Tuyên Ngôn 8406 Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam, 8-4-2006

Kính gửi Đồng bào Việt Nam ở trong và ngoài Nước,

Chúng tôi, ký tên dưới đây, đại diện cho hàng trăm nhà đấu tranh Dân chủ ở quốc nội và tất cả mọi người Dân nào đang khao khát một nền Dân chủ chân chính cho Quê hương Việt Nam hôm nay, đồng thanh lên tiếng:

I. Thực trạng của Việt Nam

1- Trong cuộc Cách mạng tháng 8-1945, sự lựa chọn của toàn Dân tộc ta là Độc lập Dân tộc, chứ không phải là chủ nghĩa xã hội. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2-9-1945 chẳng nhắc đến một từ nào về chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản cả. Hai nguyên nhân chính làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng ấy là Khát vọng Độc lập Dân tộcKhoảng trống quyền lực lúc bấy giờ ở Việt Nam (quân Nhật đã đầu hàng phe Đồng minh ngày 15-8-1945 và thực dân Pháp đã bị quân Nhật đảo chính cướp quyền từ ngày 9-3-1945).

Rõ ràng mục tiêu của cuộc cách mạng ấy đã bị đảng Cộng sản Việt Nam đánh tráo. Và dĩ nhiên, Quyền Dân tộc tự quyết cũng hoàn toàn bị thủ tiêu. Đã có ít nhất 2 cơ hội lịch sử rất thuận lợi là năm 1954 ở miền Bắc và năm 1975 trên cả nước, để Dân tộc khẳng định Quyền tự quyết của mình. Nhưng tất cả đều đã bị đảng Cộng sản Việt Nam tráo trở không thực hiện. Vì một khi nền chuyên chính vô sản đã được thiết lập, thì theo Lênin, chức năng đầu tiên của nó chính là: bạo lực và khủng bố trấn áp!

2- Tiếp đến, ngày 2-9-1945 tại Hà Nội, ông Hồ Chí Minh, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã trịnh trọng tuyên bố với Dân tộc và với Thế giới rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo Hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Lời nói bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập nǎm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là : mọi Dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp nǎm 1791 cũng nói : “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi ; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được…”. (trích Tuyên Ngôn Độc Lập 2-9-1945). Thế nhưng, tất cả những quyền thiêng liêng ấy của dân tộc đều bị chà đạp thô bạo ngay sau đó, khi mà chính quyền cộng sản được dựng lên.

3- Đến tháng 2-1951 Tuyên ngôn của đảng Lao động Việt Nam (nay là đảng Cộng sản Việt Nam) kỳ đại hội lần thứ 2, đã viết: “Chủ nghĩa của Đảng là chủ nghĩa Mác–Lênin”. Và trong Điều Lệ, phần Mục Đích và Tôn Chỉ còn khẳng định rõ ràng hơn : “Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Ǎngghen – Lênin – Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông, kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng…”.

Kể từ đó, nhất là ở miền Bắc sau năm 1954, rồi cả nước sau ngày 30-4-1975 thì bóng ma của chủ nghĩa cộng sản đã luôn đè ám lên đầu, lên cổ toàn Dân Việt Nam. Chính cái bóng ma ấy chứ không phải là cái gì khác đã triệt tiêu hầu hết những quyền con người của Nhân dân Việt Nam. Và hôm nay, nó vẫn đang tạm đô hộ, chiếm đóng lên cả 2 mặt tinh thần và thể chất của toàn Dân tộc Việt Nam.

II. Qui luật phổ biến toàn cầu

1- Lịch sử đã minh định rằng mọi quyền tự do, dân chủ ở bất cứ một chế độ độc đảng toàn trị nào, dù cộng sản hay không cộng sản, cũng đều bị chà đạp không thương tiếc, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Bất hạnh thay là cho đến nay, Dân tộc Việt Nam vẫn thuộc về một trong số ít các Quốc gia trên thế giới còn bị cai trị bởi chế độ độc đảng toàn trị cộng sản. Điều này thể hiện cụ thể tại Điều 4 của Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện hành, rằng : “Đảng cộng sản Việt Nam… theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.” Chính vì điều này mà các quyền tự do, dân chủ của Nhân dân đã hoàn toàn bị triệt tiêu, may ra chỉ còn vài mẩu vụn mà thôi!

