Việt Nam Lại Xuống Đường Vì Các Quần Đảo Đang Tranh Chấp Với Trung Quốc

AFP

Hà Nội (AFP)- Những người biểu tình phản đối Trung Quốc về các quần đảo đang tranh chấp, lại xuống đường tại Việt Nam nhưng bị công an ngăn chặn khỏi các phái bộ ngoại giao của Bắc Kinh, sau vụ biểu tình hồi tuần trước gây ra sự khiển trách từ phía Trung Quốc.

Hàng trăm người biểu tình tại Hà Nội và Tp. Sài Gòn (HCM) đã diễu hành (để phản đối Trung Quốc) vì sự tranh chấp âm ỉ lâu nay về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Nam Trung Hoa, đang được tuyên bố chủ quyền bởi Trung Quốc, Việt Nam và những nước khác trong vùng.

Công an đã ngăn chặn khoảng 300 người biểu tình tại thủ đô Hà Nội và khoảng 100 người khác tại thành phố cảng từng được gọi là Sài Gòn, không cho đến phản đối bên ngoài toà đại sứ và lãnh sự quán của nước láng giềng, cũng là đồng minh cộng sản ở phía bắc của Việt Nam.

Một cuộc xuống đường ồn ào nhưng ôn hoà vào ngày 9/12/07, để ủng hộ tuyên bố chính thức của nhà nước Việt Nam về chủ quyền, được công an để yên cho khoảng một tiếng đồng hồ, đã gây ra sự phản đối từ phía Trung Quốc hai ngày sau đó.

“Chúng tôi quan tâm sâu xa về vấn đề này”, bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết sau cuộc biểu tình lần đầu. “Chúng tôi hy vọng nhà nước VN sẽ có một thái độ trách nhiệm và biện pháp thích hợp để chấm dứt việc này và ngăn ngừa quan hệ hữu nghị song phương bị thiệt hại”.

Trong vụ xuống đường mới đây, các nhóm biểu tình diễu hành qua Hà Nội, phất cờ và hô to những khẩu hiệu chống Trung Quốc và hát những bài ca yêu nước.

Hầu hết những người biểu tình đã mặc những chiếc áo thung giống nhau với hình cờ Việt Nam màu đỏ và vàng, một bản đồ Viêt Nam có các quần đảo và hàng chữ “Chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc nguy hiểm cho Á Châu”, và “Coi chừng xâm lược”.

Tại Tp. Sài Gòn (HCM)khoảng 100 người biểu tình đã xuống đường tại một công viên gần lãnh sự quán Trung Quốc, giơ cao những tấm bảng được đọc thấy như “Buông ngay Việt Nam ra”, “Việt Nam: Cùng nhau đoàn kết”, và “Chấm dứt ngay chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc”.

Hai quần đảo —gọi là Trường Sa và Hoàng Sa bằng tiếng Việt — được coi như tiền đồn chiến lược trên biển Nam Trung Hoa, có khả năng về trữ lượng dầu hoả và khí đốt, đồng thời là khu vực đánh cá tốt.

Ðảo Trường Sa, gồm hơn 100 đảo nhỏ, các rặng san hô và các đảo vòng, được tuyên bố chủ quyền toàn phần hoặc một phần bởi Trung Hoa, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei và Ðài Loan.

Hoàng Sa — là quần đảo mà Trung Quốc đã chiếm từ quân đội miền Nam Việt Nam vào năm 1974 — được tuyên bố chủ quyền bởi Việt Nam và Đài Loan.

Cuộc tranh chấp đã khuấy động lên những phản ứng mạnh mẽ tại Việt Nam, vốn vẫn không quên 1000 năm bị người Tàu đô hộ và cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc vào năm 1979. Một trận hải chiến vào năm 1988, gần một trong những đảo trong quần đảo Trường Sa, làm hơn 50 thuỷ thủ Việt Nam bị thiệt mạng.

Vụ xuống đường phản đối bắt đầu vào ngày 9/12, sau khi Trung Quốc thành lập một đơn vị hành chánh ở cấp quận huyện, bao gồm 2 triệu 6 cây số vuông (1 triệu dặm vuông), hầu hết là mặt biển, trong đó có cả những đảo đang tranh chấp.

Đề tài này đang được bàn cãi một cách nóng bỏng trên các trang blogs tại Việt Nam, và các tay tin tặc Việt Nam đã phá hoại ít nhất bề mặt của một trang web của chính phủ Trung Quốc

Các quần đảo luôn là điểm chạm trán trong hàng năm trời qua, và con số các cuộc đụng độ đã gia tăng vì lượng cá thuyên giảm trong biển Nam Trung Hoa khiến ngư dân Việt Nam và từ các nơi khác phải đánh bắt sâu vào vùng biển tranh chấp.

