Vạch Trần Những Âm Mưu Truy Diệt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 29.5 kb
Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang

Sự kiện chính quyền cộng sản Việt Nam (CSVN) mới đây đã cố tình dùng quyền lực và bạo lực để trấn áp, ngăn cản không cho hàng giáo phẩm của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) ra Bình Định thăm Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang đang lâm bệnh nặng, chỉ chứng minh thêm một lần nữa bản chất của một thể chế chuyên quyền, công an trị. Khởi đầu là cuộc chận xe lần thứ nhất vào lúc 5 giờ 30 sáng thứ hai, 22/11/2004, tại ngã ba đường Trường Vẽ, quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Khi thấy đồng bào và chư tăng vây đến ngày càng đông nơi gần chiếc xe của Viện Hóa Đạo, công an CSVN đã cho phép xe chạy đến Thanh Minh Thiền Viện, tới nơi vào lúc 9 giờ 15 sáng. Tại đây, công an yêu cầu Hòa thượng Thích Quảng Độ (Viện trưởng Viện Hóa Đạo) phải ra Ủy Ban Nhân Dân để làm việc theo “giấy mời”. Sau một lúc đối thoại, Hòa thượng cương quyết lên đường ra Bình Định và xe bắt đầu lăn bánh vào khoảng 10 giờ 30 sáng, cùng theo có Hòa thượng Thích Đức Chơn, thành viên Hội đồng Trưởng lão Viện Tăng thống; Thượng tọa Thích Viên Định, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo; Thượng tọa Thích Đức Thắng, Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo; Thượng tọa Thích Nguyên Thành cùng quý Thầy hộ tống phái đoàn, trong có Thầy Thích Nguyên Vương. Chưa hết, xe của Hòa thượng đang chạy qua một vùng rừng cao su vắng vẻ, không có hàng quán, ở Trảng Bom, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai (cách Sài Gòn chừng 45 cây số) thì công an chận xe lại, không cho đi tiếp, vào lúc 11 giờ 25. Đến khoảng 15 giờ, hàng trăm công an mặc thường phục đến bao vây chiếc xe của Hòa thượng và tuyên bố thẳng thừng với phái đoàn của Hòa thượng rằng: “Đến áp tải chúng mày đi!”. Công an cũng dàn hàng ngang chặn đường tiến lên phía trước của xe, đồng thời cho 1 tên mặc thường phục nhảy lên xe, cầm tay lái để di chuyển xe đi. Vừa đuổi được tên này xuống xe thì 2 chiếc xe Jeep và 2 xe mô-tô chở công an mặc quân phục cảnh sát giao thông chạy đến ra lệnh:

– “Các ông muốn đi đâu cũng được, nhưng phải theo xe chỉ đường của chúng tôi, nếu không muốn phạm luật giao thông công cộng.”

Khoảng 100 chiếc mô-tô chở công an mặc thường phục bao vây xung quanh và họ ra lệnh phải quay đầu xe hướng về Sài Gòn. Hòa thượng nói với phái đoàn trong xe: “Chúng ta đã thi gan cùng tuế nguyệt rồi. Nay bạo lực mai phục bốn bề. Không làm theo chúng, chúng sẽ lấy cớ xe chúng ta vi phạm luật giao thông mà chận bắt… Thôi thì cứ chạy theo chúng. Thấy bùng binh nào trên đường, thì bác tài ráng quày trở lui đi Bình Định nhé !”. Thế nhưng, tài xế cũng đã phải bó tay vì hàng trăm chiếc xe mô-tô và 2 chiếc xe Jeep cứ kè sát bên xe của Hòa thượng, ép không cho xe quay ngược đầu về phía Bình Định. Trong lúc đó, tại Bình Định, công an đã đến bắt Đại đức Thích Minh Dũng, một thị giả của Đức Tăng Thống, ngay tại bệnh viện vào lúc 7 giờ sáng cùng ngay, và không biết đã đưa di đâu, với lý cớ gì. Quả thật đau lòng không chỉ cho Hòa thượng Thích Quảng Độ mà còn biết bao những phật tử, tín đồ Phật Giáo hay đồng bào nói chung khi phải nghe tin hay chứng kiến tận mắt cảnh đối xử “bất nhân, bất nghĩa” như vậy của chính quyền và công an CSVN, nhất là đối với một Đức tăng Thống đang thập tử nhất sinh trên giường bệnh!

JPEG - 22.2 kb
Hòa thượng Thích Quảng Độ

Cách đây không lâu, ngày 15/11/2004, trong Thông Bạch nói “về chủ trương truy diệt GHPGVNTN của Nhà đương quyền cộng sản”, Hòa thượng Thích Quảng Độ cũng đã cảnh giác trước phật tử và đồng bào trong và ngoài nước về một “Tài liệu mật của Đảng Cộng Sản và Bộ Công An nhằm chống phá và tiêu diệt GHPGVNTN”. Văn kiện này do Viện Khoa Học Công An ấn hành tại Hà Nội nhằm phổ biến giới hạn trong nội bộ để hướng dẫn về đường lối và cách thức hoạt động cho cán bộ công an và quân đội đang làm công tác tôn giáo. Đặc biệt đáng lưu tâm là những âm mưu truy diệt GHPGVNTN và Phật Giáo nói chung, được ghi trong tập tài liệu mật này.