2- Chính hệ thống quyền lực không hề chấp nhận cạnh tranh và không hề chấp nhận bị thay thế này đã thúc đẩy mạnh mẽ đà thoái hoá, biến chất của toàn bộ hệ thống ấy. Vì chẳng có qui luật và nguyên tắc cạnh tranh công bằng nào trên chính trường, nên sau những kỳ bầu cử thì toàn Dân không thể chọn được những con người và những lực lượng chính trị xứng đáng nhất. Bộ máy lãnh đạo, quản lý và điều hành do vậy ngày càng hư hỏng, rệu rã từ trung ương xuống cơ sở địa phương. Hậu quả là Việt Nam hôm nay trở thành Quốc gia bị tụt hậu quá xa so với các Nước trong khu vực và thế giới. Quốc nhục này và các quốc nạn khác khó bề tẩy xóa. Vấn đề của mọi vấn đề, nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính vì đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo Đất nước ! Thực tiễn đã xác minh rằng bất kỳ Nước nào đã bị rơi vào quỹ đạo của chủ nghĩa cộng sản thì đều điêu tàn thê thảm cả. Liên Xô, cái nôi cộng sản, cùng với các Nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu khác, đã dũng cảm vượt qua chính mình để quay lại tìm đường đi đúng cho Dân tộc họ.

3- Chúng ta đều hiểu rằng : không ai có thể sửa được lịch sử, nhưng có thể bẻ chiều lịch sử. Và điều quan trọng hơn là qua những bài học của lịch sử, định hướng tốt cho tương lai. Con đường hôm qua của Dân tộc ta đã bị những người Cộng sản Việt Nam chọn một cách vội vàng, thiếu chín chắn và áp đặt cho cả Dân tộc một cách khiên cưỡng. Con đường ấy thực tế đã chứng minh là hoàn toàn sai lạc. Vì vậy Dân tộc ta hôm nay phải chọn lại con đường cho mình. Và chắc chắn cả Dân tộc cùng chọn sẽ tốt hơn một người hay một nhóm người nào đó. Đảng cộng sản Việt Nam cũng chỉ là một bộ phận của Dân tộc, nên không thể mạo danh Dân tộc để chọn thay ! Trước Dân tộc và lịch sử suốt hơn nửa thế kỷ qua (1954–2006), Đảng cầm quyền ấy đã tiếm danh chứ không chính danh chút nào! Bởi lẽ các cuộc bầu cử thực sự tự do hoàn toàn vắng bóng ở Việt Nam.

Từ thực trạng và qui luật trên đây, với ý thức trách nhiệm của Công dân trước vận mệnh Đất nước, chúng tôi xin được phép giãi bày cùng toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài Nước :

III. Mục tiêu, phương pháp và ý nghĩa cuộc đấu tranh

1- Mục tiêu cao nhất trong cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ cho Dân tộc hôm nay là làm cho thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay phải bị thay thế triệt để, chứ không phải được “đổi mới” từng phần hay điều chỉnh vặt vãnh như đang xảy ra. Cụ thể là phải chuyển từ thể chế chính trị nhất nguyên, độc đảng, không có cạnh tranh trên chính trường hiện nay, sang thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh, phù hợp với những đòi hỏi chính đáng của Đất nước, trong đó hệ thống tam quyền Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp phải được phân lập rõ ràng, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và trải nghiệm của Nhân loại qua những nền dân chủ đắt giá và đầy thành tựu.

Mục tiêu cụ thể là thiết lập lại các quyền cơ bản của toàn Dân sau đây:

- Quyền Tự do Thông tin Ngôn luận theo Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc được biểu quyết ngày 16.12.1966, Việt Nam xin tham gia ngày 24-9-1982, điều 19,2 : “Mọi người có quyền tự do ngôn luận, quyền nầy bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức truyền miệng, bằng bản viết, bản in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật hoặc thông qua bất cứ phương tiện truyền thông đại chúng khác tuỳ theo sự lựa chọn của mình”. Nghĩa là các đảng phái, tổ chức, cá nhân có quyền thông tin ngôn luận qua báo chí, phát thanh, truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác mà không cần đợi phép của nhà cầm quyền.

- Quyền Tự do hội họp, lập hội, lập đảng, bầu cử và ứng cử theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 21: “Mọi Công dân… đều có quyền và cơ hội để (a) tham gia vào việc điều hành các công việc xã hội một cách trực tiếp hoặc thông qua những đại diện được họ tự do lựa chọn”; (b) bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình”. Nghĩa là các đảng phái thuộc mọi khuynh hướng cùng nhau cạnh tranh lành mạnh trong một nền dân chủ đa nguyên, đa đảng chân chính.

