Tuyên cáo của Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 9 tháng 6 năm 2014

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trên danh nghĩa là một nhà nước của Liên Minh Công Nông song trong thực tế đã phản bội quyền lợi của hai khối dân đông nhất này trong cộng đồng dân tộc. Bằng chứng là hàng triệu dân oan lây lất trên toàn quốc và người lao động Việt Nam chưa bao giờ bị bóc lột như ở qui mô hiện tại, phơi bầy ra một sự cách biệt giàu nghèo chưa từng có trong lịch sử Việt Nam.

Bởi Tổng Liên Đoàn Lao Động VN, cũng trên danh nghĩa là đại diện trực tiếp cho quyền lợi của người lao động, nhưng vì là một tổ chức ngoại vi tức công cụ của Đảng CSVN nên không thể bảo vệ nổi những lợi ích của giai cấp công nhân Việt-nam nên

1. Từ ngày 20.10.2006, Công Đoàn Độc Lập Việt Nam đã ra đời.

2. Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam cũng đã thành hình ngày 30.12.2006 tại Việt Nam.

3. Phong Trào Lao Động Việt cũng đã được lập ra ngày 29.10.2008 tại Việt Nam.

Mặc dầu bị đàn áp, tù đầy (như trường hợp Luật sư Lê Thị Công Nhân của Công Đoàn Độc Lập VN, toàn ban lãnh đạo của Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông VN, và ba người chủ chốt trong Phong Trào Lao Động Việt – Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh), ba tổ chức trên đã kết hợp với Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, được thành lập ngày 29.10.2006, tại Ba Lan, để thành Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do, viết tắt là Lao Động Việt (LĐV), tại Đại Hội lần thứ 1 được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, ngày 17.1.2014.

Việc thành lập và hoạt động của các tổ chức nói trên là căn cứ vào những điều khoản như Điều 53 và Điều 69 của Hiến Pháp 1992 nước CHXHCN Việt Nam cũng như Điều 25 và Điều 28, Chương 2, của Hiến Pháp 2013 của nước CHXHCN Việt Nam, những văn bản có tính cách pháp lý cao nhất của quốc gia. Đó cũng là thuận với các Quy Ước Quốc Tế số 87 (ngày 9.7.1948 về Tự do Nghiệp đoàn và bảo vệ quyền hoạt động nghiệp đoàn) và 98 (ngày 1.7.1949 về quyền tổ chức và cộng đồng thương thảo) của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (International Labor Organization).

Quá trình thành lập Lao Động Việt trong 8 năm qua cũng là nằm trong xu hướng dân chủ hóa đất nước và là một đòi hỏi không thể bỏ qua của phong trào lao động thế giới (ITUC, AFL-CIO…) trong tiến trình Việt Nam đang tìm cách tham gia vào Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP).

Hôm nay, ngày 9.6.2014, Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do quyết định ra thông cáo này để công khai hóa sự hiện diện của Lao Động Việt (LĐV) trong cộng đồng các xã hội dân sự hiện có mặt ở Việt Nam, nhằm bảo vệ những quyền lợi chính đáng của người lao động VN – những quyền lợi mà hiện không có ai bảo vệ.

Nhân dịp này, Lao Động Việt đòi hỏi nhà cầm quyền VN phải tức khắc trả tự do cho các nhà tranh đấu cho quyền lao động ở VN, đặc biệt 3-H, tức các anh Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và cô Đỗ Thị Minh Hạnh – mà giờ đây đã được nhiều tổ chức nhân quyền trên thế giới (Amnesty International, Freedom Now, Defending the Defenders…) và Quốc hội Mỹ lên tiếng bảo vệ.

Đại diện LAO ĐỘNG VIỆT:
Trần Ngọc Thành, Chủ tịch
Lê Thị Công Nhân, Phó Chủ tịch
Phát ngôn nhân: >b>Đoàn Huy
E-mail: congnhanbinhduong05@gmail.com

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…