Về Chuyến Thăm Việt Nam Của Lãnh Tụ Hồ Cẩm Đào

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Hồ Cẩm Đào, tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm chủ tịch nước viếng thăm Việt Nam từ ngày 31 tháng 10 đến 2 tháng 11, theo lời mời của ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam và ông Trần Đức Lương, chủ tịch nước. Đây là lần thứ ba, ông Hồ Cẩm Đào viếng thăm Việt Nam. Chuyến đầu tiên họ Hồ đến Việt Nam với tư cách phó chủ tịch nước vào năm 1998. Lần thứ hai dẫn một phái đoàn tham dự đại hội đảng Cộng sản Việt Nam kỳ 9 từ ngày 18 đến 24 tháng 8 năm 2001. So với chuyến viếng thăm năm 2001 và bây giờ, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam có nhiều sự thay đổi phức tạp và Cộng sản Việt Nam ở vào khúc quanh quan trọng khi bắt đầu áp dụng những khuôn mẫu của Bắc Kinh để sống còn.

Trước khi ông Hồ Cảm Đào sang Việt Nam, Cộng sản Việt Nam đã đưa nhiều phái đoàn cao cấp sang Trung Quốc. Ông Trần Đức Lương viếng thăm Trung Quốc từ ngày 18 đến 22 tháng 7 năm 2005 mà mục tiêu chính là báo cáo chuyến đi Mỹ của Phan Văn Khải, và đặt vấn đề cân bằng cán cân ngoại thương giữa hai phía. Sau khi ông Lương về thì ông Nguyễn Tấn Dũng, phó thủ tướng thường trực đi thăm Nam Ninh và dự hội nghị thượng đỉnh về thương mại – đầu tư và Hội chợ triển lãm Trung Quốc-ASEAN vào trung tuần tháng 10. Sau đó một tuần, ông Phạm Văn Trà, Bộ trưởng quốc phòng lên đường thăm Bắc Kinh và ký Hiệp định về việc thực hiện những cuộc tuần tiểu chung trong vịnh Bắc Bộ hôm 25 tháng 10. Qua ba chuyến đi thăm Trung Quốc với ba nội dung khác nhau của ba nhân vật cao cấp trong Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam, cho thấy là mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội có những giao động đáng chú ý trên ba yếu tố sau đây:

Thứ nhất, sau chuyến đi Mỹ của ông Phan Văn Khải, Trung Quốc đã đổi thái độ từ dè dặt sang tích cực ủng hộ Việt Nam tham gia WTO một cách vô điều kiện. Ngay sau khi Hà Nội gặp khó khăn trong việc Hoa Kỳ không ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm nay, Trung Quốc đã tuyên bố tăng kim ngạch mậu dịch giữa hai phía lên 15 tỷ Mỹ kim cho đến năm 2010 thay vì 10 tỷ Mỹ kim như tuyên bố trước đây. Song song, nhân chuyến thăm của Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc và Việt Nam đã ký với nhau 13 văn kiện hợp tác, trong đó Bắc Kinh cho Hà Nội vay 550 triệu nhân dân tệ để tu sửa đường sắt và viện trợ 60 triệu nhân dân tệ không hoàn lại. Sự kiện này cho thấy là Trung Quốc dành khá nhiều ưu đãi cho Việt Nam về mặt mậu dịch, để cạnh tranh với Hoa Kỳ khi mà Hà Nội thất vọng về sự hỗ trợ của Hoa Thịnh Đốn trong việc gia nhập WTO. Tuy nhiên trên mặt thực tế, quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam với Trung Quốc, không bằng mối quan hệ mậu dịch giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Vì Việt Nam luôn luôn bị thâm thủng khi trao đổi với Trung Quốc. Điều này đã làm tăng thêm mối bất hòa giữa hai phe thân Mỹ và thân Tàu trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ hai, việc ký kết hiệp định thực hiện những cuộc tuần tiểu chung giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong vùng Vịnh Bắc Việt giữa hai bộ trưởng Quốc Phòng Phạm Văn Trà của Cộng sản Việt Nam và Tào Cương Xuyên của Trung Quốc hôm 28 tháng 10 vừa qua là một ’nhượng bộ’ của Hà Nội trước áp lực của Trung Quốc về mặt an ninh khu vực. Từ nhiều tháng qua, Trung Quốc đã không hài lòng Việt Nam hai vấn đề: thứ nhất là không cho Trung Quốc thuê hải cảng Cam Ranh trong khi lại cho chiến hạm của Hoa Kỳ cập bến Đà Nẵng và Sài Gòn. Thứ hai là Việt Nam ký gia nhập vào chương trình huấn luyện quân sự với Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Phan Văn Khải trong khi lại tỏ ra thờ ơ về việc trao đổi tin tức an ninh tình báo ở mạn biên giới với Trung Quốc. Sự khó chịu của Bắc Kinh cùng với những áp lực của phe thân Tàu trong nội bộ, Cộng sản Việt Nam đã ở vào thế phải ký với Trung Quốc một hiệp định mà lẽ ra không nên có trong thế đu giây đầy nguy hiểm hiện nay. Nói cách khác, việc Phạm Văn Trà đại diện Cộng sản Việt Nam ký với Trung Quốc hiệp định về tuần tra Vịnh Bắc Việt, tuy làm hài lòng Bắc Kinh và phe thân Tàu; nhưng đối lại, nó là hiệp định sẽ gây rất nhiều khó khăn cho Việt Nam khi muốn thoát ra khỏi vùng ảnh hưởng của Phương Bắc trong tương lai.