- Quyền Tự do hoạt động Công đoàn độc lập và Quyền Đình công chính đáng theo Công ước Quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, được Liên Hiệp Quốc biểu quyết ngày 16-12-1966, điều 7 và 8: “Các Quốc gia thành viên của Công ước công nhận quyền của mọi người được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi…, quyền của mọi người được thành lập và gia nhập Công đoàn mà mình lựa chọn, chỉ phải tuân theo quy chế của Tổ chức đó để thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích kinh tế và xã hội của mình… (với) quyền đình công…”. Các công đoàn này phải là những tổ chức duy nhất hoạt động độc lập, không có những loại Công đoàn tay sai của nhà cầm quyền.

- Quyền Tự do Tôn giáo theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, điều 18: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền tự do này bao gồm tự do có hoặc theo một Tôn giáo hoặc Tín ngưỡng do mình lựa chọn, tự do bày tỏ Tín ngưỡng hoặc Tôn giáo một mình hoặc trong tập thể với nhiều người khác, một cách công khai hoặc thầm kín dưới hình thức thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền đạo”. Các Tôn giáo này phải hoạt động độc lập, chứ không thể bị biến thành công cụ cho nhà cầm quyền.

2- Phương pháp của cuộc đấu tranh này là hòa bình, bất bạo động. Và chính Dân tộc Việt Nam chủ động thực hiện cuộc đấu tranh này. Tuy nhiên, chúng ta rất cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình và ngày càng hiệu quả của tất cả những bạn bè trên thế giới. Thông qua những phương tiện thông tin hiện đại và qua sự giao lưu quốc tế ngày càng rộng mở, chúng ta sẽ tìm mọi cách giúp Đồng bào kiện toàn nhận thức. Và một khi Nhân dân đã có nhận thức đúng và rõ thì nhất định sẽ biết hành động thích hợp và hiệu quả.

3- Ý nghĩa của cuộc đấu tranh này là làm cho chính nghĩa thắng phi nghĩa, tiến bộ thắng lạc hậu, các lực lượng dân tộc đang vận dụng đúng quy luật của cuộc sống và xu thế của thời đại thắng những tà lực đang tìm cách đi ngược lại những xu thế và quy luật ấy. Đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn đồng hành cùng Dân tộc hay không là tùy ở mức độ đảng ấy có khách quan, công bằng, sáng suốt và khiêm tốn chấp nhận các nguyên tắc bình đẳng của cuộc cạnh tranh lành mạnh hay không, chỉ có thể chế chính trị độc đảng ấy là dứt khoát phải bị chốn táng vĩnh viễn vào quá khứ. Từ đó, Dân tộc sẽ tìm được những con người tốt nhất, những lực lượng chính trị giỏi nhất sau mỗi kỳ bầu cử để lãnh đạo Đất nước. Nguyên tắc “lẽ phải toàn thắng” sẽ được thiết lập và cuộc sống cá nhân sẽ trở nên tốt hơn, xã hội sẽ trở nên nhân bản hơn và Đồng bào sẽ sống với nhau thân thiện hơn.

Chúng tôi mong ước Tuyên ngôn này thúc đẩy được sự đóng góp tích cực của Đồng bào trong ngoài Nước và sự ủng hộ của Bạn bè Quốc tế. Chúng tôi chân thành cảm ơn và kêu gọi các Cơ quan Liên Hiệp Quốc, các Quốc hội, Chính phủ, Tổ chức Quốc tế và Bạn bè trên toàn thế giới tiếp tục ủng hộ cách nhiệt tình và hiệu quả cho cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa này, góp phần đưa Tổ quốc Việt Nam sớm sánh vai cùng các Nước văn minh, đạo đức, thịnh vượng, tự do trong cộng đồng Nhân loại hôm nay.

