Việc đắc cử của ông Trump đe dọa nhân quyền trên thế giới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

10/11/2016

Nhà độc tài Ai Cập Abdel Fatah al-Sissi bảo rằng ông là người lãnh đạo ngoại quốc đầu tiên gọi chúc mừng Tổng thống đắc cử Donald Trump. Ông ta có lý do chánh đáng: Khi gặp hai ứng viên tổng thống Mỹ tại New York vào tháng Chín này, ông Sissi bị bà Hillary Clinton phê bình về hồ sơ nhân quyền tồi tệ tại Ai Cập, trong khi ông Trump thì khen ông ta là “tay này tuyệt”. Văn phòng của ông Sissi có lời tuyên bố hôm thứ Tư: “Ai Cập mong rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ làm hồi sinh quan hệ Mỹ-Ai Cập.”

Nếu ông Trump duy trì đường lối mà ông đã định ra trong lúc vận động tranh cử thì sẽ có nhiều tuyên bố tương tự – và gia tăng đàn áp trong nhiều nước trên thế giới. Từ khi Tổng thống Wilson đem lập trường Mười Bốn Điểm đến hội nghị Versailles 1919 đến nay, Hoa Kỳ luôn là quốc gia đi đầu trên thế giới cổ xúy cho nhân quyền và dân chủ. Ông Trump có vẻ như sẵn sàng rời bỏ vai trò đó.

JPEG - 62.5 kb
Ông Donald Trump phát biểu trong một buổi vận động tranh cử tại Charleston, West Virginia. Ảnh: Brendan Smialowski/AFP/Getty Images

Trong lúc vận động tranh cử, ông Trump gạt qua những báo cáo về sự tàn bạo và đàn áp của Vladimir Putin ở Nga, Bashar al-Assad của Syria, Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhỉ Kỳ. Cũng không gì ngạc nhiên khi cả ba chế độ trên hoan nghênh chiến thắng của ông Trump. Trong một cuộc phỏng vấn với báo New York Times vào tháng Bảy, ông Trump nâng việc tảng lờ này lên như một chủ thuyết. Khi được hỏi về việc ông Erdogan bắt giữ hàng chục người bất đồng chính kiến tại Thổ Nhỉ Kỳ, ông Trump nói, “Tôi nghĩ là khó cho chúng ta dính líu đến chuyện các xứ khác khi mà chúng ta còn không biết chúng ta đang làm gì và chúng ta không nhìn sự việc rõ ràng tại chính xứ sở chúng ta.”

Quả đúng là hồ sơ nhân quyền của Hoa Kỳ không hoàn hảo, và những lời dạy đời – từ Wilson đến Jimmy Carter cho đến George W. Bush – thường bị gạt bỏ thẳng thừng. Tuy nhiên áp lực của Hoa Kỳ cũng đã đóng vai trò trong việc thúc đẩy nhiều quốc gia về hướng tự do, giải cứu rất nhiều tù nhân chính trị và kềm lại sự lộng hành của những lãnh tụ chuyên quyền như ông Sissi. Ngay cả những đối thủ đầy quyền lực như ông Putin và Tập Cận Bình, cũng bị bối rối trước những chỉ trích về nhân quyền và bị cấm vận của Hoa Kỳ – kể cả những điều trong Đạo luật Magnitsky, cấm di chuyển và đông lạnh tài sản của các viên chức Nga có liên hệ đến các tội như giết hại luật sư đối kháng trong tù.

Tổng thống Obama là người hậu thuẫn không mấy mặn mòi với chính sách này. Ông giữ lại một số viện trợ quân đội cho Ai Cập sau vụ quân đội đảo chánh năm 2013 của ông Sissi, nhưng sau đó lại gỡ bỏ và bãi miễn các giới hạn nhân quyền cho các viện trợ khác. Tuy thế các chế độ khác, từ Congo đến Bahrain cho đến Thái Lan, vẫn còn lo ngại sự trừng phạt của Hoa Kỳ. Chỉ dấu ngưng áp lực đến từ ông Trump có thể có tác động nhanh chóng: thí dụ như Tổng thống Congo Joseph Kabila có thể coi thường áp lực của Hoa Kỳ để rời bỏ chức vụ sau khi hết nhiệm kỳ vào tháng Mười Hai này. Rodrigo Duterte có thể thấy thoải mái, tự do hơn để đẩy mạnh chiến dịch tàn sát chống lại dân buôn lậu ma tuý tại Phi Luật Tân.

Ông Sissi bị bà Clinton áp lực để thả Aya Hijazi, một công dân Hoa Kỳ và là một nhà hoạt động NGO từ Falls Church, Virginia bị chính quyền Ai Cập bắt giam không xét xử từ 2014. Còn ông Trump, người tuyên bố là đặt quyền lợi Hoa Kỳ trước nhất, không đá động gì đến hoàn cảnh của bà Aya Hijazi. Hèn gì mà ông Sissi nhanh chóng gọi chúc mừng ông Trump.

Hoàng Thuyên – CTM Media lược dịch theo The Washington Post

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.