Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng họp báo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng họp báo để trình bày Đường Hướng Tranh Đấu và Giới Thiệu Lãnh Đạo trong Trung Ương Đảng

Để trình bày đường hướng tranh đấu và cũng là để giới thiệu đến cộng đồng người Việt tại hải ngoại thành phần lãnh đạo cấp Trung Ương Đảng, Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân) đã tổ chức họp báo tại Little Saigon miền Nam California vào chiều ngày 8 tháng 10 năm 2006.

JPEG - 59 kb

JPEG - 36.9 kb
Từ trái sang phải: BS Nguyễn Trọng Việt, ông Lý Thái Hùng, ông Đỗ Hoàng Điềm, ông Nguyễn Kim

Cuộc họp báo được bắt đầu bởi phần phát biểu của Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt, Uỷ Viên Trung Ương Đảng, đã sơ lược những biến chuyển lớn tại Việt Nam đang tạo ra những ảnh hưởng tích cực lên công cuộc tranh đấu chung. Những cuộc đình công của công nhân tại các hãng xưởng có vốn đầu tư từ nước ngoài đã xảy ra dồn dập, thêm vào phong trào khiếu kiện về ruộng đất, nhà cửa của nông dân xảy ra khắp các tỉnh miền Bắc như Ninh Bình, Thái Bình, Bắc Giang, Lạng Sơn cho đến một số tỉnh miền Nam đã làm cho chế độ CSVN rơi vào tình thế lúng túng khi đối phó. Nổi bật nhất là sự hình thành của Khối 8406 và sự xuất hiện của Tuyên Ngôn Dân Chủ VN đã chuyển tiếp những nỗ lực đấu tranh đơn lẻ, cá nhân của những nhà đối kháng trong nhiều thập niên dài sang thành thế trận kết hợp chung sức cùng với sự xuất hiện công khai của một số lực lượng và đảng phái chính trị tại Việt Nam.

Trước khi kết thúc phần phát biểu, Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt đã long trọng công bố thành phần nhân sự lãnh đạo của Việt Tân đã được toàn đảng tín nhiệm:

- Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng
- Ông L‎‎ý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng
- Ông Nguyễn Kim, Ủy Viên Trung Ương Đảng
- Ông Hoàng Cơ Định, Uỷ Viên Trung Ương Đảng
- Bà Đặng Thị Thanh Chi, Ủy Viên Trung Ương Đảng
- Ông Nguyễn Trọng Việt, Uỷ Viên Trung Ương Đảng
- và một số Ủy Viên Trung Ương khác

Kết lời, Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt phát biểu: “Đại Hội Toàn Đảng Kỳ VI đã mở cho toàn thể đảng viên Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng một quyết tâm mới, sát cánh cùng toàn dân tiến lên, tranh đấu để chấm dứt độc tài Cộng sản và canh tân đất nước.”

Tiếp theo là phần phát biểu của ông Nguyễn Kim, cựu Chủ Tịch Đảng. Ông Nguyễn Kim đã nói về đại hội toàn đảng của Việt Tân: “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng đã tổ chức đại hội toàn đảng vào tháng 9 năm 2006 để vạch ra sách lược đấu tranh trong 5 năm tới cũng là để tuyển chọn lãnh đạo cho nhiệm kỳ 2006-2011. Theo truyền thống từ ngày thành lập tổ chức đến nay, đặt tổ quốc và công cuộc đấu tranh của dân tộc lên trên hết của chiến hữu Hoàng Cơ Minh và tất cả các chiến hữu tiên phong, tất cả đảng viên Việt Tân chúng tôi đã cố gắng phân tích, tuyển chọn những nhân sự then chốt, bộ phận lãnh đạo cao nhất thích hợp với tình hình, thích hợp với sách lược đấu tranh của toàn đảng.”

Ông Nguyễn Kim cũng đã bày tỏ sự tin tưởng và lạc quan của ông đối với người kế nhiệm là ông Đỗ Hoàng Điềm, tân Chủ Tịch Đảng và ông L‎‎ý Thái Hùng, Tổng Bí Thư. Ông Nguyễn Kim Phát biểu: “Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng trong những ngày tháng đấu tranh quyết liệt sắp tới, quý cộng đồng, quý hội đoàn sẽ tiếp tục tìm thấy nơi đảng Việt Tân, dưới sự lãnh đạo của chiến hữu Đỗ Hoàng Điềm và chiếu hữu L‎ý Thái Hùng, một người bạn đồng hành đáng tin cậy, một đồng đội chí thiết trên bước đường đấu tranh. Chúng tôi cũng tin tưởng rằng đồng bào tại Việt Nam và trên toàn thế giới sẽ tiếp tục tìm thấy nơi Đảng Việt Tân một tập thể những con người thiết tha với đất nước và nguyện đấu tranh không mệt mỏi cùng với dân tộc để chấm dứt sự băng hoại, nghèo đói, lạc hậu và đem lại một tương lai tươi sáng cho đất nước Việt Nam.”