Chuyên gia nghiên cứu các vấn đề Viêt Nam, Carl Thayer nói rằng Trung Quốc đang theo đuổi “một chính sách lấn lướt từ từ” trong khu vực, vốn đụng chạm với chiến lược hàng hải của Việt Nam muốn phát triển tối đa nguồn tài nguyên ngoài biển khơi cho đến năm 2002

“Các tàu hải quân Trung Quốc, theo tường thuật, thì đã bắn vào tàu đánh cá Việt Nam”, ông Thayer thuộc Học viện Quốc Phòng Úc Ðại Lợi cho biết.

“Trung Quốc có lợi thế hơn bởi vì họ có thể đe dọa quyền lợi của các công ty nước ngoài đang lam ăn tại Trung Quốc lẫn Việt Nam”, ông Thayer cho hãng thông tấn AFP biết thêm.

Là là một nhà quan sát kỳ cựu về tình hình Việt Nam, ông Thayer nói rằng các cuộc xuống đường công khai tại Việt Nam để lên án Trung Quốc là “chưa bao giờ xảy ra và có thể coi như là bước đầu tiên trong một cuộc vận động thông tin lâu dài để gợi sự thông cảm và ủng hộ của quốc tế.”

****

Vietnamese rally again over islands disputed with China
by Frank Zeller Sun Dec 16, 3:15 AM ET

HANOI (AFP) – Anti-China protesters Sunday rallied in Vietnam over disputed islands but were kept away by police from Bejing’s diplomatic missions after a protest last week sparked a rebuke from China.

Several hundred demonstrators in Hanoi and Ho Chi Minh City marched in the long-simmering dispute over the Spratly and Paracel archipelagos in the South China Sea, which are claimed by China, Vietnam and other regional countries.

Police prevented about 300 demonstrators in the capital and around 100 in the southern port city formerly called Saigon from protesting outside the embassy and consulate of Vietnam’s northern neighbour and communist ally.

Similar noisy but peaceful rallies on December 9, which supported Vietnam’s official territorial claims, were tolerated by police for about one hour, triggering a diplomatic protest from Beijing two days later.

“We are highly concerned over the matter,” said China’s foreign ministry after the first protest.

“We hope the Vietnamese government will take a responsible attitude and effective measures to stop this and prevent bilateral ties from being hurt.”

In the latest rally, groups of demonstrators marched through Hanoi, waving flags, shouting anti-China slogans and singing patriotic songs.

Most of the protesters wore identical T-shirts with the red-and-gold Vietnamese flag, a map of Vietnam that included the islands, and the words “China hegemony jeopardises Asia” and “Beware of the invasion.”

In Ho Chi Minh City around 100 demonstrators were rallying at a park near the Chinese consulate, holding up signs that read “Hands off Vietnam,” “Vietnam: United We Stand” and “Stop Chinese Expansion.”

The two archipelagos — called Truong Sa (Spratlys) and Hoang Sa (Paracels) in Vietnamese — are considered strategic outposts in the South China Sea, have potential oil and gas reserves and rich fishing grounds.

The Spratlys, more than 100 islets, reefs and atolls, are claimed in full or part by China, Vietnam, the Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan.

The Paracels — which Chinese troops took from South Vietnamese forces in 1974 — are also claimed by Vietnam and Taiwan.

The disputes stir strong passions in Vietnam, which remembers a millennium of Chinese rule and fought its last border war with China in 1979. A naval clash in 1998 near one of the Spratlys killed more than 50 Vietnamese sailors. The street protests started on December 9 after China set up a county-level government unit which covers 2.6 million square kilometres (1 million square miles), mostly ocean, including the disputed isles.

The issue has been hotly debated on blogs in Vietnam, and Vietnamese hackers have defaced at least one Chinese government website.

The islands have been flashpoints for years, and the number of disputes has risen as declining fish stocks have forced fishing crews from Vietnam and elsewhere to sail deeper into disputed waters.

In July a Chinese naval vessel fired at a Vietnamese fishing boat near the Spratlys, sinking the boat and killing one sailor, reports said.

Vietnam expert Carl Thayer said China was pursuing “a policy of creeping assertiveness” in the region, which conflicts with Vietnam’s maritime strategy of maximising the development of its offshore resources by 2020.

“Chinese naval vessels have reportedly fired on Vietnamese fishing boats,” said Thayer, of the Australian Defence Force Academy.

Beijing had also pressured oil company British Petroleum to stop developing an area off southern Vietnam, he said.

“China has the upper hand because it can threaten the interests of foreign companies who operate in both China and Vietnam,” he told AFP.

Thayer, a veteran Vietnam watcher, said public rallies in Vietnam critical of China are “unprecedented and may represent the first step in a prolonged information campaign to win over international sympathy and support.”

http://news.yahoo.com/s/afp/20071216/wl_asia_afp/vietnamprotestchinaspratlysparacels

****

** Muốn biết thêm thông tin về cuộc biểu tình ngày 16 tháng 12 tại Hà Nội và Sài Gòn, xin bấm vào nối kết dưới đây:

http://blog.360.yahoo.com/blog-QioO_DQwda43rYfhk3mrGf81wrxd3z4-?cq=1&p=3105

****

Video Clip Biểu Tình Trước Sứ Quán Trung Quốc (16-12-2007)