Đồng tuyên bố tại Việt Nam ngày 08 tháng 4 năm 2006

1. Bs Nguyễn Xuân An, Huế
2. Gv Đặng Hoài Anh, Huế
3. Gv Đặng Văn Anh, Huế
4. Bs. Lê Hoài Anh, Nha Trang
5. Gs Nguyễn Kim Anh, Huế
6. Gs Nguyễn Ngọc Anh, Đà Nẵng
7. Nv Trịnh Cảnh, Vũng Tàu
8. Lm F.X. Lê Văn Cao, Huế
9. Gv Lê Cẩn, Huế
10. Lm Giuse Hoàng Cẩn, Huế
11. Gv Trần Thị Minh Cầm, Huế
12. Lm Giuse Nguyễn Văn Chánh, Huế
13.Gv Nguyễn Thị Linh Chi, Cần Thơ
14. Gs Hoàng Minh Chính, Hà Nội
15.Gv Nguyễn Viết Cử, Quảng Ngãi
16. Ths Đặng Quốc Cường, Huế
17. Nv Nguyễn Đắc Cường, Phan Thiết
18. Dn Hồ Ngọc Diệp, Đà Nẵng
19. Gv Trần Doãn, Quảng Ngãi
20. Lê Thị Phú Dung, Sài Gòn
21. Gv Hồ Anh Dũng, Huế
22. Gs Trương Quang Dũng, Huế
23. Bs Hà Xuân Dương, Huế
24. Cựu Đại tá Phạm Quế Dương, Hà Nội
25. Ls Nguyễn Văn Đài, Hà Nội
26. Kt Trần Văn Đón, Phan Thiết
27. Bs Hồ Đông, Vĩnh Long
28. Lm Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Huế
29. Dn Trần Văn Ha, Đà Nẵng
30. Gv Lê Thị Bích Hà, Cần Thơ
31. Bs Lê Thị Ngân Hà, Huế
32. Gv Lê Nguyễn Xuân Hà, Huế
33. Vũ Thuý Hà, Hà Nội
34. Ks Đỗ Nam Hải, Sài Gòn
35. Gv Trần Thạch Hải, Hải Phòng
36. Kt Trần Việt Hải, Vũng Tàu
37. Ks Đoàn Thị Diệu Hạnh, Vũng Tàu
38. Dn Nguyễn Thị Hạnh, Đà Nẵng
39. Gv Phan Thị Minh Hạnh, Huế
40. Gs Đặng Minh Hảo, Huế
41. Nv Trần Hảo, Vũng Tàu
42. Nv Trần Mạnh Hảo, Sài Gòn
43. Gv Lê Lệ Hằng, Huế
44. Lm Giuse Nguyễn Đức Hiểu, Bắc Ninh
45. Yt Chế Minh Hoàng, Nha Trang
46. Gv Văn Đình Hoàng, Huế
47. Gv Lê Thu Minh Hùng, Sài Gòn
48. Gs Nguyễn Minh Hùng, Huế
49. Lm Gk Nguyễn Văn Hùng, Huế
50. Gv Phan Ngọc Huy, Huế
51. Gv Lê Thị Thanh Huyền, Huế
52. Gv Đỗ Thị Minh Hương, Huế
53. Ths Mai Thu Hương, Hải Phòng
54. Yt Trần Thu Hương, Đà Nẵng
55. PTs Nguyễn Ngọc Kế, Huế
56. Gs Nguyễn Chính Kết, Sài Gòn
57. Ths Nguyễn Quốc Khánh, Huế
58. Gv Nguyễn Đăng Khoa, Huế
59. Gs Trần Khuê, Sài Gòn
60. Cựu Thiếu tá Vũ Kính, Hà Nội
61. Nv Bùi Lăng, Phan Thiết
62. Gv Tôn Thất Hoàng Lân, Sài Gòn
63. Hội trưởng PGHHTT Lê Quang Liêm, Sài Gòn
64. Bs Vũ Thị Hoa Linh, Sài Gòn
65. Lm G.B. Nguyễn Cao Lộc, Huế
66. Lm Phêrô Phan Văn Lợi, Huế
67. Gv Ma Văn Lựu, Hải Phòng
68. Gv Nguyễn Văn Lý, Hải Phòng
69. Lm Tađêô Nguyễn Văn Lý, Huế
70. Gv Cái Thị Mai, Hải Phòng
71. Gv Cao Thị Xuân Mai, Huế
72. Gv Nguyễn Văn Mai, Sài Gòn
73. Nv Hà Văn Mầu, Cần Thơ
74. Gv Phan Văn Mậu, Huế
75. Nv Lê Thị Thu Minh, Cần Thơ
76. Gv Ma Văn Minh, Huế
77. Gv Nguyễn Anh Minh, Sài Gòn
78. Bs Huyền Tôn Nữ Phương Nhiên, Đà Nẵng
79. Bùi Kim Ngân, Hà Nội
80. Ths Đặng Hoài Ngân, Huế
81. Lm G.B. Lê Văn Nghiêm, Huế
82. Gv Lê Hồng Phúc, Hải Phòng
83. Lm Đa Minh Phan Phước, Huế
84. Ks Võ Lâm Phước, Sài Gòn
85. Lm Giuse Cái Hồng Phượng, Huế
86. Ms Nguyễn Hồng Quang, Sài Gòn
87. Ks Tạ Minh Quân, Cần Thơ
88. Lm Augustinô Hồ Văn Quý, Huế
89. Lm Giuse Trần Văn Quý, Huế
90. Bs Võ Văn Quyền, Vĩnh Long
91. Bs. Trần Thị Sen, Nha Trang
92. Cư sĩ PGHHTT Lê Văn Sóc, Vĩnh Long
93. Ks Hoàng Sơn, Hải Phòng
94. Lm Phaolô Ngô Thanh Sơn, Huế
95. Gs Nguyễn Anh Tài, Đà Nẵng
96. Ks Đỗ Hồng Tâm, Hải Phòng
97. Bs. Tạ Minh Tâm, Cần Thơ
98. Gs Nguyễn Thành Tâm, Huế
99. Ms Phạm Ngọc Thạch, Sài Gòn
100. Gv Nguyễn Bình Thành, Huế
101. Gv Văn Bá Thành, Huế
102. Cư sĩ PGHHTT Nguyễn Văn Thơ, Đồng Tháp
103. Ths Trần Mạnh Thu, Hải Phòng
104. Gs Ts Trần Hồng Thư, Sài Gòn
105. Nhà văn Hoàng Tiến, Hà Nội
106. Cựu Sĩ quan Trần Dũng Tiến, Hà Nội
107. Lm Têphanô Chân Tín, Sài Gòn
108. Gv Nguyễn Khắc Toàn, Hà Nội
109. Nv Tôn Nữ Minh Trang, Phan Thiết
100. Gv Chế Thị Hồng Trinh, Huế
111. Bs Nguyễn Anh Tú, Đà Nẵng
112. Bs Đoàn Minh Tuấn, Sài Gòn
113. Gv Lê Trí Tuệ, Hải Phòng
114. Yt Trần Thị Hoài Vân, Nha Trang
115. Gv Ngô Thị Tường Vi, Quảng Ngãi
116. Gv Nguyễn Lê Xuân Vinh, Cần Thơ
117. Ths Hồ Ngọc Vĩnh, Đà Nẵng
118. Ks Lâm Đình Vĩnh, Sài Gòn

