Việt Nam Bị Nhồi Nhét Một Dự Án Mở Rộng Thủ Đô

Roger Mitton

Các nhà phê bình đả kích kế hoạch này là không đúng lúc trong khi đất nước đang gặp nhiều tai ương kinh tế.

Roger Mitton, Straits Times, 07/6/08.
Phan Lưu Quỳnh lược dịch

HÀ NỘI – Việt Nam đang bắt tay vào một dự án đầy tham vọng để nới rộng hầu như là gấp ba lần diện tích thủ đô của họ mặc dù có nhiều thái độ ngần ngại miễn cưỡng ngay cả trong giới đảng viên cộng sản về đề nghị này.

Kế hoạch gia tăng diện tích Hà Nội bị chỉ trích là không cần thiết, thiếu hiểu biết và là một sự xao lãng khỏi vấn đề cần thiết cấp bách cho việc giải quyết nền kinh tế của đất nước đang trầm trọng đi xuống.

Việt Nam đang quằn quại trong nỗi đau của sự suy sụp kinh tế tồi tệ nhất trong hàng thập niên qua, với thị trường chứng khoán đang tụt xuống một cách nhanh chóng không kiểm soát được, một vấn đề khủng hoảng ngân hàng và tiền tệ, nạn lạm phát ở mức 25 phần trăm và các cuộc bãi công của công nhân đang gia tăng trên toàn quốc.

Theo luật sư Nguyễn Trấn Bạt, chủ tịch hãng Investconsult, một trong những nhóm cố vấn kinh doanh lớn của Việt Nam thì: “Ðề án mở rộng Hà Nội là không hợp lý, thiếu sự suy nghĩ chính chắn và sai lầm. Nó chỉ là một quyết định xấu đưa ra vào một lúc không thích hợp”.

Ông Nguyễn Thanh Hà, một giám đốc quản trị của một công ty xây dựng tại Hà Nội nói thêm, “Tôi không hiểu tại sao nhà nước lại bỏ ra tất cả thời gian và nỗ lực để bàn tán về diện tích của Hà Nội trong khi họ nên (tìm cách) giải quyết các khó khăn kinh tế”.

Dưới kế hoạch này thì vòng đai của thủ đô sẽ tăng gấp 3.6 lần và dân số sẽ tăng gấp đôi đến 6.2 triệu người, lớn hơn cả Singapore và Kuala Lumpur.

Nhưng dự định trên đã thu hút nhiều sự phản đối mạnh mẽ đến nỗi không ít hơn 6 bộ trưởng được phái đến Quốc hội để cố đưa ra các lý lẽ thuyết phục chính đáng – nhưng không có chút thành công nào.

“Ý ông muốn nói rằng Hà Nội đã xử dụng hết toàn bộ 920 cây số vuông?”, đại biểu Nguyễn Thị Tuyền hỏi một cách đãi bôi.

Ðại biểu Ngô Văn Hùng thì ngờ vực về việc có thể biến Hà Nội trở thành một trung tâm thương mại và văn hoá quốc tế quá dễ dàng như vậy, ông nói: “Tôi ngại rằng chúng ta sẽ không có một Hà Nội có thể thoả mãn tất cả các điều mong đợi này trong cùng thời gian vào thế kỷ tới”.

Khi sự dỗ dành của các bộ trưởng thất bại, thì một buổi họp biểu quyết được dự định vào ngày 23/5 về dự án này đã phải bị huỷ bỏ. Như là một thoả hiệp, nhà nước đã đồng ý hoãn lại việc thực hiện kế hoạch này từ ngày 1/7 đến ngày 1/8 để chú tâm thêm vào việc chống lạm phát.

Chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thân hành đến cơ quan lập pháp này để trả lời những than phiền cho rằng chính phủ của ông ta chưa giải thích kỹ càng các yếu tố căn bản, việc tốn kém tài chánh cùng những tác động văn hóa xã hội của dự án.

Ông Dũng đã thú nhận rằng sự trình bày trước đó có nhiều thiếu sót, nhưng lập luận rằng nếu được mở rộng thì Hà Nội sẽ trở thành một “trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế” ngang hàng với các thành phố lớn trong khu vực – và thậm chí còn lôi ra cả vấn đề phong thuỷ.

Ông Dũng nói: “Hà Nội sẽ dựa vào núi Ba Vì và đối diện sông Hồng. Thủ đô sẽ được vững vàng trong tư thế rồng bay cọp ngồi”.