Thứ ba, Hồ Cẩm Đào là nhân vật cao cấp nhất, với cương vị đầy đủ nhất – Tổng bí thư đảng, Chủ tịch nước, Chủ tịch quân ủy trung ương của đảng Cộng sản Trung Quốc – viếng thăm Việt Nam từ năm 2002 cho đến nay, tức là từ sau khi ba thái thượng hoàng Mười – Anh – Kiệt rút lui, được thay bằng bộ ba Mạnh – Lương – Khải sau đại hội đảng kỳ IX vào năm 2001, cho thấy là phía Bắc Kinh rất quan tâm vào việc động viên thành phần cán bộ thân Tàu trong đảng Cộng sản Việt Nam nên mới để cho họ Hồ sang Việt Nam ngay vào lúc Hà Nội đang chuẩn bị triệu tập hội nghị ban chấp hành Trung ương đảng lần thứ 13, bàn về vấn đề nhân sự cho đại hội đảng lần thứ X. Bốn năm trước, Hồ Cẩm Đào sang Việt Nam dự đại hội IX của Hà Nội vào năm 2001 với nỗ lực hậu thuẫn cho Lê Khả Phiêu tiếp tục giữ ghế tổng bí thư vì đã ’hợp tác’ với Bắc Kinh xúc tiến việc đàm phán hai hiệp định về biên giới và vùng lãnh hải Vịnh Bắc Việt theo đúng ý muốn của Trung Quốc, nhưng thất bại vì bị nhóm Đỗ Mười – Lê Đức Anh lật đổ. Hiện tại, những nhân vật thân Trung Quốc có nhiều sáng giá lên kế quyền lãnh đạo của Nông Đức Mạnh trong tương lai là Nguyễn Phú Trọng (Bí thư thành ủy Hà Nội), Nguyễn Khoa Điềm (Trưởng ban văn hóa tư tưởng). Tuy nhiên vấn đề nhân sự hiện đang còn dằng co một cách gay gắt giữa hai phe thân Tàu và thân Mỹ nên sự kiện Hồ Cẩm Đào đi thăm Việt Nam vào lúc này là một tính toán khá chiến lược của phe thân Tàu.

Trên bề mặt, mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh dường như đang tiến triển tốt đẹp với những trợ giúp của Bắc Kinh dành cho Hà Nội ngày một nhiều hơn trên phương diện kinh tế lẫn an ninh. Nhưng tiềm ẩn bên trong, sự tốt đẹp của Bắc Kinh dành cho Hà Nội mang hai âm mưu rất thâm độc. Đó là phong tỏa mọi sự vươn lên của Hà Nội về mặt kinh tế lẫn an ninh và nuôi dưỡng thành phần thân Tàu luôn luôn đối trọng với phe thân Mỹ. Mục đích chính yếu của Trung Quốc là làm cho nội bộ Cộng sản Việt Nam không thống nhất, luôn luôn dằng co giữa hai hướng đi, để Cộng sản Việt Nam không thể tách rời khỏi sự chi phối của Bắc Kinh. Trung Quốc không muốn lịch sử tái diễn như năm 1975, khi Cộng sản Việt Nam chọn thái độ lệ thuộc vào Liên Xô sau khi chiếm xong Miền Nam Việt Nam. Do kinh nghiệm đau thương đó mà ngày nay, dù Cộng sản Việt Nam đang tiếp cận với Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ không chọn thái độ thờ ơ và tẩy chay như dưới thời Hà Nội ngã theo Liên Xô mà tìm mọi cách ôm chặt Hà Nội hầu giữ yên sự ổn định ở vùng biên giới phía Nam.

Với những âm mưu của Bắc Kinh nói trên cùng với sự thua thiệt của Việt Nam so với đà phát triển kinh tế và bành trướng quân sự của Trung Quốc, ta thấy là Bắc Kinh khó có thể để cho Việt Nam dễ dàng tiếp cận với Mỹ và Tây phương trong lâu dài. Rõ ràng là mối quan hệ Việt -Trung hiện đang tạo ra nhiều bất lợi cho dân tộc Việt Nam. Sự lớn mạnh về kinh tế của Trung Quốc càng gia tăng, kéo theo sự bất lợi của dân tộc Việt Nam càng cao trong việc giải quyết hai bài toán độc lập và phát triển kinh tế. Chúng ta không chỉ chống Hà Nội do những sai lầm của họ đối với đất nước mà còn phải cảnh giác Bắc Kinh để không cho tập đoàn này dùng những ảnh hưởng trợ giúp kinh tế hầu nhúng tay quá nhiều vào các sắp xếp chính trị tại Việt Nam .

Lý Thái Hùng
2 tháng 11, 2005

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.