(tính đến 08-04-06)

119. Dn Cái Viết Bản, Sài Gòn
120. Ks Phạm Doãn, Sài Gòn
121. Nv Lê Tấn Dũng, Sóc Trăng
122. Cd Hoàng Thị Anh Đào, Huế
123. Gv Hồ Đông, Vinh
124. Ks Hoàng Minh Hà, Hải Phòng
125. Gv Hoàng Nhân Hà, Huế
126. Gs Lê Hữu Hà, Hải Phòng
127. Cd Trần Mai Hoa, Huế
128. Ks Trần Hoàn, Vinh
129. Gv Nguyễn Thị Bích Hồng, Vinh
130. Bs Lê Hùng, Hà Nội
131. Dn Ma Thanh Hùng, Vinh
132. Cd Trần Hùng, Huế
133. Gv Trần Đình Hùng, Sóc Trăng
134. Dn Trần Văn Hùng, Huế
135. Ks Đặng Văn Hưng, Kiên Giang
136. Dn Đỗ Trần Kỳ, Hải Phòng
137. Cư sĩ PGHHTT Nguyễn Thị Ngọc Lan, Cần Thơ
138. Dn Đỗ Lành, Sài Gòn
139. Nv Hồ Liêm, Hà Nội
140. Gv Bùi Quang Linh, Sài Gòn
141. Gv Nguyễn Mỹ Linh, Hà Nội
142. Cn Hồ Thị Hồng Loan, Sài Gòn
143. Dn Nguyễn Thị Minh Loan, Huế
144. Dn Trần Thị Bích Loan, Hải Phòng
145. Cd Nguyễn Thanh Long, Huế
146. Ms HTTL Trần Long, Sài Gòn
147. Gv Nguyễn Văn Lý II, Hải Phòng
148. Ms HTTL Trần Mai, Sài Gòn
149. Gs Nguyễn Bình Minh, Hà Nội
150. Bs Lê Thị Thanh Nga, Sài Gòn
151. Gv Hoàng Trọng Sĩ, Đồng Nai
152. Cd Trần Sĩ, Huế
153. Dn Lê Thanh Sô, Hà Nội
154. Nv Ma Văn Thanh, Kiên Giang
155. Gv Trần Thị Minh Thi, Huế
156. Cd Lê Thị Thanh Thuý, Huế
157. Gv Lê Thị Thanh Thuý II, Huế
158. Cd Lê Phương Thy, Huế
159. Dn Hà Vũ Tránh, Kiên Giang
160. Nv Hoàng Trong, Hải Phòng
161. Lm P. Tống Thanh Trọng, Huế
162. Bs Đoàn Thanh Tùng, Sài Gòn
163. Ks Đỗ Thành Vinh, Hải Phòng
164. Nv Lại Văn Xê, Hà Nội
165. Bs Nguyễn Thị Yến, Vinh
166. Gv Nguyễn Thị Yến, Huế