1. Mở đợt tấn công đối ngoại: đề nghị Ban Việt Kiều liên lạc với các cộng đồng Phật giáo ở nước ngoài, để tổ chức tập hợp lực lượng (nhằm) phân hóa, cô lập bọn phản động. Phối hợp giữa các ngành: công an, dân vận, mặt trận, tôn giáo để thực hiện đối sách với từng vị Cao tăng có địa vị để thống nhất mục đích sử dụng số này” (Tài liệu Mật, tr. 21)

2. “Chủ động đề phòng với hoạt động “thanh tra về nhân quyền”, “đòi tiếp xúc gặp gỡ các nhân vật trong tôn giáo” của một số nước phương Tây”. (Tài liệu Mật, tr. 16)

3. “Những nơi có Phật giáo Ấn Quang (tức GHPGVNTN), cần phối hợp với Ban Dân vận, Mặt trận để vạch kế hoạch cụ thể xin ý kiến cấp ủy, xóa tổ chức Phật giáo Ấn Quang ở các cấp. Công an các địa phương cần chủ động tính toán đưa một số đặc tình (tức tình báo đặc biệt) tham gia vào các thành phần giáo hội các cấp (tức Giáo hội Nhà nước). Nơi nào chưa có đặc tình cần có kế hoạch tuyển lựa một số người tốt, có uy tín trong giáo hội, xây dựng làm đặc tình rồi đưa vào giữ các vị trí lãnh đạo trong tổ chức Phật giáo mới ở địa phương. Có thể chọn trong số những cao tăng hoặc tu sĩ trước đây xấu, nhưng hiện nay có thái độ có chuyển biến tiến bộ để đưa vào ban trị sự các cấp, sau đó có thể thu hút họ làm đặc tình phục vụ cho công tác đấu tranh chung”. (Tài liệu Mật, tr. 12-13).

Những âm mưu và chủ trương ở trên của CSVN đề cập đến 3 mặt tấn công GHPGVNTN, trong cũng như ngoài nước, đối nội cũng như đối ngoại. Những thủ đoạn nhằm tiêu diệt GHPGVNTN tự nó cũng đủ để nói lên một chủ trương đàn áp tôn giáo lâu dài, được áp dụng xuyên suốt trong nhiều thập niên qua. Điều đáng nói thêm ở đây là chính sách diệt trừ và khống chế tôn giáo đã được chính quyền CSVN áp dụng một cách có hệ thống, vô cùng kín đáo và thâm độc. Họ đã huy động nhiều bộ phận, cơ quan chính quyền để bao vây và “giăng lưới” tất cả mọi hoạt động của Phật Giáo và GHPGVNTN nói chung. Tất cả những ghi nhận ở trên chỉ nói lên một bộ mặt thật lâu nay của chính quyền CSVN: Nói một đàng, làm một nẻo. Tuyên truyền công khai trước công chúng là một chuyện nhưng đằng sau mỗi chính sách được công bố là những hành động phản dân chủ, những trò bạo lực giấu tay để khống chế nhân quyền và dập tắt mọi chỉ dấu, biểu hiện có tính cách phát huy dân chủ hoặc thách thức vai trò lãnh đạo độc tôn của chính quyền. Khổ nạn của GHPGVNTN và Phật Giáo cũng là vấn nạn tôn giáo chung của dân tộc kể từ hơn 30 năm nay. Tiến trình giải cứu và phục hoạt GHPGVNTN hoàn toàn nằm trong phương trình đấu tranh chung của mọi tôn giáo và của toàn dân nhằm chấm dứt độc tài để xây dựng dân chủ và phát huy quyền tự do tôn giáo. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng công tác đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo của bất kỳ tôn giáo nào cũng có những tác dụng thuận lợi cho tiến trình đấu tranh chung về nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam. Và ngược lại, công cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt độc tài để xây dựng dân chủ cũng là nhằm hỗ trợ trực tiếp cho công cuộc đấu tranh giải trừ pháp nạn. Do đó, thế hỗ tương và phương thức phối hợp đấu tranh theo nguyên tắc “bình thông nhau” giữa thành phần đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo và các lực lượng, đảng phái đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, cần được khai dụng tối đa nhằm giúp nhau bảo toàn và phát huy sức mạnh, biến thành lực đối trọng với chính quyền cùng lúc với việc đa dạng hóa các lãnh vực và vũ khí đấu tranh. Làm được như thế, chúng ta có thể dồn CSVN vào phía thiểu số lãnh đạo đang bị cô lập bởi đại đa số quần chúng. Và trong vị thế bị quần chúng bao vây tứ bề, CSVN sẽ tự co cụm, vùng vẫy điên cuồng trước khi những làn sóng đấu tranh to lớn của quần chúng cuốn trôi đi mọi vết tích và âm mưu đen tối của một thể chế cộng sản đã gieo bao đau thương cho dân tộc. (Đ.V.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.