Nẵng cố hòa mình vào dòng người cả nước hôm nay. Em trai của Peter Lâm Bùi là Anthony Minh Bùi bị rất đông an ninh và công an kẹp cổ và đánh vào mặt.

JPEG - 14.3 kb
Em trai của Peter Lâm Bùi là Anthony Minh Bùi bị rất đông an ninh và công an kẹp cổ và đánh vào mặt.

Tại Sài Gòn:

10 giờ 10: Người dân đang tọa kháng tại đường Hàm Nghi, Quận 1. Lực lượng công an bao vây và có dấu hiệu đàn áp.

JPEG - 30.1 kb
An ninh mặc thường phục giật khẩu hiệu của người dân vào sáng 01.05.2016.

Tại Nghệ An:

Phóng viên GNsP tại Nghệ An cho biết, lực lượng công an chìm nổi đã được bố trí khắp nơi. Khu vực bãi biển Cửa Lò, Nam Cấm, ngã tư Quán Hành công an chốt chặn và kiểm tra người dân. Hiện tại đã có một số người biểu tình tại Cửa Lò và có các bạn khác đang hỗ trợ âm thầm. Nhóm bạn trẻ từ Quỳnh Lưu đang di chuyển tới Cửa Lò bị công an mặc thường phục đe dọa: “bọn mày mà bước chân ra khỏi xã tao đập chết”. Công an đã bắt một số nhà hoạt động: chị Bích Phương, anh Đức, anh Nghiễm đã bị bắt về đồn công an xã Nghi Hòa.

Tại Hà Nội:

Từ Hà Nội, cô Thảo nói với phóng viên GNsP: “Hàng trăm người dân xuống đường biểu tình, rất nhiều người mới, đó là một tín hiệu tốt. Người dân Hà Nội thật là tuyệt vời. Chúng tôi tập trung tại Nhà hát lớn Hà Nội rồi đang biểu tình quanh bờ hồ”.

Tại Sài Gòn: Đã có hơn 2000 người dân hưởng ứng tham dự cuộc biểu tình này.

Khoảng 9 giờ, người dân đã nổ ra cuộc biểu tình sau đó rất đông người dân khác hưởng ứng tham dự. Cha Phaolô Lê Xuân Lộc cho biết có khoảng hơn ngàn người dân Sài Gòn tham gia cuộc biểu tình này.

Tại Hà Nội

8 giờ 45: Mọi người bắt đầu tập trung trước cổng Nhà hát lớn Hà Nội đồng hành với bà con miền Trung.

Tại Sài Gòn:

8giờ 50: lực lượng công an đứng chốt tại ngả đường đi vào công viên 30.04 và nhà thờ Đức Bà. Cha Phaolô Lê Xuân Lộc, DCCT, Điều hành truyền thông Tin Mừng Cho người Nghèo đang có mặt tại hiện trường cho biết: “Công an đứng chốt khá đông. An ninh bám theo nhóm của tôi từ khi đi ra khỏi Nhà Dòng”.

Tại Đà Nẵng:

Một diễn biến khác tại Đà Nẵng, sáng nay, người dân đã nhìn thấy cá chết trôi lềnh bềnh trên mặt biển và họ đã mang các phương tiện cần thiết ra vớt số cá chết này.

Tại Hà Tĩnh:

Sáng nay, nhà cầm quyền huy động rất đông CSCĐ trước khu công nghiệp Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh.

JPEG - 27.3 kb

Tại Vũng Tàu:

8 giờ:00 – Tại một địa điểm khác của Vũng Tàu, một số người dân đã đồng hành xuống đường để bảo vệ môi trường. Cô Bạch Cúc, một người dân sống ở Sài Gòn tham dự cuộc biểu tình ở Vũng Tàu nói: “Nhà nước phải đứng về phía nhân dân, đừng lấp liếm sai lầm nữa. Đất nước này tang thương đã quá đủ rồi. Giết hại môi trường là giết dân và tương lai đất nước.”

Tại Quảng Bình:

Đêm qua ngày 30.04, bà con giáo dân giáo xứ Xuân Hòa thuộc xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình thức suốt đêm tọa kháng. Sáng nay, số lượng bà tham dự cuộc biểu tình một đông hơn.