(tính đến 27-4-2006)

167. Giáo sĩ HTTL Cao Trần Văn Tuấn Anh, Sài Gòn
168. Nv Lê Viết Ánh, Đà Nẵng
169. Cd Nguyễn Ấn, Đồng Nai
170. Cd Nguyễn Văn Bê, Đồng Nai
171. Ms Nguyễn Công Chính, Tây Nguyên
172. Dn Lê Ngọc Dũng, Đồng Nai
173. Dn Nguyễn Ngọc Dũng, Đồng Nai
174. Dn Tôn Thất Điềm, Đà Nẵng
175. Dn Nguyễn Thị Điểm, Đà Nẵng
176. Ks Trần Hữu Giảng, Đà Nẵng
177. Gv Nguyễn Văn Hai, Đồng Nai
178. Gv Lê Thị Diệu Hoa, Đà Nẵng
179. Dn Trần Thị Hoa, Kiên Giang
180. Nv Lê Thị Hằng, Đà Nẵng
181. Nv Ngô Lan Hằng, Đà Nẵng
182. Gv Nguyễn Xuân Bích Hằng, Đà Nẵng
183. Cựu SQ VNCH Lê Văn Hoàng, Quảng Ngãi
184. Cd Trần Thị Hồng, Tây Nguyên
185. Gv Trương Quang Huy, Đà Nẵng
186. Nv Đoàn Lân, Sóc Trăng
187. Gv. Khổng Thị Mai Liên, Sài Gòn
188. Cd Nguyễn Quang Long, Đà Nẵng
189. Gv Nguyễn Thị Lý, Sài Gòn
190. Nv Nguyễn Thị Kim Khánh, Kiên Giang
191. Gv Lê Thị Phương Mai, Sài Gòn
192. GV Phạm Mến, Đồng Nai
193. Bs Bùi Tấn Minh, Đà Nẵng
194. Ks Trần Văn Nam, Sài Gòn
195. Dn Tô Văn Nết, Sài Gòn
196. Cd Lê Thanh Ngà, Đồng Nai
197. Dn Đình Văn Nhân, Kiên Giang
198. Dn Vũ Văn Nhân, Sóc Trăng
199. Cd Trần Hai Phú, Đồng Nai
200. Cd Trần Anh Quốc, Lâm Đồng
201. Cư sĩ PGHHTT Trần Nguyên Quỡn, An Giang
202. Dn Dương Quỳnh, Sài Gòn
203. Dn Hoàng Trọng Quyết, Sài Gòn
204. Cd Văn Sáu, Bình Phước
205. Gv Tôn Nữ Thanh Tâm, Sóc Trăng
206. Cd Mai Duy Tân, Đồng Nai
207. Cd Bùi Nguyễn Đan Thanh, Sài Gòn
208. Bs Hoàng Phi Thanh, Sài Gòn
209. Bs Nguyễn Thị Kim Thanh, Sài Gòn
210. Cn Nguyễn Thị Thắm, Nghệ An
211. Ks Huỳnh Ngọc Thiện, Sóc Trăng
212. Bs Lê Văn Thy, Đà Nẵng
213. Bs Lê Văn Tiệp, Sài Gòn
214. Dn Nguyễn Đăng Tín, Đồng Nai
215. Bs Võ Toàn, Kiên Giang
216. Gv Lê Thi Minh Trang, Huế
217. Cư sĩ PGHHTT Dương Thị Tròn, Đồng Tháp
218. Ks Lê Vũ Tùng , Hà Nội
219. Nv Cao Khoa Vinh, Đà Nẵng
220. Kt Nguyễn Duy Vũ, Đà Nẵng

(tính đến 01-5-2006)

Những Nhà Đấu tranh Dân chủ Hải ngoại ghi tên tham gia:

