Việt Nam cương quyết khai thác bô-xít ở Tây Nguyên

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Gia Minh, phóng viên RFA
2009-02-09

Mặc dù gặp nhiều ý kiến phản đối, chính phủ Việt Nam mới đây đã loan báo quyết định tiến hành dự án khai thác bô-xít ở Cao nguyên Trung phần.

Thủ tướng chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong tuần rồi phát biểu với báo chí trong nước rằng dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên là chính sách lớn của Việt Nam, và ông cương quyết cho tiến hành dự án, mặc dù lâu nay có nhiều ý kiến phản đối từ giới khoa học, cũng như nhiều người dân tại Vùng Tây Nguyên.

Bất chấp phản đối

Lý do mà giới chuyên môn nêu ra là họat động khai thác quặng bô-xít sẽ tác động ảnh hưởng đến môi trường cũng như đời sống của cư dân địa phương; trong khi lợi ích kinh tế mà nguồn khóag sản thu được không kinh tế.

Ngay cả một vị tướng nổi tiếng của Việt Nam là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng gửi thư cho Thủ tướng chính phủ kêu gọi nên dừng dự án lại.

Trong chuyên mục Khoa học- Môi trường kỳ này, một số chuyên gia nêu lên những tác động môi trường của dự án khai thác quặng bô-xít ở Tây Nguyên.

Vào tháng 12 năm 2007 và tháng 10 năm ngóai, Tập đòan Công nghiệp Than và Khóang sản Việt Nam, chủ dự án khai thác quặng bôxít ở Tây Nguyên và Viện Tư vấn phát triển của Việt Nam tổ chức hai cuộc hội thảo với sự tham dự của giới chuyên gia nhiều ngành khác nhau nhằm giá tác động của các dự án bô- xít tại Tây Nguyên.

JPEG - 41.8 kb
AFP PHOTO

Ông Nguyễn Thành Sơn nêu ra bốn tác động bất lợi khi tiến hành dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Một trong bốn điểm đó là lượng lớn bùn đỏ thải ra. Lọai bùn đỏ này được ví như bom bẩn vừa làm ảnh hưởng môi trường, vừa là một nguy cơ đe dọa mạng sống con người.

Ông Nguyễn Thành Sơn cho biết thông tin về quá trình tạo ra bùn đỏ và tác hại của nó: “Bùn đỏ chứa 70% nước và 30% chất thải quặng thì rất nguy hại về môi trường, vì 70% còn lại chức NAOH, sút.”

Tiến sĩ Trần Bỉnh Chư, phó trưởng Bộ môn địa chất, thuộc Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội cũng có giải thích sơ luợc về việc sử dụng hóa chất để tuyển quặng bô-xít từ đó có thể gây hại cho môi trường:

“Bô-xít là thành phần chính là AL2O3 cộng với một số hợp chất; mà muốn làm giàu lên thì phải sử dụng hóa chất để giải phóng tức tách các hợp chất ra; sau khi xử lý ra thì chất thải đó đổ đi đâu. Nếu tích lại mà thấm ra đất thì ảnh hưởng.”

Tiến sĩ Phạm Duy Hiển, một nhà khoa học luôn lên tiếng về những dự án lớn tại Việt Nam lâu nay, cũng trình bày quan ngại của ông khi cho tiến hành dự án khai thác quặng bô-xít ở Tây Nguyên:

“Tây Nguyên được ví như mái nhà Đông Dưong nên phải thận trọng. Phá môi trường vùng như Tây Nguyên thì sẽ gây ra những thiên tai lớn không chỉ Tây Nguyên mà còn những vùng dưới nữa.”

Trong khi đó tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh, chủ tịch Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam có ý kiến cho rằng cần tiếp tục làm rõ các vấn đề khoa học liên quan dự án, vì những cơ sở mà các nhà khoa học đưa ra lâu nay vẫn còn chung:

“Giống như bất kỳ dự án nào thì tác động môi trường cũng có nên phải cân đối đưa ra các giải pháp xử lý sao cho hợp lý. Nếu nói phức tạp quá chưa thể giải quyết để tiến hành thì không được, ngược lại nếu nói cứ làm đi vì có giải pháp ổn rồi thì cũng chưa được. Cũng có ý kiến các nhà khoa học rồi thì tôi thấy cũng chưa đủ cơ sở

Nay phải nghe phía định làm làm thế nào, rồi phát sinh những vấn đề gì và chủ dự án có các biện pháp xử lý đến đâu rồi đánh giá thì mới đủ cơ sở.

Bây giờ thì con người chen chúc sống khắp nơi rồi tác động đến khắp nơi rồi; thì bảo vệ tối đa được đến đâu thì cố gắng, còn khai thác thì giảm thiểu tác hại. Đó là nguyên lý.”

Bền vững và Hiệu quả?

JPEG - 24.7 kb
Photo : Wikipedia

Trong phát biểu với báo giới đưa ra hôm thứ tư vừa rồi, thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng nói sẽ cho tổ chức thêm những cuộc hội thảo để tìm ra những phương cách khai thác bô-xít ở Tây Nguyên một cách bền vững và hiệu quả.