Tại Sài Gòn:

Vào lúc 6 giờ sáng, cuộc biểu tình chưa diễn ra nhưng nhưng một số người đã bị lực lượng công an bắt đi như bà Phạm Thanh Nghiên, ông Huỳnh Anh Tú, bà Dương Thị Tân, ông Đỗ Đức Hợp, anh Nam Thiên và anh Tình. Họ bị bắt ngay tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn khi những người này vừa mới xuống hầm để gửi xe thì các tên an ninh hô to: “cướp, cướp, cướp…” và đã bắt những người này, đem đi đâu không rõ.

Bác sĩ Đinh Đức Long cho hay: “Sáng đi tập thể dục đã thấy hai chú an ninh rình trước cửa nhà, thấy tôi các chú mừng quýnh gọi điện báo cáo ngay. Đi một đoạn lại gặp anh cảnh sát khu vực hôm nay mặc thường phục nở nụ cười rồi gọi điện thoại. Đi tiếp nữa lại thấy một chú núp gốc cây nhìn theo tôi, rồi lại gọi điện thoại. Chà, hôm nay chắc nhiều chuyện hay lắm đây.”

Trước cửa nhà của phóng viên Huyền Trang bị 4-5 an ninh và cảnh sát khu vực đang căn chốt.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị công an canh từ ngày 29.04.

Tại Hà Nội:

Nhiều người dân Hà Nội đã phải ra khỏi nhà trước nhiều ngày để tránh bị lực lượng ngăn cản và căn chốt ngay tại nhà. Cô Thảo, sống tại Hà Nội cho biết:

“Hà Nội ngột ngạt từ chiều hôm qua (ngày 30.04), an ninh công an bủa vây khắp nơi lùng sục từ gia đình cho đến các nhà nghỉ. Chưa bao giờ tôi đi biểu tình mà phải nằm trong sân bệnh viện, trên đầu là trời lưng đặt đất như lần này, ở đây bẩn, lạnh và muỗi. Nhưng ít ra còn có mặt được với mọi người trong một hai giờ tới, những anh em khác bị 5-6 an ninh canh, cá biệt có ông Trương Dũng hơn 10 an ninh canh, anh Lê Hoàng 8 an ninh canh, nhà tôi cũng 5-6 an ninh đang chầu trực ở cửa. Đất nước tôi quá tươi đẹp phải không các bạn, cộng sản đang biến đất nước này ra cái gì vậy? Biến nhân dân thành ra người gì vậy? Bảo vệ môi trường phản đối bọn Formosa xả chất độc ra mà bị canh gác, áp chế như này. Đất nước này dân chủ thật. Dân chủ đến độ choáng váng.”

Tại Vũng Tàu:

Vào 6giờ 30: Một số người dân tại Vũng Tàu đã biểu tình tại bờ biển Vũng Tàu. Ông Hải, một người dân sống nơi đây và tham dự cuộc biểu tình nói với GNsP:

“Chúng tôi xuống đường với mong muốn chính quyền trả lại môi trường xanh – sạch – đẹp cho người dân VN. Chúng tôi có nhiệm vụ lên tiếng bảo vệ môi trường biển chính là bảo vệ môi trường sống, bảo vệ chính mạng sống của chúng tôi và bà con VN. Anh em Vũng Tàu chúng tôi luôn sát cánh với bà con ngư dân ở Miền Trung.”

Từ đầu tháng 4.2016, tình trạng ô nhiễm biển VN ngày càng trầm trọng khiến cá biển chết trắng dọc theo các bờ biển Miền Trung như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế làm cho cuộc sống mưu sinh của bà con ngư dân đã nghèo nay rơi vào tình trạng khốn đốn do mất nghiệp. Đây là một cuộc khủng hoảng môi sinh trầm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe của giống nòi dân Việt. Chính vì lẽ đó, vào sáng ngày 01.05.2016, người dân cả nước đã xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền cộng sản đã thờ ơ, vô cảm trước thảm cảnh biển bị ô nhiễm nặng và yêu cầu nhà cầm quyền cần có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ, không nhu nhược trước “giặc nội xâm và ngoại xâm”.

Pv.GNsP

Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)