1. Chiến sĩ DC Việt Sĩ – San Jose, USA
2. Trần Việt Yên, USA
3. Lm Nguyên Thanh, USA
4. Trần Đan Tâm, nhà giáo, London
5. Giang Nguyễn, kỹ sư, London
6. Mai Nguyễn, giáo viên, London
7. Nguyễn Mai Giang Vân, kỹ sư, London
8. Mai Thị Vân, y tá, London
9. Ngọc Trần, sinh viên, TP London
10. Quốc Trần, Oxford, London
11. Trần Nam, kỹ sư, Washington, USA
12. Nguyễn Thị Khương, bác sĩ, Paris
13. Peter Tôn Thất, tiến sĩ, London
14. Trần Văn Đơn, công nhân, Manchester
15. Đỗ Sung, hưu trí, Leicester, London
16. Cường Phạm, MSc. London
17. Nguyễn Phượng, giáo sư, London
18. Phạm Luy, thương gia, London
19. Nguyễn Văn Phương, công nhân, London
20. Lê Thanh Lập, hưu trí, London
21. Nguyễn Văn Tân, tiểu thương, London
22. Trang Thế Khương (Trà Bồng), Australia
23. Lm Đinh Xuân Long, USA
24. Lm G. Đinh Xuân Minh, Mainz, Đức
25. Lm Trần Xuân Tâm, Maryland, USA
26. Lm Trần Quý Thiện, USA
27. Lm Nguyễn Hữu Lễ, Auckland, New Zealand
28. Nguyễn Minh Cần, Moskva, Nga
29. Bùi Tín, Nhà văn, Paris
30. Vũ Thư Hiên, Nhà văn, Paris
31. Nguyễn Chí Thiện, Thi sĩ, CA, USA
32. Ls Lâm Lễ Trinh, MLNQVN, CA, USA
33. Ls Nguyễn Hữu Thống, MLNQVN, San Jose
34. Ts Võ Nhân Trí
35. Gs Tôn Thất Thiện,Ottawa, Canada.
36. Bs Nguyễn Tường Bách
37. Ts Âu Dương Thệ, Dortmunt, Đức
38. Gs Vũ Thiện Hân, Paris, Pháp
39. Thẩm phán Phan Quang Tuệ, CA
40. Gs Đỗ Quý Toàn
41. Bs Nguyễn Tiến Cảnh, Florida, USA
42. Ks Đỗ Như Điện,CA, USA
43. Ks Lê Minh Nguyên
44. Gs Nguyễn Thanh Trang, MLNQVN, CA
45. Ls Nguyễn Quốc Lân, Garden Grove, CA
46. Ts Hoàng Tư Duy
47. Ks Đoàn Việt Trung, Victoria, USA
48. Ts Lữ Anh Thư
49. Ks Trần Quốc Dũng, Herdon, USA
50. Nv Trương Anh Thụy, Virginia, USA
51. Nv Chu Bá Yến,Florida ,USA
52. Nv Đinh Quang Anh Thái
53. Trần Việt Hải, Los Angeles, CA, USA
54. HT Thích Nguyên An, Seatlle, Washington
55. TT Thích Nguyên Trí, Garden Grove, USA
56. Ms Đặng Ngọc Báu, CA, USA
57. Nguyễn Thanh Nam, PhD. USA
58. Huỳnh Văn Hiệp, PGHH, Washington DC
59. Nguyễn Thành Long, PGHH, CA , USA
60. Ks Lê Đăng Chu, Hannover, Đức
61. Ts Vũ Trân, Paris, Pháp
62. Ks Giang Nguyễn, London
63. Lê Uy Cấn, Ottawa, Canada.
64. Nguyễn Hồng Liên, UBĐTNQVN, New York,
65. Phạm Trần, Nhà văn Virginia, USA
66. Gs Đỗ Quê, CA, USA
67. Trần Ngọc Sơn, Paris, Pháp
68. Trần Nhật Kim, Virginia, USA
69. Nguyễn Cao Quyền, Maryland, USA
70. Ts Nguyễn Văn Trần, Paris, Pháp
71. Ts Phan Văn Song, Paris, Pháp
72. Hồ Minh Chính, Tu Sĩ PGHH, USA
73. Jackie Bong-Wright, Falls Church, Virginia
74. Bs Trần Huân, Offenbach, Đức
75. Chu Vũ Thành, Hamburg, Đức
76. Gs Nguyễn Quốc Khải, Maryland, USA
77. Nguyễn Dung, CA, USA
78. Đỗ Anh Tài Phong, Nam CA, USA
79. Nguyễn Duy Hinh, Virginia, USA
80. Ts Hồ Văn Hải, Boston, USA
81. Bs Nguyễn Tường Bá, CA, USA
82. Trần Chí Thiện, CA, USA
83. Nguyễn Tường Linh, Virginia, USA
84. Vũ Hối, Laurel, Maryland, USA
85. Trần Bình Nam, CA, USA
86. TS Mai Thanh Truyết, CA, USA
87. Trần Ngọc Thụ, Warsaw, Ba Lan
88. Mạc Việt Hồng, Warsaw, Ba Lan.
89. Gs Đỗ Thị Thuấn, CA, USA