Mặc dù có sự chỉ trích liên tục, nhưng không có gì phải nghi ngờ là dự án của nhà nước sẽ được chấp thuận. Cuối cùng khi cuộc thảo luận chấm dứt, phần lớn các đại biểu – tất cả hoặc là đảng viên hoặc là thành phần tay chân của đảng – đã nuốt đi nỗi bực bội khó chịu và biểu quyết chấp thuận cho kế hoạch.

Hà Nội với diện tích dự kiến mở rộng.

Nhưng những mối quan tâm về dự án này và thời điểm đưa ra vẫn còn đó.

Tiến sĩ Trương Thái Sơn, giám đốc Công ty địa ốc Hoàng Quân tại TPHCM nói rằng: “Vâng, cuối cùng thì Quốc hội đã chấp thuận, nhưng tôi vẫn lo ngại về việc làm thế nào mà chính phủ có thể kiểm soát được ngân sách để đưa vào thực hiện kế hoạch đó”.

Sự phản đối kéo dài và cách bày tỏ mạnh mẽ cũng gây ra nhiều nhận thức cho rằng phe của ông Dũng đã bị yếu thế vì cuộc khủng hoảng kinh tế đang xảy ra

Cuộc khủng hoảng này đã trở nên trầm trọng đến nỗi các cơ quan tài chánh như Goldman Sachs, Morgan Stanley và Deutsche Bank đã lên tiếng đưa ra sự lo ngại cho rằng một kế hoạch cứu nguy của Quỹ tiền tệ quốc tế có lẽ là cần thiết.

****

Vietnam rams through plan to supersize capital
Critics slam the move as ill-timed, given the country’s economic woes

Roger Mitton, The Straits Times, June 7, 2008

HANOI – Vietnam is embarking on an ambitious plan to almost quadruple the size of its capital despite reservations, even among members of the ruling Communist Party, about the move.

The scheme to ’supersize’ Hanoi has been criticised as unnecessary, ill-conceived and a distraction from the urgent need to tackle the nation’s severe economic downturn.

Vietnam is in the throes of its worst economic slump in decades with its stock market in free fall, a banking and currency crisis, inflation hitting 25 per cent and growing strike action by workers across the country. Said lawyer Nguyen Tran Bat, chairman of Investconsult, one of Vietnam’s major business advisory groups: ’The project to expand Hanoi is illogical, poorly thought out and wrong. It is just a bad decision at a bad time.’ Added Mr Nguyen Thanh Ha, a Hanoi construction company executive: ’I don’t understand why the government spends all this time and effort discussing the size of Hanoi when it should be solving our economic problems.’ Under the plan, the capital’s borders will grow 3.6 times and its population will double to 6.2 million, making it bigger than Singapore and Kuala Lumpur.

But it has drawn such strong opposition that no fewer than six ministers were dispatched to the National Assembly to try to argue its merits – with little success.

’You mean, Hanoi has already used up its entire 920 sq km?’ asked assemblywoman Nguyen Thi Tuyen sarcastically. Deputy Ngo Van Hung doubted if Hanoi could be turned into a cultural and international entrepot so easily, saying: ’I’m afraid we will not have a Hanoi that meets all these expectations by this time next century.’

When ministerial cajoling failed, a scheduled May 23 vote on the measure had to be cancelled. As a compromise, the regime agreed to delay implementation of the plan from July 1 to Aug 1 and focus more attention on fighting inflation.

Prime Minister Nguyen Tan Dung personally went to the legislature to answer complaints that his government had not properly explained the plan’s rationale, its financial cost, nor its social and cultural impact. He conceded that an earlier presentation was flawed, but argued that supersizing Hanoi will make it a ’cultural, political and economic centre’ equal to other great cities in the region – and even resorted to feng shui. Said Mr Dung: ’Hanoi will lean against the Ba Vi Mountains and face the Hong River. It will be stable in the curling-dragon-crouching-tiger position.’

Despite the continued criticism, however, there was never any doubt that the regime’s plan would be approved. When the debate finally ended, a majority of deputies – all either party members or affiliated with the party – swallowed their qualms and voted for the proposal. But concerns about the scheme and its timing remain. Said Dr Truong Thai Son, a director of Hoang Quan Real Estate Corp in Ho Chi Minh City: ’Yes, the National Assembly finally approved it, but I’m still worried about how the government can control the funds to implement it.’

The protracted opposition and forceful way it was expressed have also fuelled perceptions that Mr Dung’s team has been weakened by the ongoing economic crisis. It has become so severe that respected financial institutions like Goldman Sachs, Morgan Stanley and Deutsche Bank have voiced concern that an International Monetary Fund-style rescue package may be needed.