Về hiện tượng giết người hàng loạt tại Việt Nam gần đây

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cách đây 4 năm, vào ngày 24/08/2011, người dân cả nước đã bàng hoàng về sự kiện gia đình 4 người của Tiệm vàng Ngọc Bích ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang bị thảm sát. Chỉ với mục đích kiếm một số tiền nhỏ để chuộc xe, hung thủ Lê Văn Luyện – một thiếu niên chưa đầy 18 tuổi, đã nhẫn tâm xuống tay hạ sát cả nhà nạn nhân. Tuy nhiên ngoài ý muốn của Luyện, bé gái 8 tuổi may mắn thoát chết – không xấu số như cha, mẹ và đứa em 18 tháng của mình. Vụ án điển hình này có thể được xem là khởi điểm cho thực trạng sát nhân nhiều người cùng một lúc trong xã hội Việt Nam, tính từ sau năm 1975.

Năm 2015 là cột mốc đánh dấu 70 năm CSVN cướp chính quyền, rồi cầm quyền ở miền Bắc, cũng như 40 năm cưỡng chiếm miền Nam. Thế nhưng đây cũng chính là thời điểm mà xã hội Việt Nam bùng phát hàng loạt vụ thảm sát nhiều người cùng một lúc trên cả nước. Đặc biệt là trong tháng 7 và tháng 8 vừa qua.

Khởi đầu trong số đó là vụ án Vi Văn Hai (20 tuổi) hạ sát một gia đình 4 người, trong đó có một đứa trẻ 11 tháng, vào ngày 02/07/2015 tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An – chỉ vì mâu thuẫn khi gã này hái trộm chanh nhà nạn nhân. Tiếp theo là vụ Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến (cùng 24 tuổi) ra tay giết sạch cả gia đình 6 người, trong đó có cả người yêu cũ của Dương, vào ngày 07/07/2015 tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước – xuất phát từ việc Nguyễn Hải Dương hận tình bị phụ bạc.

Kế tiếp là vụ Đặng Văn Hùng (26 tuổi) truy sát cả nhà 4 người hàng xóm, trong đó có một đứa bé 2 tuổi, vào ngày 12/08/2015 tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái – từ nguyên do mâu thuẫn tranh chấp nương rẫy. Và mới nhất là vụ Vũ Văn Đản (39 tuổi) xách dao rượt chém 7 người kể cả thân nhân và láng giềng, khiến 4 nạn nhân vong mạng, 3 người trọng thương, vào ngày 23/08/2015 tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai – chỉ vì “giận cá chém thớt”, do không đòi được nợ từ một người khác.

Hiện tượng giết người hàng loạt này tuy xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau, nhưng tựu trung liên hệ đến 3 vấn nạn của xã hội Việt Nam hiện nay. Đó là tính Nhân Bản của xã hội bị sói mòn trầm trọng; Thang Giá Trị xã hội như ý thức, tự trọng, trách nhiệm bị băng hoại; Giết Người trở thành thủ đoạn cướp đoạt tài sản bằng con đường tắt nhanh nhất.

Có nhiều tác nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến thực trạng xuống cấp trầm trọng hiện nay của cả ba vấn nạn trên, tuy nhiên trong đó nguyên nhân chính yếu vẫn là đường lối giáo dục dựa trên “đấu tranh giai cấp” của chủ nghĩa cộng sản mà Hà Nội đã áp dụng kể từ sau năm 1945 ở miền Bắc và tiếp tục ở miền Nam sau năm 1975.

Mặc dù ngày hôm nay, CSVN không còn đề cập đến đấu tranh giai cấp, nhưng bản chất cai trị độc tài, quyền lực tập trung trong tay một thiểu số thống trị theo kiểu cha truyền con nối, đã đưa đến một thực trạng xã hội nát bấy: vô nhân, vô cảm và vô pháp hiện nay.

Đó chính là mầm móng tạo ra những hành vi ác độc mà hiện tượng giết người hàng loạt xảy ra gần đây, biểu hiện qua hai hậu quả nguy hiểm cho xã hội:

1/ Hậu quả của việc tuyên truyền tư tưởng cực đoan “bạo lực”.