Tiến sĩ Phạm Duy Hiển tỏ ra nghi ngại về kết quả của những cuộc hội thảo tiếp theo:

“Chúng tôi có tham gia khá nhiều hội thảo, tôi thấy đó là những người kinh nghiệm, có tâm huyết. Tôi tin nếu trong hội thảo tới nếu ai cũng được phát biểu thì cũng sẽ có hai luồng ý kiến nên và không nên. Tôi không tin hòan tòan một hội thảo như thế có giải quyết được vấn đề gì. Đã quyết rồi thì khó thay đổi quyết định…”

Tiến sĩ Phạm Duy Hiển cũng trình bày lại chuyện của thời gian trước như sau:

“Ngày xưa tôi cũng có tham gia phân tích bô- xít ở Tây Nguyên, và thấy chất lượng nó cũng không phải là tuyệt hảo như người ta nói. Nhưng quyết định của chính phủ hiện nay chưa nghe hết ý kiến của mọi chuyên gia.”

Từ tháng 11 năm 2007, thủ tướng Việt Nam đã phê duyệt dự án khai thác và chế biến bô xít Tây Nguyên của TKV. Họat động đó sẽ trải dài từ Lâm Đồng sang Đắc Nông, xuống Bình Phước.

Trong dự án còn có kế họach xây dựng nhà máy điện phân nhôm, làm tuyến đường sắt Tây Nguyên-Bình Thuận và cả xây dựng một cảnh ở Bình Thuận để xuất nhôm thành phẩm đi.

Trong tất cả những dự án thuộc tổng dự án khai thác bô-xít của TKV tại Tây Nguyên, thì tỉnh Dak Nong có đến bốn dự án vì theo đánh giá trữ lượng mà cơ quan chức năng Việt Nam đưa ra thì ở đó chiếm đến chừng 60% tổng trữ lượng bô-xít tại Việt Nam.

Hiện nay TKV đang triển khai đầu tư hai tổ hợp bô-xít – alumin đầu tiên. Một ở Dự án Tân Rai ở Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng và một là Dự án Nhân Sư ở Dắk R’lấp tỉnh Dak Nông, Nhà đầu tư của cả hai dự án là những tập đòan của Trung Quốc.

Một nông dân tại xã Lộc Thắng, Bảo Lộc Lâm Đồng cho biết những thay đổi đã có đối với cuộc sống nguời dân khi triển khai dự án khai thác bô-xít tại đó: “Việc trồng cây công nghiệp phải mất mấy mươi năm, nay phải trồng lại thì tất nhiên có khó khăn.”

Cũng như tình trạng người nông dân bị mất đất canh tác tại nhiều nơi khác ở Việt Nam. Những nguời trồng chè và cà phê tại các nơi bị thu hồi đất để tiến hành khai thác bô xít ở Tây Nguyên cũng đang gặp khó khăn sau khi nhận tiền đền bù cho vườn chè, khu cà phê bị thu hồi.

Nhiều người sau khi nhận tiền vẫn chưa thể mua lại được một mảnh đất để canh tác. Họ thấy khó thở khi phải sống trong môi trường chật chội thiếu bóng cây xanh.

Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí thính giả và các bạn trong chương trình kỳ tới cũng vào giờ này trên làn sóng phát thanh của Đài Á Châu Tự Do.

Gia Minh chào tạm biệt.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Nội lực quốc gia - Lựa chọn sống còn trong trật tự toàn cầu mới

Nội lực quốc gia – Lựa chọn sống còn trong trật tự toàn cầu mới

Trong một thế giới cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nội lực không chỉ là yếu tố tăng trưởng mà là điều kiện sống còn. Việt Nam phải nhanh chóng quyết định: Tiếp tục làm gia công giá rẻ hay bước lên nấc thang cao hơn bằng năng lực sản xuất, công nghệ và bản lĩnh quốc gia thực sự?

Điểm nghẽn nào ở đây?

Chính phủ cần đưa ra các thống kê đúng về môi trường, cụ thể môi trường của Hà Nội hiện nay. Độ ô nhiễm là bao nhiêu? Do các nguyên nhân chính nào? Lộ trình giải quyết các nguyên nhân chính ấy ra sao?

Khi chính phủ ra lệnh cấm xe máy xăng trên đường trục của thủ đô rất tiếc không kèm theo các thông tin về độ ô nhiễm tổng thể ấy.

11 triệu: 7 năm tù – Hàng ngàn tỷ: 3 năm ân xá

Cách đây chưa lâu, chính chúng tôi bị nghe “dạy dỗ” là phải dùng đại từ nhân xưng “ông” cho một tội phạm vốn trước đây là quan chức chứ không được dùng “sẵng” chỉ mỗi tên riêng.

Giờ thì nhìn vào người thầy, lấy công làm lời, bị xử 7 năm tù vì tham ô có 10,7 triệu đồng. Tôi tự hỏi, tại sao thầy không “khắc phục hậu quả” để hưởng khoan hồng nhỉ?

Ảnh minh họa: Tuổi trẻ thủ đô

Chủ trương, ngoài đúng còn phải công bằng

Chú em nói đúng. Một thế giới cần lao mấy chục triệu người đang chạy xe xăng để kiếm cơm hằng ngày, có những chiếc giá chỉ vài ba triệu đồng, không dễ gì đổi thành xe điện vài chục triệu. Nếu nhà nước thực sự muốn tốt môi trường và lo cho dân, hãy cho dân khoản tiền sắm sửa ban đầu ấy, khó gì chuyện dân ủng hộ chủ trương.