Vẫn Còn Nhiều Vụ Đàn Áp, Sách Nhiễu Vì Lý Do Tôn Giáo Tại VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trà Mi, phóng viên đài RFA

Mặc dù chính phủ Việt Nam nhiều lần khẳng định tôn trọng quyền tự do tôn giáo, thế nhưng những tố cáo về các hành động đàn áp, sách nhiễu của chính quyền liên quan đến sinh hoạt tôn giáo trong nước vẫn không ngừng gia tăng.

- Nghe bài tường trình này
- Tải xuống để nghe

Tại VN ngày nay, người dân được tự do đi nhà thờ, đi lễ chùa, được tự do thờ phượng, thực hành tín ngưỡng, nhưng phải được nhà nước cho phép

Trong số những lời kêu cứu công luận mà đài chúng tôi nhận được gần đây có trường hợp của hai vị thựơng toạ thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Tự do trong khuôn khổ

Người dân có quyền “tự do” đi nhà thờ, đi lễ chùa. Các nơi hành đạo có quyền “tự do” sinh hoạt thờ phượng, thực hành tín ngưỡng, với điều kiện: phải đăng ký, và quan trọng trên hết là “phải được nhà nước cho phép”.

Các tổ chức tôn giáo, những thành viên của các giáo hội không được chính quyền công nhận hoặc những sinh hoạt tín ngưỡng không được cấp phép thường gặp áp lực, khó khăn, sách nhiễu bằng nhiều hình thức khác nhau, từ nặng tới nhẹ.

Đó cũng chính là nguyên nhân của các tố cáo về vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Một trong những giáo hội bị gây khó dễ trong sinh hoạt đạo lâu nay là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một tổ chức tôn giáo đã có từ lâu đời, nhưng từ ngày thống nhất đất nước tới nay không được nhà nước công nhận, mà ngược lại, còn bị chính quyền cáo buộc là một tổ chức “phản động”.

Các thành viên của Giáo Hội, từ các vị lãnh đạo cấp cao mà tên tuổi đã được thế giới biết đến như Đại Lão Hoà Thựơng Thích Huyền Quang, Hoà Thựơng Thích Quảng Độ – ứng cử viên Giải Nobel Hoà Bình năm nay, cho đến các tu sĩ, Phật tử tham gia Giáo Hội đều thường xuyên bị chính quyền sách nhiễu, từ tù tội, quản thúc tại gia, đến đe doạ bắt bớ hay cô lập.

Gần đây nhất là trường hợp của Thựơng Toạ Thích Thiện Minh tại Bạc Liêu, người tù lương tâm được trả tự do vào năm 2005 sau 26 năm bị giam cầm vì tranh đấu cho tự do tôn giáo cũng như đòi hỏi phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý cho Giáo Hội phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và Thựơng Toạ Thích Gíac Hiếu ở Phú Yên.

Bị cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền

Trong câu chuyện với chúng tôi, Thựơng Toạ Thích Thiện Minh cho biết tình trạng hiện giờ của ông:

Thượng Toạ Thích Thiện Minh: Vấn đề nan giải của tôi là đang bị khủng bố và những ngày tới có thể bị bắt giam bất cứ lúc nào. Chính quyền công an của tỉnh Bạc Liêu họ đang tổ chức trên đài truyền hình, đài phát thanh và những cuộc họp để bôi nhọ và chụp mũ tôi là liên hệ với các tổ chức chính trị nhằm mục đích lật dổ chính quyền.

Họ kêu gọi tất cả các ban ngành ra tay để trấn áp cũng như là có những biện pháp nghiêm khắc đối với Huỳnh Văn Ba tức Thích Thiện Minh. Trong những buổi làm việc họ quy kết tôi tham gia Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là giáo hội bất hợp pháp, là giáo hội mà nhà nước Việt Nam không thừa nhận.

Thứ hai nữa là tôi tổ chức hoạt động của Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị & Tôn Giáo Việt Nam mà họ cho là bất hợp pháp, mặc dầu tôi đã có đơn gửi tới Thủ Tướng Chính Phủ cũng như Bộ Tư Pháp để hợp thức hoá, cũng như là thư ngỏ; nhưng mà hai lần gửi đến rồi thì bà Nguyễn Thị Mai và Vũ Thị Ninh là những người thư ký riêng của Thủ Tướng Chính Phủ chỉ ký nhận thôi chứ chưa trả lời chính thức.

Tôi có thông báo với họ rằng nếu chính phủ cấm đoán mà ra công khai trực tiếp trả lời với tôi thì tôi có thể đình hẳn hoạt động của Hội, nhưng mà tới ngày hôm nay vẫn không có trả lời dứt khoát. Nhưng ở địa phương thì lúc nào họ cũng đàn áp, đòi chúng tôi xoá bỏ đi hội ái hữu cũng như đừng tham gia Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Trà Mi: Với lời tố cáo của chính quyền là Thượng Toạ tham gia vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là giáo hội không được nhà nước cho phép thì thưa cái phản hồi của Thượng Toạ như thế nào?

