Việt Nam Đối Diện Với Hình Thức Vận Động Dân Chủ Mới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Thanh Trúc, phóng viên đài RFA)

Tuần qua đã có một diễn tiến khá khác thường là vụ cơ quan an ninh Việt Nam ra tay bắt giữ 6 người về tội danh chưa xác định, thông tin từ bên ngoài cho hay trong số đó có 5 người thuộc đảng Việt Tân. Thanh Trúc tìm hiểu thêm sự việc.

* Bấm vào đây để nghe bài này
* Tải xuống để nghe

Hôm thứ Bảy vừa qua, ngay khi an ninh vừa bắt giữ 6 người tại một ngôi nhà trong vùng Phú Thọ ở Sàigòn, trên mạng Internet toàn cầu đã xôn xao về thông tin này. Cho tới thứ Hai thì đảng Việt Tân mới chính thức thông báo là có 3 thành viên của họ bị bắt giữ gồm các ông Nguyễn Quốc Quân, Trương văn Ba, và bà Nguyễn thị Thanh Vân.

Sự kiện này được phát ngôn nhân của đảng Việt Tân là cô Đặng Thanh Chi xác nhận với biên tập viên Nguễn Khanh của chúng tôi:

“Trong chuyến đi Việt Nam lần này, chủ đích của anh chị em Việt Tân là về cùng phối hợp với một số anh chị em Việt Tân trong địa bàn quốc nội, cùng gặp gỡ thêm một số vị hỗ trợ viên cùng những người có chung lý tưởng đi tìm con đường tự do, dân chủ cho đất nước.”

JPEG - 10.5 kb
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân.

Tạp chí quốc tế Time trong số ra ngày thứ Ba 20 tháng Mười Một đăng bài của ký giả Kay Johnson về việc này, có đoạn chúng tôi xin tạm dịch là “nhân viên an ninh Việt Nam theo dõi con mồi của họ đã nhiều ngày qua, và khi công an ra tay vào ngày 17 tháng Mười Một, họ không muốn để sổng.

Theo nhân chứng thuật lại với tổ chức vận động dân chủ thì có ít nhất là 20 nhân viên bao vây một căn nhà tại Thành phố Hồ Chí Minh và ập vào bắt 6 người, cùng tịch thu những tài liệu liên quan đến “hội thảo về dân chủ” đã được nhóm này trù liệu.

Những cuộc ruồng bố như vậy không có gì lạ, vì chỉ trong năm nay Việt Nam đã bắt giữ cả chục người vận động cho dân chủ, hầu hết bị truy tố về tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa” có khung hình phạt tối đa lên tới 20 năm tù.

Thế nhưng vụ bắt giữ này lạ thường là do lần này đối tượng thuộc thành phần “phần tử thù nghịch nước ngoài” , vốn là nhóm từ mà nhà cầm quyền thường sử dụng để mô tả những người ở hải ngoại tranh đấu cho dân chủ. Trong số này có hai công dân Hoa Kỳ, một nữ công dân Pháp và một công dân Thái. Cho đến thứ Ba, nhà cầm quyền vẫn chưa đưa ra thông tin chính thức là những người bị bắt phạm tội gì và từ chối không bình luận về vụ bắt bớ”.

Bài báo trên tạp chí Time viết rằng vụ này cho thấy thái độ không khoan nhượng của nhà cầm quyền Việt Nam đối với bất cứ ai không cùng chính kiến với họ, nhưng chuyện “hội thảo về dân chủ” cũng cho thấy sự thay đổi trong chiến thuật của các tổ chức ở hải ngoại để đương đầu đấu tranh với đảng Cộng sản đang cầm quyền.

JPEG - 48.2 kb
Bà Nguyễn Thị Thanh Vân.

Sự thay đổi đó, nếu có thì theo các người quan tâm, là sự dũng cảm đối đầu, công khai ra mặt để đánh động dư luận quốc tế, nhất là khi có sự hiện diện của công dân một số quốc gia lớn, như trường hợp các ông Nguyễn Quốc Quân và Truơng văn Ba, quốc tịch Hoa Kỳ, và bà Nguyễn thị Thanh Vân, quốc tịch Pháp.

Chiến thuật đó vừa tạo được tiếng vang, dù còn giới hạn do nước Pháp đang đắm chìm trong đình công, nhưng ba dân biểu Hoa Kỳ Loretta Sanchez, Zoe Lofgren, và Neil Abercrombie, mới gởi thơ cho Ngoại trưởng Condoleeza Rice yêu cầu Washington thuyết phục Hà Nội trả tự do cho hai công dân Mỹ vì họ không phạm tội hình sự nào.

Về lá thư này, cô Ngọc Hiếu, phụ tá dân biểu Loretta Sanchez, cho biết: “Em biết chắc chắn là bà dân biểu Loretta Sanchez sẽ tìm nhiều cách khác để trả tự do lại cho ông Nguyễn Quốc Quân và ông Trương văn Ba.”

Dù Hà Nội từ chối không bình luận gì về sự kiện này, nhưng một viên chức sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết họ nhận có bắt giữ một công dân Hoa Kỳ gốc Việt, và sứ quán đang yêu cầu được tiếp xúc với người công dân Mỹ này, chưa biết đó là tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân hay ông Trương văn Ba.

JPEG - 45.8 kb
Ông Trương Van Ba.

Động thái mới của các nhóm người trẻ Việt Nam, theo các nhà phân tích quốc tế thì khó có thể tạo sự thay đổi gì trong guồng máy chính trị Việt Nam, ít nhất là vào lúc này. Hiện nay Hà Nội quy kết các tổ chức của người Việt hải ngoại là khủng bố và bất cứ ai trong nước có quan hệ gì với “yếu tố nước ngoài” bị cho là đủ cơ sở để nhà nước bắt giam và truy tố.

Giáo sư Carlyle Thayer, nhà chuyên phân tích tình hình Việt Nam, nhận xét rằng “họ tranh đấu cho dân chủ, họ không dùng bạo lực, họ đã có lẽ phải. Thế nhưng họ có làm gì được không, thì còn phải chờ”.

Chưa biết vụ bắt bớ có giúp ích gì cho cuộc tranh đấu hay không, nhưng ít ra nó cũng làm nhà cầm quyền Việt Nam mất đi thiện cảm của nhiều cá nhân, tổ chức và quốc gia trên thế giới, vốn vẫn xem quyền tự do bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa là một trong những quyền cơ bản nhất của con người.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.