Việt Nam Có Hy Vọng Đứng Ra Đăng Cai Tổ Chức Á Vận Hội 2014 Hay Không

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào tháng 11 năm 2004, Ủy ban Olympic Việt Nam cho hay sẽ nạp đơn làm ứng viên đăng cai tổ chức Á Vận Hội lần thứ 17 vào năm 2014 (ASIAD 2014). Ngày 18 tháng 2 năm 2005, Tổng thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam, ông Hoàng Vinh Giang cũng đã lập lại việc này và rất mong ý nguyện này trở thành hiện thực. Ngày 30 tháng 3 năm 2005, trên trang báo điện tử VN Express đăng tin với một cái tựa lớn là Ấn Độ chạy đua giành quyền đăng cai ASIAD với Việt Nam. Nếu nhìn những diễn tiến như thế thì ai cũng nghĩ rằng Việt Nam đã nạp đơn cho Ủy ban Thế vận hội Á châu để xin đứng ra tổ chức ASIAD 2014. Việt Nam đã nạp đơn hay chưa xin vào trang nhà của Olympic Council Of ASIA thì sẽ rõ.

Ngày 30 tháng 3 năm 2005, một ngày trước khi khóa sổ nhận đơn ứng viên, Ủy ban Olympic Á châu loan báo cho biết đã nhận được thêm đơn của một ứng viên mới nạp vào giờ chót đó là thủ đô Delhi của Ấn Độ. Website của Olympic Council of Asia long trọng giới thiệu ba quốc gia nạp đơn xin làm ứng viên đứng ra đăng cai tổ chức Á Vận Hội 2014 là Ấn độ, Jordan và U.A.E (United Arab Emirates), không có tên Việt Nam. Kết quả tuyển chọn sẽ được công bố vào tháng 9 năm 2005.

Mặc dù Ấn Độ nạp đơn vào phút chót nhưng, hồ sơ đầy đủ theo như điều kiện của Ủy ban Olympic Á châu đưa ra. Chủ tịch Ủy ban Thế vận hội Ấn Độ, ông Suresh Kalmadi, cho hay tất cả thủ tục nạp đơn chúng tôi đã chuẩn bị từ trước chỉ chờ chính phủ bật đèn xanh là tiến hành ngay. Các hạ tầng cơ sở cần thiết cho việc tổ chức từ sân vận động, khách sạn, phương tiện giao thông…chúng tôi bảo đảm đạt tiêu chuẩn tối cao vì một phần đã có, một phần đang xây dựng để chuẩn bị cho Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung vào năm 2010. Ông Kalmadi còn nói thêm rằng với 150 triệu mỹ kim đầu tư vào thêm nữa chúng tôi hy vọng sẽ thắng đối thủ đáng ngại là Jordan trong cuộc chạy đua này. Nếu Á Vận Hội 2014 được tổ chức tại Delhi thì chắc chắn uy thế của Ấn Độ sẽ được nâng cao hơn.

Ngay vào tháng 11 năm 2004, ngay sau khi nghe tin là Việt Nam mong muốn đăng cai tổ chức Á Vận Hội 2014, dư luận trong nước đã có nhiều phản ánh như sau qua một bài báo đăng trên tờ Tuổi Trẻ.

Tin nghe được thì mừng, nhưng nghĩ đi nghĩ lại đừng vội mừng vì rất dễ bố cái lầm, mấy ông nhà nước chuyên nói dốc. Nếu được đứng ra đăng cai tổ chức ASIAD 2014 thì Việt Nam được dịp nở mày nở mặt với thế giới, có thêm điều kiện thúc đẩy phát triển cơ sở vật chất lẫn phong trào cũng như trình độ thể thao trong nước…Nhưng đó chắc chắn chỉ là giấc mơ, vì đi vào thực tế dưới tình trạng đất nước như hiện tại sẽ thấy chình ình trước mặt một đống yếu tố bất khả thi. Trước tiên là về thời hạn và công tác chuẩn bị, mặc dù nói là ASIAD Games 2014 nhưng thật ra phải bắt tay chuẩn bị ngay từ bây giờ nếu muốn nạp đơn làm ứng viên, nào là phải lập dự án, hồ sơ thuyết minh…để trình lên cho cơ quan có thẩm quyền là chính phủ và Quốc hội duyệt xét, và chắc chắn sẽ bị sửa lui sửa tới, bớt chỗ này thêm chỗ kia không dưới cả chục lần. Nếu được chấp thuận mới nộp cho Olympic Á châu xem xét và cử đoàn qua khảo sát thực địa. Quy ra chừng đó chuyện liệu có thể làm nổi trong vòng năm tới hay không?. Cái gì chứ cái bệnh công chức rề rà mãn tính của phe mình thì phe ta quá biết rồi. Là nước được tổ chức vòng chung kết cúp bóng đá châu Á 2007 mà đến nay đã thấy Liên đoàn bóng đá động đậy chút nào đâu.Về vấn đề tài chánh thì đào đâu ra tiền đâu mà làm, đừng có đùa chẳng phải cỡ SEA Games vài trăm triệu đô la đâu mà tưởng bở. Á Vận Hội có tầm cở quy mô gấp 5 lần trở lên, ít ra cũng tốn cả tỷ mỹ kim. Nội cái SEA Games 22 nhỏ bé mà còn lòi ra hàng chục vụ thanh tra chưa biết mấy năm mới xong, nội cái nhà thi đấu Phú Thọ cò con ở Sài Gòn mà đã khui ra khoản lệch lạc giá phù phép bất hợp pháp bay hơi mất 95,241 tỉ đồng thì không biết đến ASIAD bự tổ chảng bao bố nào đủ để chứa tiền chùa.

Chắc không có một lời bình luận nào hơn được những nhận xét quá rõ ràng và xác đáng của người dân ở trong nước như vừa đề cập ở trên về chuyện nhà nước cộng sản Việt Nam tuyên bố nạp đơn đăng cai tổ chức Á Vận Hội 2014.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.