90. Phạm Hoa, TDCVN, Munchen, Đức
91. Nguyễn Duy Tâm , Đức
92. Gs Jean Libby, CA, USA
93. Nguyễn Chí Thiệp, Houston, Texas, USA
94. Ts Ngô Văn Tuấn, Amsterdam, Hòa Lan
95. Lương Kim, Gaithersburg, Maryland, USA
96. Ngọc Dung, Greater Vancouver, Canada
97. Ngô Thị Hiền, UBTDTGVN, Maryland, USA
98. Hồ Tư Duy, Washington DC, USA
99. Nguyễn L Nguyên Paris, Pháp
100. Phạm Như, Virginia, USA
101. Đỗ Hữu Định, Washington DC, USA
102. Trần Dũng Minh Dư, Texas, USA
103. Trương Trọng Trò , Texas, USA
104. Nguyễn Quốc Cường, Texas, USA
105. Lê Uyên Như Texas, USA
106. Nguyễn Duy Trường, Texas, USA
107. Nhuệ Giang, Minnesota, USA
108. Kinh Huy, Minnesota, USA
109. Trịnh Ngọc Anh, Radio Hoa Mai, CA
110. Lm Nguyễn Thanh Long, Maryland, USA
111. Phan Vỹ, Virginia, USA
112. Nguyễn Ngọc Hải, USA
113. Lữ Anh Thư, Virginia, USA
114. Lê Ngọc Phương, Adelaide
115.Ts Nguyễn Kỳ Phong, Virginia, USA
116. Phong Thu, Silver Spring, Maryland, USA
117. Bs Trần Mộng Lâm Montreal, Canada
118. An Nguyễn, Garden Grove, CA, USA
119. Trần Tử Thanh, Virginia, USA
120. Quản Mỹ Lan, Provence, Pháp
121. Phạm Ngọc Lễ, Provence, Pháp
122. Nguyễn Huy Long, Virginia, USA
123. Đỗ Hiếu Thảo, Virginia, USA
124. Tôn Thất Diệu, CA, USA
125. Nguyễn Sĩ Chấp, Houston, Texas.
126. Đinh Quang Anh Thư, Little Saigon, CA
127. Phan Thanh Tứ , Minnesota, USA
128. Nguyễn Biểu, CA, USA
129. Ks Vũ Văn Thư, Montreal, Canada.
130.Cao Thị Bích Ngọc, Canada.
131. Trần Tuấn, San Francisco, CA, USA
132. Nguyễn Cao Danh, CA, USA
133. Gs Lưu Trung Khảo, CA, USA
134. Chu Vũ Thanh, Paris, Pháp
135. Văn Mẫn, Fairfax, Virginia, USA
136. Trần Thị Thức, Annadale, Virginia, USA
137. Trần Đan Toàn London
138. Hoàng Cơ Định, San Jose, CA, USA
139. Mai Thị Vinh, London
140. Ks Nguyễn Mai Giang Vũ, London
141. Ks Trần Nam, Washington DC, USA
142. Bs Nguyễn T. Khương, Paris, Pháp
143. Ts Peter Thất, London
144. Cường Phạm, London
145. Gs Nguyễn Phượng, London
146. Trần Phong Vũ, CA, USA
147. Vũ Quốc Châu, VA, USA
148. Hoàng Trọng Dũng, Florida, USA
149. Nguyễn Tri Hồng Ân, Australia
150. Nguyễn Trực Cường, Florida, USA
151. Nguyễn Thị Hoa, Florida, USA
152. Nguyễn Dũng, Florida, USA
153. Nguyễn Vũ Việt, Florida, USA
154. Trịnh Hữu Thái, Florida, USA
155. Nguyễn Văn Toàn, London

220 Công dân quốc nội trong Danh sách công bố lần 3 ngày 01-5-2006 nầy do Quý Vị trực tiếp ký tên. 155 Đồng bào Hải ngoại trong Danh sách nầy đã ghi tên tham gia ngay vài ngày đầu. Ngoài ra đến cuối ngày 16-4 đã hơn 13.600 Đồng bào VN trong – ngoài Nước tham gia trên các Trang Web : tdngonluan.com ; tuyenngon2006.com ; tudongonluan.atspace.com ; tudodanchuvietnam.net ; petitiononline.com/UNGHO118/petition.html ; petitiononline.com/Proj118/petition.html ;… mà từ đó, chúng tôi chưa có điều kiện để tổng kết thêm. Hi vọng đã lên đến trên 30 ngàn Đồng bào Việt Nam rồi. Nếu muốn, kính mời Quý Vị tự ý ghi tên vào đây thay vì vào các PetitionOnline cũng được. Kính cảm ơn nhiều.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.