Tuyên bố ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài của các tổ chức xã hội và chính trị VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

XÉT VÌ:

1- Thông cáo báo chí của Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration – PCA), ngày 12-07-2016 nêu rõ: “Tòa Trọng tài kết luận rằng trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý nào để khẳng định nước này có quyền lịch sử đối với các tài nguyên, theo các quyền được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, ở các khu vực biển trong phạm vi Đường Lưỡi Bò”.

2- Tòa án Trọng tài Thường trực cũng khẳng định rằng các thực thể nổi (khi thủy triều lên) ở quần đảo Trường Sa chỉ là những “bãi đá”, do đó không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) hay thềm lục địa, đồng thời kết luận rằng Bắc Kinh khi xây dựng 7 thực thể ấy đã gây nên “một tác hại khó hàn gắn được” đối với môi trường Biển Đông.

3- Ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã tuyên bố rằng Việt Nam hoan nghênh phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực, và xác nhận Chính phủ Việt Nam sẽ có tuyên bố chính thức về nội dung phán quyết này, đồng thời nhắc lại chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam.

4- Phản ứng trước Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12-07-2016, nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục luận điệu: “Các đảo trên Nam Hải của Trung Quốc bao gồm Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa và Quần đảo Nam Sa. Nhân dân Trung Quốc đã có hơn 2000 năm lịch sử hoạt động tại Nam Hải. Trung Quốc là nước phát hiện, đặt tên và khai thác tận dụng sớm nhất các đảo trên Nam Hải và vùng biển liên quan, thi hành chủ quyền và quyền quản lý sớm nhất, liên tục, hoà bình và hiệu quả đối với các đảo trên Nam Hải và vùng biển liên quan, đã xác lập chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi liên quan tại Nam Hải.”

5- Ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũngngoan cố chống chế, rằng: “Từ cổ chí kim, các đảo ở Nam Hải đều là lãnh thổ Trung Quốc. Trong bất cứ tình hình nào, chủ quyền lãnh thổ và các quyền, lợi ích hàng hải của Trung Quốc trên Nam Hải đều không chịu ảnh hưởng từ phán quyết của PCA.”

6- Trong khi đó, Hội đồng Châu Âu, Hoa Kỳ, Úc Châu, Nhật Bản… đều ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc Tế, coi đó là phán quyết chung cuộc, mang tính ràng buộc về pháp lý, đòi hỏi tất cả các nước liên hệ phải tuân thủ, đồng thời giúp bảo vệ trật tự thế giới.

TUYÊN BỐ:

CHÚNG TÔI, những tổ chức xã hội dân sự và chính trị trong lẫn ngoài nước, ký tên dưới đây tuyên bố:

1- Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12-07-2016 hoàn toàn có hiệu lực pháp lý ràng buộc đối với Trung Quốc và các bên liên quan theo luật pháp quốc tế; do đó, yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh phải tuân thủ phán quyết này và qua đó chứng tỏ mình là một quốc gia văn minh và có trách nhiệm giữa cộng đồng quốc tế.

2- Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12-07-2016 đã tạo một nền tảng pháp lý vững chắc và tiền lệ thuận lợi cho các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm Việt Nam, đưa các tranh chấp đó ra trước cơ quan phân xử quốc tế theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

3- Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực ngày 12-07-2016 mặc nhiên tái khẳng định việc quốc tế hóa các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là một xu hướng chung cần thiết tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương; do đó mọi ý định và áp lực đàm phán song phương và riêng lẻ giữa Trung Quốc và Việt Nam cần phải chấm dứt ngay lập tức.

4- Mạnh mẽ yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam nhanh chóng tiếp bước Philippines khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, can đảm vượt qua mặc cảm “anh em 4 tốt” mà thực chất lâu nay chỉ là mối nhục bắt dân tộc nuốt vào, sử dụng vụ kiện pháp lý như một công cụ hòa bình giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Mặt khác yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tích cực bảo vệ ngư dân đánh cá ở Biển Đông trong lãnh hải quốc gia và vùng đặc quyền kinh tế nước Việt, đồng thời sớm khôi phục môi trường biển ở miền Trung để các ngư dân tại đó tiếp tục nghề biển của mình, ngõ hầu trở nên những cột mốc di động cho chủ quyền biển của Đất nước.

5- Cực lực bác bỏ mọi luận điệu lố bịch, ngang ngược và bế tắc của nhà cầm quyền Trung Quốc, bởi chúng vừa xuyên tạc sự thật lịch sử, vừa chà đạp luật pháp quốc tế, đồng thời mang nặng lối hăm dọa của một nước lớn hành xử một cách bá quyền và vô trách nhiệm. Điều đó cho thấy dã tâm của Bắc Kinh là tiếp tục mưu đồ chiếm trọn Biển Đông và qua đó thôn tính toàn thể nước Việt.

6- Chân thành cảm ơn nhân dân và chính phủ Philippines đã can đảm và kiên trì khởi kiện, để giành kết quả cho cả Đông Nam Á cùng thụ hưởng. Đây là một gương sáng đáng cho Việt Nam phải noi theo!

7- Tha thiết kêu gọi các nước liên quan tôn trọng và thực thi phán quyết của Toà; đồng thời kêu gọi nhân dân thế giới và các chính phủ dùng mọi áp lực cần thiết để làm cho các phán quyết của Tòa được các nước liên quan thi hành nghiêm chỉnh.

Ngày 15 tháng 7 năm 2016

Các tổ chức xã hội dân sự trong nước đồng ký tên
1- Ban Đại Diện Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài chơn truyền: Đại diện: CTS Hứa Phi, CTS Nguyễn Kim Lân, CTS Nguyễn Bạch Phụng.
2- Ban Vận động Văn đoàn Độc lập. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc
3- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm.
4- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
5- Giáo hội Liên hữu Lutheran VN-HK. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa
6- Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần tuý. Đại diện: Các ông Lê Quang Hiển, Lê Văn Sóc.
7- Hội bảo vệ Quyền tự do Tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân
8- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
8- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế, Lm Phan Văn Lợi.
9- Hội Người Dân Đòi Quyền Sống. Đại diện: Bà Hồ Thị Bích Khương
10- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải.
11- Mạng lưới Các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ.
12- Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ
13- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải.
14- Phong trào Liên đới Dân oan Việt Nam. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh
15- Sài Gòn Báo. Đại diện: Linh mục Lê Ngọc Thanh
16- Tăng đoàn Giáo hội PGVNTN. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh, Thượng tọa Thích Đức Minh.
17- Tin Mừng cho Người Nghèo. Đại diện: Linh mục Lê Xuân Lộc

Một số tổ chức xã hội và chính trị khác

1- Đảng Việt Tân. Đại diện: Ông Hoàng Tứ Duy.
2- Hội Pháp-Việt Tương trợ (AFVE). Đại diện: Ông Bùi Xuân Quang
3- Hội đồng Liên kết Đấu tranh Dân chủ Nhân quyền cho Việt Nam. Đại diện: Ông Trần Ngọc Bính.
4- Lực lượng Quốc dân Dựng cờ Dân chủ. Đại diện: Ông Trần Quốc Huy
5- Tập hợp Vì Nền Dân chủ. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân
6- Trung Tâm Việt Nam Hannover (CHLB Đức). Đại diện: Lê Nam Sơn
7- Ủy ban Nhân quyền Helsinki Vietnam. Đại diện: Ông Tran Tu Thanh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.