CSVN đã liên tục nhồi sọ sự căm thù, ý chí trả thù, noi gương giết người… ngay từ những đứa trẻ mới bắt đầu đi học.

Việc bị nhồi sọ thường xuyên về đấu tranh tiêu diệt “giai cấp tư sản”, căm thù đế quốc, noi gương những “tuổi trẻ diệt Mỹ”, noi gương “dũng sĩ diệt Mỹ”, hay noi gương các “biệt động Sài Gòn”; cũng như việc chứng kiến, xem và nghe kể các sự kiện “đấu tố” của tòa án nhân dân, “cải cách ruộng đất” đã khiến giới trẻ Việt Nam dần dần quen với những hành vi như thủ tiêu, ám sát, trả thù, tàn sát, hay khủng bố…
Kết cuộc là các thế hệ tuổi trẻ Việt Nam dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa hoàn toàn không cảm thấy những hành vi trên là vô nhân đạo, mà là những tấm gương cần học tập và rèn luyện… để tiến thân.

Dần dần sau 70 năm CSVN cầm quyền, tính Nhân Bản của con người sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa bị sói mòn trầm trọng. Tính “bạo lực” ngày càng trở thành một thuộc tính đặc trưng. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy trong vài ví dụ về những cuộc huyết chiến bảo vệ gái làng ở miền Bắc; những trận đánh cho tới chết và đốt xe những tay trộm chó; hay đơn giản là tinh thần cổ vũ bóng đá đầy máu ăn thua của giới trẻ Việt Nam hiện nay.

2/ Hậu quả của việc tiêm nhiễm ý đồ “đạt được mục đích bằng mọi thủ đoạn”

Với ý đồ “đạt được mục đích bằng mọi thủ đoạn”, CSVN đã liên tục thực hiện những hành vi lật lọng, ám sát, nướng quân, thảm sát và khủng bố… từ năm 1945 cho đến nay từ bên trong đảng ra đến bên ngoài xã hội.

Ngoài những hành vi như tiêu diệt các đảng phái đối lập, lật lọng hiệp định Geneva 1954 và Paris 1973 với mục tiêu “cướp chính quyền bằng mọi giá”, CSVN còn sẵn sàng nướng quân trong các trận chiến khiến sinh mạng cuộc sống con người không còn được coi trọng nhất. Đặc biệt, việc này thể hiện rõ trong vụ thảm sát dân thường ở Huế năm 1968, hay hàng loạt vụ khủng bố ở miền Nam trước năm 1975.

Trong nội bộ đảng, do những đấu đá quyền lực, các phe nhóm trong thượng tầng lãnh đạo sẵn sàng sát hại nhau qua những vụ án như “xét lại chống đảng”, hay đầu độc chết một số cán bộ lãnh đạo như Đinh Bá Thi, Tướng Lê Trọng Tấn, Nguyễn Bá Thanh…

Khi sinh mạng cuộc sống con người không còn được tôn trọng, thì các thế hệ tiềm ẩn sẵn tính “bạo lực” suốt 70 năm kia sẵn sàng dùng bất kỳ thủ đoạn nào để đạt được mục đích.

Những cá nhân hay tổ chức “bạo lực” khi nắm quyền lực sẽ dùng “luật rừng” và sức mạnh các bộ máy cầm quyền… nhằm cưỡng chế cướp đoạt đất đai, tài sản… của dân thường một cách nhanh nhất, dù người dân có lâm cảnh cùng cực hay thậm chí mất mạng.

Còn những cá nhân “bạo lực” không nắm quyền lực trong tay sẽ sẵn sàng dùng các thủ đoạn như đả thương, giết người…, nhằm đạt được mục đích nào đó, ví dụ như cướp của, xâm phạm tiết hạnh, trả thù… một cách nhanh nhất.

***

Tóm lại, chính đường lối giáo dục “đấu tranh giai cấp” của chủ nghĩa cộng sản, là nguyên nhân chính yếu xóa sạch tính Nhân Bản để thay bằng tính Bạo Lực trong xã hội. Hiện tượng giết người hàng loạt hiện nay chỉ có thể giải quyết thỏa đáng khi chính mỗi con người được tự do mưu tìm hạnh phúc trong một nhà nước pháp quyền thực sự.

Mặc Thủy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.