Tuyển Tập “Trên Đường Đông Tiến”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giới Thiệu Tuyển Tập

TRÊN ĐƯỜNG ĐÔNG TIẾN

JPEG - 65.8 kb
Cố Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh

Kỷ niệm 20 năm (1987-2007) ngày Chủ Tịch Hoàng Cơ Minh và những chiến hữu của ông đã hy sinh trên con đường trở về Quê Mẹ, ngoài buổi lể Tưởng Niệm được tổ chức trang trọng tại miền Nam California, nơi được mệnh danh là Thủ Đô Tỵ Nạn của Người Việt Quốc Gia vào ngày 26 tháng 8 năm 2007, Tuyển Tập ’Trên Đường Đông Tiến” được xuất bản trong dịp này, nhằm ghi lại những mẩu chuyện liên quan đến những người đã tham gia và hy sinh trên con đường Đông Tiến, đồng thời giới thiệu một số hoạt động tiêu biểu của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam và của các Kháng Chiến Quân trong những năm thập niên 80 của Thế Kỷ 20.

Tuyển Tập “Trên Đường Đông Tiến” dày hơn 700 trang, bìa dày. Ngoài Bài Dẫn Nhập của ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân và Lời Kết của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư đảng Việt Tân, Tuyển Tập gồm có 3 phần chính.

Phần Thứ Nhất, chiếm khoảng 150 trang đề cập về chủ trương và những hoạt động của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam. Đây là phần quan trọng nhất, ghi lại đầy đủ những chủ trương và nhất là những quan niệm đấu tranh của Mặt Trận, dựa trên nền tảng đấu tranh vận dụng: ’Lấy Chính Nghĩa để huy động toàn dân, lấy Chính Nghĩa để tranh thủ thế giới, lấy Chính Nghĩa để khuất phục kẻ thù”. Đặc biệt trong phần này, tập sách đã giới thiệu về Chân Dung Một Kháng Chiến Quân của thời Đông Tiến và Hình Ảnh Một Đoàn Viên Mặt Trận ở Hải Ngoại của thập niên 80 cùng với các hoạt động nổi bật qua những buổi lễ Chào Mừng Quốc Khánh và Giải Văn Học Nghệ Thuật Quốc Khánh. Kết thúc của phần một là một bản tóm lược về những diễn biến lịch sử của Việt Nam và các hoạt động tiêu biểu của Mặt Trận, từ Tháng 1 Năm 1975 đến Tháng 6 năm 2007, giúp cho mọi người có dịp ôn lại những thăng trầm của đất nước trong 32 năm vừa qua.

Phần Thứ Hai, chiếm khoảng 230 trang đề cập về Tướng Hoàng Cơ Minh và những chiến hữu của ông trên con đường đấu tranh giải phóng Việt Nam. Có tất cả 22 bài viết của rất nhiều tác giả viết về cuộc đời và sự nghiệp của Tướng Hoàng Cơ Minh, của sinh viên Ngô Chí Dũng, Trung Tá Lê Hồng, Đại Tá Dương Văn Tư, Kháng Chiến Quân Nguyễn Trọng Hùng, Kháng Chiến Quân Trần Thiện Khải, Kháng Chiến Quân Phùng Tấn Hiệp; Kháng Chiến Quân Huỳnh Văn Tiến, Kháng Chiến Quân Trần Hướng Việt và một số đoàn viên Mặt Trận tại Hải Ngoại đã hy sinh như Bác sĩ Hoàng Cơ Trường, ông Bùi Trịnh Hữu, Thi sĩ Hà Ngọc Dư, ông Hoàng Huy. Đây có thể coi là phần nổi bật của Tuyển Tập khi cho hé mở một cách chính thức về những hoạt động đấu tranh của một số vị lãnh đạo Mặt Trận trong thập niên 80 cũng như những sự hy sinh hào hùng của các chiến hữu này.

