Tường thuật diễn biến phiên tòa xét xử dân oan Bến Tre

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tăng Thanh Phước – CTV danlambao tại Bến Tre – Hôm nay là 1 ngày bận rộn của công an Bến Tre, nhưng từ chiều tối hôm qua thì không khí đã nóng lên ở cả thành phố xứ dừa này. Tòan bộ khu vực Hùng Vương – Nguyễn Đình Chiểu coi như không liên lạc bằng di động do bị phá sóng.

Ngay từ ngã tư Phú Khương đã thấy công an dày đặc rồi. Đường vào tòa án tỉnh Bến Tre thì coi như cấm xe lưu thông. Đi bộ cũng không được vào khu vực tòa án số 140 KP3 đường Hùng Vương, ngay tại phường 3.

Chúng tôi là dân điạ phương, bàn tán chuyện xét xử các thành viên tổ chức «phản động» một cách khá e dè. Tôi hỏi ông luật sư B. gần nhà thì ông cho hay «mấy người này không phạm tội phản động». Luật sư B. cũng nói là xét xử thì làm nghiêm ngặt như vậy nhưng mức án thì “nhẹ hều” cho mà xem. Làm gì mà phản động, khủng bố được xử nhẹ kiểu đó.

Mon men lại gần tòa án, giả bộ đi thăm một người gần đó. Công an hạch hỏi đủ điều rồi khuyên tôi ra về, để chiều tối hẵng đến thăm người quen.

JPEG - 42.6 kb
Hướng đến tòa án từ góc đường Cách Mạng Tháng 8 và Hùng Vương. (Ảnh: Blog diendanctm)

Tôi hỏi người bà con làm ở Sở Tư Pháp thì anh này cho hay: bọn phản động thì hay liên kết với nhau. Có xử kiểu gì nó cũng kháng cáo lên tòa án tối cao ở Thành Phố cho mà xem.

Chúng tôi hay tin mấy người này theo đạo Tin Lành, chạy vào nhà thờ ở phường 2 hỏi thăm thì họ bảo ở nhà thờ họ không có người làm chính trị.

Tôi chạy xe quan sát thì thấy dân oan tập trung vào công viên trung tâm hay khu thương mại gần tòa án nhưng phía công an đông hơn. Nhiều an ninh mặc thường phục đi đứng ngó nghiêng. Tôi để ý có anh an ninh kẹp một camera trong tờ báo đi tới đi lui ngay trươc khu thương mại. Mặc dù đã ngụy trang bằng tờ báo che lại nhưng mọi nguời ai cũng thấy và lắc đầu le lưỡi.

Khó khăn lắm chúng tôi mới tiếp xúc với một dân oan của huyện Mõ Cày Nam. Anh này cho hay là tòa án sẽ xử các dân oan trong 2 ngày. Họ kéo lên để theo dõi và ủng hộ những người bị tòa xét xử. Anh dân oan này cho biết là nhiều ngày qua họ bị đe dọa không nên kéo lên tòa án tỉnh biểu tình. Họ chỉ đi theo dõi nhưng không được vào gần tòa án.

Cuối cùng tôi cũng tìm được người quen là anh Tư Quốc con trai Bác Hai Xe lôi ở huyện Thạnh Phú, cũng là dân oan đi đòi đất nhiều năm nay. Anh Tư Quốc rất can đảm và không sợ sệt. Anh nói anh đang chờ tin từ tòa án ra chứ điện thoại thì không gọi được do bị phá sóng. Chờ thân nhân ra, anh Tư Quốc biết gia đình mục sư Khải ở Sài Gòn.

Lạ quá, ngay chiếc nôi của cộng sản mà cũng có “khủng bố”, “phản động” sao? Xứ dừa Bến Tre, quê hương bà Nguyễn Thị Định sao dạo này nhiều dân oan thế? Dân chúng tôi từ lâu đã nói « quê hương ĐỒNG KHỔ» chứ không tự hào gì chuyện «đồng khởi» năm xưa.Giờ thì ai cũng khổ, chỉ có cán bộ hay nhà ai có người đi vượt biên thì may ra sống sung sướng hơn chứ dân quèn như chúng tôi thì chưa hết khổ. Nông dân dưới mấy huyện bị mất đất kêu trời quá chừng.

Chúng tôi sẽ theo dõi và cho biết kết quả vụ xét xử « khủng bố phản động» này sau

Tăng Thanh Phước – Bến Tre, ngày 30.5.2011.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.