Vì Đảng hay vì Dân?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thật xót xa khi Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La thông qua kế hoạch xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh phải chi hết 1.400 tỉ. Một số tiền không nhỏ so với điều kiện khó khăn kinh tế của quốc gia hiện nay. Việc thu ngân sách nhà nước đang [tận thu tất cả những gì mà nhà nước có thể tìm cách thu – không trừ cái gi] khó khăn, chi ngân sách luôn bội chi khiến cho ngân khố quốc gia đang cạn dần về đáy.

Nợ nước ngoài hiện nay hơn 1.300 usd/ 1 đầu dân từ cụ già sắp chết cho đến một em bé vừa sinh ra, hàng tháng chính phủ Việt Nam phải trả nợ lãi cho các cơ quan tài chính mước ngoài rất lớn.

Nền kinh tế Việt Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề vì suy thoái và tiến tới đối diện sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc sẽ tác động lớn vào nền kinh tế VN [vì khoảng 90% nguồn đầu tư vào sản xuất ở VN có nguồn gốc từ Trung Quốc].

Các doanh nghiệp VN đang khốn đốn trong sản xuất và xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp giải thể lớn gấp 4 lần so với đăng ký thành lập mới, công nhân thất nghiệp, chủ doanh nghiệp nợ lương, ăn quỵt bảo hiểm xã hội của công nhân…

Đời sống người dân rất khó khăn, có nhiều vùng còn nghèo khó, ý tế còn lạc hậu, trường học rách nát, giao thông vùng sâu vùng xa còn trở ngai, thiên tai lũ lụt ngày càng nhiều và sức tàn phá kinh khủng của thiên nhiên đến với con người…

Trước thực trạng như vậy mà những người cộng sản làm ngơ và sẵn sàng tìm mọi cách làm giầu cá nhân dựa trên những dự án khủng, chi phí các dự án này cũng đắt nhất hành tinh vì nguyên do tham nhũng trong đó. Trên thực tế chi thực cho dự án chỉ khoảng 45-50 %, số còn lại chạy vào túi của các nhân sự có liên quan.

Câu hỏi đặt ra là tượng đài Hồ Chí Minh có cần thiết làm không?

Thực tế với sự tuyên truyền của hơn 1000 đài báo, phát thanh truyền hình và các cơ sở phát thanh xã phường, huyện quận cũng luôn tung hô Hồ Chí Minh, nhiều địa phương tốn rất nhiều đất làm nhà lưu niệm trong và ngoài nước, băng Zôn khẩu hiệu quá nhiều ở tất cả mọi nơi mà đặc biệt là cái lăng ở Ba Đình.

Ngày hôm nay còn có nhiều nguồn tin cho rằng Hồ Chí Minh ở trong lăng không phải là Nguyễn Ái Quốc vì ông ấy đã chết trước 1932. Việc chi tiêu cho Hồ chí Minh [cái tên ảo] quá lớn mà chưa có thống kê để công bố trước dân chúng. Trong khi đất nước và nhân dân lại quá nghèo, vì thế đại đa số người dân cho rằng không cần xây dựng tượng đài HCM mà cần thu nhỏ, dẹp bỏ, thu hồi lại đất đai các khu nhà lưu niệm, tưởng niệm, di tích, tượng đài… số tiền đó đầu tư cho phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.

Các nhà tư bản luôn đầu tư để “tài sản” – có nghĩa tài sản được đẻ ra ngày càng nhiều còn những người cộng sản thì ngược lại đầu tư vào cái “tiêu sản” – tài sản ngày càng mất đi.

Tinh thần và văn hóa là cần thiết nhưng có nhiều cách đơn giản mà sâu lắng chứ không cần phải xây nhiều tượng đài như ở VN gây tốn kém tiền của, đất đai, bảo trì bảo dưỡng theo thời gian tồn tại của chế độ.

Tại Châu Âu tượng Lê Nin đã được hạ xuống bán thanh lý đồng nát khi mà chủ nghĩa đó không tồn tại. Còn ở VN ai bảo đảm các tượng đài đó trường tồn “muôn năm”? Tôi cũng tin sẽ không thể trường tồn “muôn năm” được, vì thế hôm nay xây dựng tốn kém như vậy là không nên, thay vì số tiền làm các dự án công trình như thế thì đầu tư vào giáo dục, y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân sẽ có ích lợi hơn.

Để có tham nhũng thì cần vẽ việc ra làm thì mới có thể chi tiêu ngân sách “hợp lý” của cán bộ nhà sản bỏ mặc cho sự khó khăn của đất nước. Tình trạng này nó đang phổ biến ở các bộ, ban, ngành trong cả nước.

Việc dựng tượng đài Hồ Chí Mình là bình phong cho đảng maphia, cho sự lũng đoạn ngân sách nhà nước. Còn nếu vì tương lai của nhân dân đất nước thì họ sẽ dùng ngân sách đầu tư vào con người sống chứ không phải con người chết.

Thời mạt sản đang cận kề miệng hố.

Phạm Văn Trội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.