Việt Nam: Từ Phép Lạ Đến Ảo Ảnh

Karl D John

Karl D John, Asia Times 18/6/08.
Khánh Ðăng lược dịch

HÀ NỘI –Kinh tế Việt Nam đang bị quá nóng một cách nguy hiểm, khi một trong những câu chuyện thành công lớn nhất trong khu vực về cải cách thị trường đang đe doạ trở thành một trong những vụ bị phá sản lớn nhất.

Trong tháng Năm lạm phát đã nhẩy vọt lên đến 25.2% so với tháng trước, thị trường chứng khoán bị sụt 63% so với cùng thời kỳ năm ngoái, và nhiều người lo ngại một thị trường bất động sản sôi sục đang lù lù xuất hiện có thể bị vỡ tung sớm với nhiều hậu quả tai hại cho các ngân hàng địa phương, Trong khi đó, một mức thâm thủng mậu dịch càng ngày càng gia tăng đang đe dọa biến thành một cuộc khủng hoảng toàn diện của cán cân thanh toán – hiện đang có áp lực đi xuống trên đồng bạc VN.

Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley mới đây đã cảnh báo rằng việc cho vay mượn lỏng lẻo của các nhà băng đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng. Hãng nghiên cứu và định gía tín dụng quốc tế Fitch Ratings vào tháng Năm đã hạ thấp viễn ảnh về các khoản nợ quốc gia (sovereign debt) của Việt Nam xuống hàng “bi quan” từ mức “ổn định”, và ghi nhận rằng phản ứng của nhà nước đối với nạn lạm phát đang gia tăng “thì quá chậm chạm và nhỏ bé”. Fitch đã lập lại lời cảnh báo của họ vào hôm Thứ Sáu vừa qua.

Ngân hàng nhà nước trong vài tuần qua đã chặn đứng việc gia tăng lưu lượng tiền mặt ngoài thị trường, gây khó khăn cho các công ty trong việc hoán đổi ngoại tệ, bao gồm việc đổi chác đồng đô la Mỹ sang đơn vị tiền tệ địa phương, tức là đồng bạc VNÐ. Ngân hàng nhà nước cũng áp dụng các quy định nghiêm nhặt hơn đối với việc cho vay mượn, gia tăng nguồn dự trữ bắt buộc, khuếch trương việc phát hành công trái để thu hút tiền mặt vào và tăng lãi xuất.

Tình trạng của thị trường đia ốc thì đặc biệt rất đáng lo ngại, nhất là đối với tác động có thể xảy ra của một cú đánh tới từ thị trường địa ốc có thể gây ra cho ngành ngân hàng. Trong thời gian chuẩn bị cho sự gia nhập vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới, nhà nước đã đề ra một loạt các biện pháp cải tổ luật pháp để khuyến khích ngành ngân hàng, bao gồm các biện pháp khuyến khích các thành phần có chung một quyền lợi ở nước ngoài kết hợp với các công ty địa phương. Những cải tổ này gồm có một Luật đất đai, nhà cửa, và kinh doanh địa ốc mới, và các luật này cùng với nhau tạo ra một khuôn khổ luật pháp rõ ràng hơn cho các công ty địa phương lẫn nước ngoài.

Trong thời gian theo sau sự bùng phát kinh tế tại địa phương, nhiều người Việt đã đầu tư hoặc vay mượn một cách liều lĩnh để đầu tư vào thị trường bất động sản, ở lúc đó đã cho thu về một lợi nhuận cao hơn mức lãi kiếm được từ các khoản tiền ký thác ngân hàng. Trong vòng 12 tháng tính đến ngày 31/3, giá cả của thị trường địa ốc tại TPHCM đã tăng 94% so với cùng thời kỳ năm ngoái. Ðầu tư bất động sản kể từ đó đã suy sụp, với giá giao dịch giảm xuống từ 20% đến 30% so với giá cả năm ngoái, theo VietNamNet Bridge, một trang web tin tức hàng đầu của Việt Nam.

Giá các căn phòng apartment ở TPHCM, trung tâm thương mãi của cả nước, đã sụt xuống rất nhiều đặc biệt là trong năm nay, và nhiều người mới mua hiện giờ cảm thấy rất khó để tiếp tục trả nợ cho ngân hàng. Ông Nguyễn Trung Vũ, giám đốc một công ty địa ốc tại địa phương nói rằng “giá cả đất đai dành cho các dự án xây cất đã giảm từ 20% đến 30% kể từ đầu năm. Có lúc giá cả đã từng lên đến 30 đến 32 triệu đồng ($1852 – $1975 đô la) cho một mét vuông, nhưng bây giờ đang bán ở mức 20 triệu đồng.

Ðể thoát ra khỏi tình trạng phí tổn về lương bổng và đất đai đang gia tăng ở Trung Quốc, nhiều nhà chế tạo sản xuất trên thế giới đang tiến hành việc thành lập các cơ xưởng xí nghiệp tại nước láng giềng Việt Nam có mức tốn kém thấp hơn. Các nhà phát triển bất động sản từ Nam Hàn và Ðài Loan đã bắt tay vào những dự án lớn tại cả Hà Nội lẫn TPHCM, nhưng vừa qua đã phải thay đổi lại các kế hoạch trên. Lệ phí thuê mướn văn phòng và các căn hộ (apartments) trong một số các toà nhà thuộc loại kém đã đã thuyên giảm so với cuối năm 2007. Nhu cầu cho các văn phòng loại cao cấp cũng giảm bớt vì các công ty ngoại quốc cũng thắt lưng buộc bụng và đi thuê tại các toà nhà rẻ tiền hơn.