Phần Thứ Ba, chiếm khoảng 300 trang đề cập về Con Đường Đông Tiến với những máu, mồ hôi, nước mắt chan hòa trong những chuyến xâm nhập của hàng trăm Kháng Chiến Quân trong giai đoạn 10 năm, từ năm 1981 cho đến năm 1991. Đây là phần giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa Đông Tiến, qua những bài viết của các Kháng Chiến Quân kể lại những hoạt động trong khu chiến, trên đường công tác và nhất là trên đoạn đường xâm nhập hướng về đất Mẹ. Cũng trong phần này, lần đầu tiên những căn cứ hoạt động của Mặt Trận trên vùng biên giới Thái Lào và đời sống hào hùng trong khu chiến đã được chia xẻ với rất nhiều xúc động. Ngoài ra, người đọc sẽ đón nhận hai bài viết lúc còn là một sĩ quan trẻ trong Hải Quân của cố Chủ tịch Hoàng Cơ Minh để tìm thấy nơi ông lòng yêu nước vô bờ ngay trong lúc chiến đấu bảo vệ miền Nam Việt Nam thân yêu.

Trải dài trên 700 trang sách, đã có hơn 300 bức hình ghi lại những buổi học tập, sinh hoạt, di hành, ăn uống và nhất là khuôn mặt lạc quan và tin tưởng vào lẽ tất thắng của chính nghĩa dân tộc của những người đã một thời sống chết bên nhau trên con đường Đông Tiến. Vì thế , Tuyển Tập “Trên Đường Đông Tiến” còn gợi lại cho người Việt Nam hôm nay – qua hình ảnh dấn thân đấu tranh của các Kháng Chiến Quân Việt Nam – nét hào hùng của dân tộc Việt Nam, không thụ động chấp nhận những nghịch cảnh đen tối của đất nước mà đã vùng lên đấu tranh để giải phóng Việt Nam.

Liên Lạc:
Văn Phòng Liên Lạc Trung Ương
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
2530 Berryessa Rd Suite 234 San Joae CA 95132
Tel (408) 347-8830. E Mail lienlac@viettan.org

*****

JPEG - 131.7 kb

Tưởng Nhớ Anh Hùng Đông Tiến

Đỗ Hoàng Điềm

Dẫu cường nhược có lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.

Qua hai câu trên trong bản Bình Ngô Đại Cáo, vị anh hùng Nguyễn Trãi đã khẳng định rằng dân tộc Việt Nam không hèn yếu. Dù có lúc tang thương tưởng chừng bị tiêu diệt, dù có lúc cùng quẫn hầu như hết hy vọng, nhưng đời nào cũng vẫn có những người hào kiệt áo vải đứng lên huy động toàn dân đấu tranh cho tổ quốc.

Thời điểm sau ngày 30-04-1975 cũng thế. Sau hơn 20 năm chiến đấu để bảo vệ tự do, miền nam Việt Nam đã bị đẩy rơi vào sự kềm kẹp của chế độ độc tài cộng sản. Từ cơn chấn động đó, hàng triệu người dân Việt, hàng trăm ngàn gia đình đã hứng chịu biết bao đổ vỡ, mất mát bi thảm. Ngay cả ở miền Bắc, khi tiếp cận với thực trạng tại miền Nam, nhiều người đã tỉnh mộng và hiểu ra rằng mình đã bị đảng cộng sản lừa gạt từ bao năm qua. Cùng lúc, hàng triệu người đã phải bỏ nước ra đi trong cảnh tuyệt vọng cùng cực. Trong lịch sử cận đại của nước nhà, có lẽ chưa bao giờ dân tộc Việt Nam lại lâm vào cảnh tang thương như vậy không phải do ngoại xâm, mà chính từ tham vọng quyền lực và quyền lợi của thành phần lãnh đạo đảng cộng sản.

Nhưng dù trong tình trạng tan nát và tuyệt vọng như vậy, dù tâm lý của đại đa số quần chúng lúc đó hoang mang và chán chường, đã có những con người can đảm đứng lên tiếp tục đấu tranh cho tự do và dân chủ. Ngay tại quê hương, rất nhiều người đã không bỏ cuộc, tiếp tục chiến đấu chống lại sự thống trị của đảng cộng sản. Tại hải ngoại, khi vừa đặt chân đến bến tự do, rất nhiều người đã lập tức bắt tay vào việc gây dựng lực lượng để tìm cách giải thoát dân tộc và xây dựng dân chủ.