Với sự giới thiệu của người tiền nhiệm là ông Nguyễn Kim, ông Đỗ Hoàng Điềm đã trình bày về phương hướng đấu tranh căn bản của Đảng Việt Tân là bằng mọi cách phải “Huy động sức mạnh quần chúng để tấn công vào thực lực và soi mòn khả năng thống trị của đảng CSVN.”

Theo ông Đỗ Hoàng Điềm, thì để có thể huy động sức mạnh quần chúng, người Việt tại hải ngoại cần chọn lựa những hoạt động đấu tranh thực tiễn, phù hợp với hoàn cảnh, và phải thỏa các điều kiện như: bất bạo động, đáp ứng đúng những nhu cầu thiết thân của người dân, khả thi và vừa tầm tay của mọi người khiến họ có thể tham gia dễ dàng, và tranh thủ được sự hậu thuẫn của quốc tế.

Để thực sự làm suy yếu khả năng thống trị của đảng CSVN, phong trào quần chúng đấu tranh này sẽ ưu tiên tấn công vào các trụ cột chính đang chống đỡ chế độ đặc biệt nhắm vào: hệ thống luật pháp, hệ thống truyền thông, và hệ thống công an. Song song, các lực lượng dân chủ cần phải phối hợp hành động trong một liên minh để làm lực hướng dẫn phong trào quần chúng đối đầu với đảng CSVN. Tóm lại, đây là lúc chúng ta phải một mặt gia tăng sức mạnh của dân tộc, một mặt soi mòn thực lực và khả năng thống trị của đảng CSVN.

Ông Đỗ Hoàng Điềm cũng phân tích về tầm quan trọng và khả năng đóng góp của cộng đồng người Việt tại hải ngoại vào công cuộc giải phóng và canh tân đất nước: “Chúng ta không chỉ là hậu phương vững mạnh cho quốc nội mà chính hải ngoại cũng là một trận tuyến đấu tranh vô cùng quan trọng vì chính hải ngoại là nơi sẽ đem lại sự hậu thuẫn của quốc tế để áp lực lên chế độ, là nguồn cung cấp phương tiện và kỹ thuật hỗ trợ cho các phong trào đấu tranh trong nước, và cũng là nơi giữ vững ngọn cờ dân chủ, không chấp nhận độc tài, làm điểm tựa tinh thần cho đồng bào quốc nội.”

Những người tham dự buổi họp báo đã cảm nhận sự xúc động của ông Đỗ Hoàng Điềm khi ông nói về tình trạng bi đát của dân tộc Việt Nam: “Tất cả chúng ta cùng chia sẻ một ước nguyện. Đó là làm sao không phải 30 ngàn, mà không một trẻ thơ Việt Nam nào sẽ phải bán mình trên xứ lạ tại Cam Bốt; không một cô gái Việt Nam nào sẽ phải mang trinh tiết của mình đấu giá trên eBay như một món hàng; và không một phụ nữ Việt Nam nào sẽ phải nhắm mắt làm dâu ngoại quốc chỉ để trở thành những nô lệ tình dục. Chúng ta cùng chia sẻ với nhau một giấc mơ cho dân tộc vì đảng viên Việt Tân cũng như tất cả quý vị, là những con người với trái tim Việt Nam, đau đớn trước những khổ đau dân tộc phải gánh chịu. Từ nỗi đau của người cha làm quần quật trong khu chế xuất Đồng Nai vẫn không đủ tiền gửi về quê cho con đi học, cho đến nỗi đau của cô gái lõa thể trước mặt người đàn ông ngoại quốc như một con vật đang được chọn lựa để ngã giá.”

Khi nói về người đảng viên Việt Tân, ông Đỗ Hoàng Điềm phát biểu rằng đảng viên Việt Tân bao gồm tất cả thành phần xã hội của dân tộc Việt Nam: “Đảng viên Việt Tân là người sinh viên tại Hà Nội, người bác sĩ tại Sydney, người thợ máy tại Houston, và là người nội trợ tại Paris. Chúng tôi là con em của quý vị, là người làm cùng sở, người bạn học, hay là người quen xưa cũ của quý vị. Tất cả chúng tôi là một phần của quý vị, sống trong sự đùm bọc của quý vị. Chúng tôi cần quý vị, từ lời khuyên cho đến những nắm tay siết chặt trong công tác.”