Thượng Toạ Thích Thiện Minh: Tôi phản bác rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời cách đây hai ngàn năm trăm năm mươi mấy năm thì không lẽ Đức Phật Thích Ca ra đời để chờ cái đảng cộng sản cách đây mới một trăm mấy chục năm của Các-Mác Lê-Nin ra đời để chống đối hay sao?

Rồi Đạo Phật có ở Việt Nam trước năm 40 Công Nguyên không lẽ bây giờ đợi cụ Hồ mang học thuyết Mác-Lênin về năm 1941-1942 để chống hay sao? Còn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất có trước năm 1975 không lẽ đợi ngày 30 tháng 4-1975 các ông vào đây chúng tôi chống hay sao?

Thì tôi có trình bày với họ một số vấn đề như vậy và họ làm thinh thôi. Tôi cũng có trình bày với họ là Giáo Hội này đã tồn tại từ lâu đời, còn giáo hội mớí thành lập kể từ sau năm 1981 chỉ phục vụ quyền lợi của đảng thôi và là một giáo hội làm công cụ cho Mặt Trận Tổ Quốc thôi, còn nếu không làm công cụ thì họ xoá bỏ đi.

Hiện giờ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong tình trạng họ muốn xoá bỏ mà xoá bỏ không được cho nên họ không cho hoạt động gì cả.

Họ hoàn toàn phi lý bởi vì nhà nước Việt Nam chưa có văn bản nào loại Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra ngoài vòng pháp luật, hoặc cấm đoán, đình chỉ, không cho hoạt động, cho nên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam vẫn còn tồn tại dưới sự lãnh đạo hiện nay của Đệ Tứ Tăng Thống là Đại Lão Hoà Thượng Thích Huyền Quang hiện bây giờ ở tại tu viện Nguyên Thiều, và Viện Trưởng Viện Hoá Đạo là Hoà Thượng Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn.

Trà Mi: Tình trạng của Thượng Toạ đã gặp rắc rối với phía chính quyền từ thời gian nào cho tới nay, đã bao lâu rồi, thưa Thượng Toạ?

Thượng Toạ Thích Thiện Minh: Sau 26 năm tù thì tôi ở trong nhà tù nhỏ bây giờ trở về nhà tù lớn thì kể từ ngày 2-2-2005 đến nay tôi hoàn toàn bị cô lập, bị truy bức thường trực, hai lần bị khám xét nhà, bị tịch thu niêm phong tài sản, bị đập phá tịnh thất, chùa chiền thì bị chiếm đoạt mà không được trả lại, Phật tử bị cấm đoan đến chùa, bị cắt đứt đường dây internet, bị tịch thu điện thoại di động. Nếu ai đến thăm hoặc gần gũi chúng tôi thì gia đình họ bị cô lập, bị gây khó khăn về hoàn cảnh kinh tế.

Trà Mi: Ngôi chùa mà Thượng Toạ vừa nói đó thì toạ lạc ở đâu vậy? Chùa tên gì vậy thưa Thuợng Toạ?

Thượng Toạ Thích Thiện Minh: Ngôi chùa của tôi ngày xưa là Chùa Vĩnh Bình, xã Châu Hương, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu cũ, nhà nước Việt Nam chiếm giữ không có giấy tờ gì hợp pháp cả sau khi bắt tôi. Và khi tôi về thì tôi xây cất một ngôi tịnh thất nho nhỏ thì chính quyền ở tỉnh bắt đầu xuống đập phá.

Họ nói rằng tôi làm cơ sở của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là giáo hội phản động. Họ tịch thu giấy tờ tuỳ thân của tôi đến hôm nay là gần 4 tháng rồi và tôi không có giấy tờ tuỳ thân gì trong người để đi lại hết.

Trà Mi: Trong hoàn cảnh hiện tại thì Thượng Toạ có nghĩ cách nào bảo đảm cho sự an toàn của mình, ngoài việc lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do hay không?

Thượng Toạ Thích Thiện Minh: Tôi đang làm đơn gửi lên Uỷ Ban Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ cũng như là Uỷ Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế, các đài truyền thông quốc tế, cũng như hội ái hữu chúng tôi lên tiếng phổ biến tất cả những sự khó khăn của tôi hiện tại và mong rằng các tổ chức quốc tế lên tiếng can thiệp sớm để cho tôi được trả lại sự công bằng. GHPGVNTN ở miền Trung bị ngăn cấm

Trà Mi: Từ tịnh thất Minh Hải, xã Xuân Thịnh, huyện Sông Cầu, Thượng Toạ Thích Giác Hiếu, Phó Đại Diện GHPGVNTN ở Phú Yên, chia sẻ những khó khăn mà ông và Giáo Hội ở Miền Trung đang gặp phải.