JPEG - 69.3 kb

Trong khung cảnh đó, ngay từ năm 1976, tướng Hoàng Cơ Minh đã cùng với một số chiến hữu nỗ lực tìm kiếm những người đồng chí hướng để mưu đồ việc giải phóng dân tộc. Kết quả là Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam ra đời vào năm 1980. Ông được để cử vào trách vụ Chủ tịch Mặt Trận lúc ông 45 tuổi. Hai năm sau, để xây dựng nội lực nuôi dưỡng công cuộc đấu tranh lâu dài, ông đã cùng với các chiến hữu của ông sáng lập ra Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng. Một lần nữa ông được đề cử làm Chủ tịch đảng để lãnh đạo Đảng Việt Tân trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và canh tân đất nước.

Giai đoạn 5 năm sau đó từ 1982 đến 1987 đánh dấu một thời kỳ cực kỳ khó khăn, phức tạp và nguy hiểm. Khó khăn vì cả nền tảng của công cuộc đấu tranh đã phải xây dựng trong hoàn cảnh thiếu thốn, hoàn toàn chỉ dựa vào sức của chính dân tộc Việt Nam làm căn bản. Phức tạp vì với những sự nghi kỵ, tấn công từ nhiều phía lại làm khó khăn thêm chồng chất. Và nguy hiểm vì môi trường hoạt động thường xuyên bị đe dọa bởi quân đội cộng sản chưa kể đến những rủi ro khác của rừng sâu, nước độc.

Dầu khó khăn vô vàn nhưng ông và các chiến hữu đã không sờn lòng, nỗ lực bắt tay với những lực lượng dân chủ đang đấu tranh tại quốc nội, đồng thời đưa cán bộ Việt Tân về hoạt động trong nước để xây dựng hạ tầng cơ sở và phát triển nhân sự. Tháng 7 năm 1987, lượng định rằng sự hiện diện tại quốc nội của ông và bộ phận lãnh đạo Việt Tân là điều cần thiết trước những biến chuyển của tình hình, ông đã cùng với một số cán bộ chỉ huy rời hậu cứ trên đất Lào để tiến về quê hương.

Nhưng chuyến đi này lại là định mệnh. Ngày 28 tháng 8 năm 1987, ông và những chiến hữu thân cận nhất đã cùng nhau hy sinh cho đất nước, cho lý tưởng tự do khi chỉ còn cách quê hương Việt Nam có vài chục cây số.

Kể từ đó đến nay đã tròn 20 năm. Vì hoàn cảnh khó khăn và phức tạp, nhất là vì thời gian còn quá ngắn nên đã chưa có nhiều tài liệu được phổ biến về những hoạt động của tướng Hoàng Cơ Minh và những người tiên phong sáng lập Đảng Việt Tân. Ngày hôm nay, đã 20 năm trôi qua, công cuộc đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam vẫn còn đang tiếp diễn nhưng với sự tham gia của một thế hệ đảng viên Việt Tân mới bên cạnh lớp người đi trước vẫn còn đang miệt mài với vận mạng của đất nước.

Tại hải ngoại cũng như tại quê nhà, một thế hệ trẻ cũng đã trưởng thành với những tầm nhìn khác xưa về cuộc diện đấu tranh cho một tương lai tươi sáng của dân tộc. Thời điểm đã thuận tiện và có lẽ là cần thiết để nhìn lại một giai đoạn đã qua với những hy sinh hào hùng vì tổ quốc, trong đó có sự hy sinh của tướng Hoàng Cơ Minh và những chiến hữu của ông.

Vì lý do đó, tập sách này được thực hiện nhằm trình bầy một phần nào về con người và hoạt động của tướng Hoàng Cơ Minh, về những chiến hữu của ông và về một giai đoạn đấu tranh cho tự do mà Đảng Việt Tân đã đóng góp cả công sức lẫn xương máu. Đây còn là một nỗ lực để ghi nhớ công lao của tất cả những đảng viên Việt Tân đã nằm xuống vì dân tộc. Hình ảnh của họ sẽ không bao giờ phai nhạt với những lớp đảng viên Việt Tân tiếp nối, và mong rằng các thế hệ Việt Nam mai sau cũng sẽ không bao giờ quên những người “hào kiệt” đã quên mình chính vì tương lai của những lớp người đi sau.

JPEG - 265.2 kb

*****

Đài SBTN-Houston phỏng vấn ông Lý Thái Hùng về Tuyển Tập “Trên Đường Đông Tiến”.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”