Việt Nam: các nhà đầu tư đang mất kiên nhẫn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Việt Nam có rất nhiều tiềm năng”, người đứng đầu một công ty Hoa Kỳ lớn tại Việt Nam mới đây đã nói với Beyondbrics. “Nhưng điều này đã được nói cách đây mười năm và cũng sẽ được nhắc lại trong mười năm nữa.”

Thái độ của ông là tiêu biểu cho một số, ngày càng nhiều, các nhà đầu tư quốc tế tại Việt Nam đã trở nên thất vọng vì sự mất ổn định kéo dài của tình hình tài chánh và sự bất lực thấy rõ của chính phủ để tiến hành những cải cách cần thiết một cách kịp thời.

Tình hình kinh tế vĩ mô đang đầy rẫy thách thức với mức lạm phát hàng năm hơn 20% và chính phủ đang đối diện với thiếu hụt lớn về ngân sách cũng như thâm thủng lớn về mậu dịch ở một thời điểm mà mức dự trữ ngoại tệ đã teo lại chỉ còn không bằng hai tháng nhập cảng.

Nhưng các nhà đầu tư còn có một danh sách dài những kêu ca phàn nàn của từng khu vực kinh tế, từ những công ty điện lực khổ sở vì giá điện thấp không có lời tới những chủ khách sạn lo lắng băn khoăn vì việc nhà nước không chịu nới lỏng những hạn chế về chính sách chiếu khán.

Trong một cuộc họp mỗi sáu tháng giữa chính phủ và các khu vực tư nhân trong tháng qua, lần lượt hết nhà đầu tư nước ngoài này đến nhà đầu tư nước ngoài khác đứng lên để tuôn ra những nỗi bất bình của họ. Những nhà đầu tư kỳ cựu tại Việt Nam này đều biết rõ rằng chính phủ, được đại diện tại buổi thảo luận bởi bộ trưởng bộ đầu tư Võ Hồng Phúc, thích thảo luận những vấn đề nhạy cảm một cách kín đáo. Mặc dầu vậy, họ vẫn tuôn ra sự chán nản và bực dọc đã làm họ mất đi tính thực dụng thường có.

Các kinh tế gia, Ngân Hàng Thế Giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đã hoan nghênh những cố gắng của chính phủ trong việc ổn định ngắn hạn nền kinh tế bằng một gói những biện pháp xiết chặt về tài chánh và tiền tệ được biết đến dưới tên gọi Nghị Quyết 11.

Nhưng các nhà đầu tư thì không tin tưởng lắm rằng cách giải quyết kiểu chữa lửa này sẽ mở đường cho những thay đổi cần thiết về cấu trúc như gia tăng sự độc lập của ngân hàng trung ương, cải tổ những tập đoàn công phình ra quá lớn và cắt những dự án đầu tư công không có hiệu quả.

Hãy còn một sự hoài nghi rộng khắp về ý định thay đổi của chính phủ, rõ ràng là được tô bóng, từ trọng tâm là tăng trưởng sang ổn định, như được tóm tắt trong thư ngắn mới đây của Citi gởi cho khách hàng:

Trong khi chính sách tiền tệ là cần thiết để quản lý sự cân bằng giữa tăng trưởng và lạm phát, nhưng dựa trên những thành tích yếu kém của chính phủ trong việc duy trì chính sách trong quá khứ, chúng tôi nghĩ rằng thị trường (và cả chúng ta) vẫn còn phải cảnh giác về sự cam kết ổn định kinh tế vĩ mô có thể sẽ sớm bị coi nhẹ một khi lạm phát không còn là tin hàng đầu nữa, và cũng như trước, làm rối loạn những chờ đợi về đồng bạc và lạm phát.

Những thách thức mà Việt Nam đang phải đối diện rất sâu xa. Ngay cả nếu chính phủ có quyết tâm giải quyết những vấn đề về lợi ích trong các xí nghiệp công, trong các bộ và các tỉnh, cũng phải mất nhiều năm để giải quyết những vấn đề rất phức tạp này.

Những nhà đầu tư lạc quan tại Việt Nam thì lý luận rằng, cũng như trong những thị trường mới mở mang khác, nếu bạn muốn phát triển nhanh tại Việt Nam, bạn phải có cái nhìn xa và chấp nhận lúc lên lúc xuống.

Nhưng trong những khách sạn năm sao và những nhà hàng sang trọng tại Hà Nội và Sài Gòn, tâm trạng các nhà đầu tư ngoại quốc không được tốt lắm.

Olivier Massmann, một luật gia người Đức và là một trong số ít người ngoại quốc ở Hà Nội nói thông thạo tiếng Việt, cho rằng vấn đề ở đây một phần là vì sự mong đợi: một số người mong đợi quá nhiều và quá sớm trong khi những người khác lại bỏ cuộc quá sớm khi quốc gia gặp những khó khăn như trong quá khứ.

“Thế giới bên ngoài luôn luôn đánh giá Việt Nam hoặc quá cao hoặc quá thấp,” theo ông Massmann, một thành viên của Duane Morris.

Nhưng ngay cả ông cũng tin rằng Việt Nam đang mất dần danh tiếng như là môt nơi đầu tư hấp dẫn và chính phủ cần phải thể hiện “lời nói đi đôi với việc làm” nếu không muốn bị thua cuộc khi hiệp ước tự do mậu dịch giữa Trung Quốc và Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng trong toàn vùng vào năm 2015.

“Việt Nam phải nhanh chóng cải tổ nếu không muốn bị tụt hậu”, ông nói.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”