Trước khi kết lời, ông Đỗ Hoàng Điềm kêu gọi cộng đồng người Việt tại hải ngoại: “Đất nước và dân tộc đang chuyển mình, chúng ta hãy cùng nhau chấm dứt tình trạng khổ đau đã kéo dài quá lâu trên quê hương tan tác. Hãy cùng nhau làm những ngọn sóng đưa con thuyền dân tộc đến bến bờ tự do và hạnh phúc”.

Kế tiếp phần phát biểu của ông Đỗ Hoàng Điềm là phần trao đổi với cử toạ. Những sự trao đổi giữa cử toạ và lãnh đạo của Việt Tân xoay quanh chủ đề gây dựng sức mạnh liên minh dân tộc. Đáng chú ‎‎ý nhất là có sự tham dự của Giám sát Quận Cam Lou Correa, nguyên là dân biểu Hạ Viện tiểu bang California, đã đặt câu hỏi về việc chống lại chế độ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi, nhiều tổ chức và đảng phái cũng đã liên kết để vận dụng sức mạnh liên minh dân tộc hầu mang lại sự thay đổi. Vậy cương vị của ông là một dân biểu có thể làm gì để vượt qua ranh giới cộng đồng người Việt để tiếp cận những thành phần khác để họ cùng tham dự vào một nỗ lực chung vì những vấn đề nhân quyền không phải là vấn đề của riêng cộng đồng người Mỹ gốc Việt mà còn là vấn đề chung của tất cả mọi người. Ông Đỗ Hoàng Điềm đã trả lời Giám sát Lou Correa với hai đề nghị: 1. Giám sát Lou Correa có thể vận động chính quyền Hoa Kỳ ở cấp cao hơn để yêu cầu họ quan tâm đến những vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. 2. Tiếng nói của những nhà đối kháng tại Việt Nam cần được quảng bá và lắng nghe, ông có thể giúp mang những tiếng nói từ quốc nội đến chính quyền và nhân dân Hoa Kỳ để họ có thể hiểu những gì đang xảy ra tại VN. Giám sát Lou Correa hứa là sẽ cộng tác với ông Đỗ Hoàng Điềm để thực hiện hai đề nghị trên.

Buổi họp báo được tiếp nối bởi một buổi tiếp tân với sự tham dự của các vi dân biểu liên bang Loretta Sanchez và Ed Royce, dân biểu tiểu bang Trần Thái Văn, Giám sát Quận Cam Lou Correa, Luật sư Nguyễn Trung, thành viên của Hội Đồng Quản Trị Học Khu Garden Grove. Các vị dân biểu đã liên tiếp chúc mừng ông Đỗ Hoàng Điềm trong cương vị là tân Chủ Tịch Đảng và đồng thời hứa hẹn là sẵn sàng cộng tác để tiếp tục đẩy mạnh nỗ lực tranh đấu cho nền dân chủ tại Việt Nam.

JPEG - 64.5 kb

JPEG - 39.5 kb
Ông Lou Correa, Giám sát Quận Cam , nguyên là dân biểu Hạ Viện tiểu bang California, đặt câu hỏi.

JPEG - 54.2 kb
Dân biểu Liên Bang Hoa Kỳ, ông Ed Royce

JPEG - 48.5 kb
Dân biểu Liên Bang Loretta Sanchez, Ông Lou Correa, Ông Đỗ Hoàng Điềm, Dân biểu tiểu bang California Trần Thái Văn


Video clips:

- Phát biểu của Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt (WMV, 6.5Mb)
- Phát biểu của Ông Nguyễn Kim, Cựu Chủ Tịch VNCTCMĐ (WMV, 3Mb)
- Phát biểu của Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch VNCTCMĐ (WMV, 6.5Mb)
- Phát biểu của Ông Ed Royce, Dân Biểu Hoa Kỳ (WMV, 6Mb)
- Phát biểu của Bà Loretta Sanchez, Dân Biểu Hoa Kỳ (WMV, 5Mb)
- Phát biểu của Ông Trần Thái Văn, Dân Biểu Tiểu Bang California (WMV, 5.5Mb)
- Phát biểu của Ông Lou Correa, Giám Sát Orange County (WMV, 3Mb)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”