Thượng Toạ Thích Giác Hiếu: Hiện tại họ nói là cho tự do tín ngưỡng và tự do sinh hoạt, nhưng mà rất tiếc là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chúng tôi luôn bị kềm kẹp, luôn bị sách nhiễu và bị đe doạ.

Họ theo dõi liên tục, gây trở ngại khó khăn cho sự sinh hoạt của giáo hội chúng tôi nói chung. Ở đây thì họ ngăn chận, không cho tín đồ Phật tử tới đây, đồng thời họ tuyên truyền là cấm tuyệt đối đến chùa, muốn lên chùa thì họ không cho. Còn các trẻ em thì họ không cho đi học hoặc đuổi học.

Đó là hiện tại và bây giờ họ vẫn còn tuyên truyền như vậy. Hiện tại chùa chúng tôi bị cô lập. Trong những buổi lễ của các chùa Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ở huyện, họ đến đó đứng trên bục tuyên truyền Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là phản động, rằng nếu ai đến những ngôi chùa hoặc đến những thầy của Giáo Hội PGVNTN thì có thể bị bắt. Những Phật tử đến chùa của GHPGVNTN thì bị cán bộ và công an đến nhà nhũng nhiễu, theo dõi.

Trà Mi: Ngoài ra họ có mời Thượng Toạ lên làm việc với chính quyền địa phương, có những buổi làm việc hay là những buổi trao đổi như thế nào hay không?

Thượng Toạ Thích Giác Hiếu: Thưa rất là nhiều lần. Năm ngoái làm việc rất là nhiều lần. Năm nay thì tôi tuyên bố rằng nếu có mời thì tôi cũng không đi.

Trà Mi: Qua những buổi làm việc đó thì nội dung chính họ yêu cầu Thượng Toạ là như thế nào?

Thượng Toạ Thích Giác Hiếu: Họ nói là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là bất hợp pháp, nhà nước không công nhận. Chúng tôi nêu lên rằng nếu là bất hợp pháp thì các anh cứ cho tôi một văn bản là cấm đi thì họ nói không được.

Trà Mi: Hỏi thăm một Phật tử tại đây, chúng tôi đựơc biết như sau:

Một nữ Phật tử: Đến chùa mà công an họ theo dõi quá. Chính quyền địa phương hay đến hỏi, ghi tên, ở đâu, như thế nào. Thành thử ra bà con đạo hữu họ không dám tới chùa.

Một đạo hữu khác của Giáo Hội bức xúc: “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở Phú Yên rất là khó khăn. Trên mặt hình thức mà nói là rất tự do tôn giáo nhưng thật tế là (chính quyền) dùng những thủ đoạn lừa bịp thế giới. Ai tới chùa (của Giáo Hội) thì họ tìm cách bao vây, cô lập, trù dập.

Cụ thể nhất là ngày 8 tháng 1 và ngày vừa rồi là hôm qua – ngày giỗ mẹ của ngài Giác Hiếu thì tất cả các đạo hữu đến tham gia cúng dường cầu nguyện thì bị khó khăn đủ mọi vấn đề hết, bị công an đến hỏi tên tuổi từng người, hăm doạ từng người rằng tại sao đi chùa này, tôn giáo này là tôn giáo bất chính, tôn giáo phản động, có âm mưu diễn biến hoà bình.”

Để có thể đưa lên tiếng nói từ mọi phía, chúng tôi tìm hiểu quan điểm của giới hữu trách, và đã nhận được những lời giải thích chung chung: “Cái việc tự do tín ngưỡng là quyền tự do của dân thôi, nhưng mà tín ngưỡng đó thì phải được phép, được sự công nhận của nhà nước, và cái đó nhà nước chưa cho phép thì mình chưa được làm vậy thôi.”

Mời quý vị nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn này trong chương trình phát thanh kế tiếp.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đến căn cứ Darwin của Úc ngày 04/04/2012. Ảnh minh họa: Reuters/ Bộ Quốc phòng Úc

Mỹ củng cố căn cứ miền bắc Úc làm tiền đồn hướng ra Biển Đông

Quân đội Mỹ đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền bắc nước Úc nhằm giúp họ triển khai lực lượng ở Biển Đông nếu xảy ra khủng hoảng với Trung Quốc. Thông tin được hãng tin Anh Reuters đăng ngày 26/07/2024 sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu và phỏng vấn một số quan chức quốc phòng Mỹ và Úc.

Dựa vào kết quả phân tích các văn bản đấu thầu, hãng tin Anh cho biết nhiều công trình được Mỹ âm thầm xây dựng tại hai căn cứ này để hỗ trợ máy bay ném bom B-52, chiến đấu cơ tàng hình F-22, máy bay tiếp nhiên liệu.

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.