Sự tin tưởng của giới đầu tư nước ngoài vào khả năng quản lý kinh tế của nhà nước đã giảm bớt dần vào đầu năm nay, khi một quyết định bất ngờ để đình hoãn lại Diễn đàn Ðầu tư Việt Nam thường niên lần thứ ba, dự định tổ chức vào trung tuần tháng Ba, được thông báo. Ban tổ chức đã gởi email đến các phái đoàn tham dự, nói rằng “vì có một sự phối hợp giữa những quan ngại cấp thiết của kinh tế vĩ mô và vi mô, cho nên nhà nước Việt Nam đã yêu cầu cơ quan Euromoney tạm hoãn lại cuộc hội thảo của Diễn đàn Ðầu tư Việt Nam trong năm nay”. Ðối với nhiều người thì hành động vội vã và bất ngờ này đã báo hiệu rằng có nhiều khó khăn kinh tế không thể biết trước được đang xuất hiện ở phía chân trời.

Việc đình hoãn này tiếp theo sau sự mời gọi không mấy thành công hồi năm ngoái của ngân hàng quốc doanh Vietcombank đến các nhà đầu tư chiến lược, với các công ty tài chánh quốc tế như Goldman Sachs, GE Money, Mizuho và Nomura nối đuôi nhau để có một cơ hội đầu tư vào một trong những ngân hàng thương mãi lớn nhất trong một nền kinh tế có mức tăng trưởng nhanh nhất ở Á châu lúc đó. Sau khi xem xét đến ngân hàng và các quy định cai quản tiến trình tư hữu hóa của Việt Nam, thì tất cả các nhà đầu tư liền quay gót bước ra khỏi cơ hội này. Giới đầu tư ngoại quốc cũng tương tự như vậy, bước khỏi lời mời gọi để nắm giữ một cổ phần chiến lược trong công ty bảo hiểm lớn nhất Việt Nam sau khi đã thực hiện một cuộc định giá độc lập.

Nhà cầm quyền Việt Nam rõ ràng là vẫn còn hy vọng người ngoại quốc sẽ đến để cứu vớt nền kinh tế của đất nước, xét đoán qua một quyết định mới vừa được Quốc hội thông qua để cho phép 6 thành phần đầu tư nước ngoài được mua các căn hộ. Ông Brett Ashton thuộc công ty địa ốc và cố vấn bất động sản Savills nói rằng, “Ðây là một hành động đi đúng hướng và hạn chế việc đầu cơ chứng khoán của nước ngoài là một điều tốt cho Việt Nam và khách hàng Việt Nam. Luật pháp nên bảo đảm rằng nếu người nước ngoài bán các đơn vị cổ phần của họ, thì dễ dàng cho khách hàng Việt Nam trả tiền cho họ hoặc là tại Việt Nam hoặc là tại quốc gia mà người bán đang cư trú”.

Các nhà quan sát quy trách các tai họa dồn dập này vào sự thiếu sót phép tắc, và nhà nước laị quá chú trọng vào các lợi nhuận ngắn hạn đến mức tối đa thay vì bảo đảm một sự ổn định của kinh tế vĩ mô trong một khoảng thời gian trung bình. Ông Trần Tiến Cường, giám đốc cải cách doanh nghiệp thuộc Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng nhà nước bây giờ cần phải xét lại quá trình cải cách để thu hút trở lại giới đầu tư toàn cầu. “Một sự cân bằng tốt hơn thì cần thiết giữa việc tăng giá trị doanh vụ đến mức tối đa và tìm kiếm những đối tác có nguồn tài chánh ổn định, là những thành phần sẽ làm nảy sinh ra nhiều lợi nhuận lâu dài qua việc đầu tư của họ”.

Giữa lúc đó, nhà nước đã áp đặt những mức hạn chế mới để ngăn ngừa một khả năng suy sụp có thể xảy ra. Với các nhà băng bây giờ dưới các chỉ thị nghiêm ngặt phải duy trì nguồn tiền mặt dự trữ, thì có nhiều báo cáo rộng khắp từ các công ty đầu tư nước ngoài cho rằng họ đang phải đối diện với tình trạng thiếu tiền mặt ở các ngân hàng địa phương. Trong một buổi họp mới đây của Diễn đàn đầu tư Việt Nam, được tổ chức một năm hai lần nhằm cung cấp một kênh liên lạc chính thức giữa bộ phận doanh nghiệp tư doanh và nhà nước, thì các vấn đề lạm phát cao và một mức thâm thủng mậu dịch đang chồng chất được bàn thảo công khai.

Michael Pease, chủ tịch Phòng thương mại Hoa Kỳ đồng thời là Tổng giám đốc công ty Ford Việt Nam đã lên tiếng về sự đánh giá đó, ông nói rằng. “Thành công của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài phần lớn được xây dựng trên sự mong muốn về ổn định kinh tế và chính trị”. Ông kêu gọi nhà cầm quyền hãy có “hành động cấp thiết và dứt khoát để ngăn chặn một thị trường địa ốc sôi sục có nhiều rủi ro không những chỉ đe doạ đến ngành tài chánh mà còn làm suy yếu đến sự cạnh tranh lâu dài của Viêt Nam”.

Trong tình hình này, tất cả những thành phần liên hệ cần có trách nhiệm đưa ra những hành động điều chỉnh cần thiết. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với Quốc hội rằng việc đầu tư thiếu hiệu quả đã đưa đến tình trạng cạnh tranh kém cỏi đối với các sản phẩm và nền kinh tế nói chung. Ông nói, “Chúng ta không thể làm giảm lạm phát ngay lập tức để nhằm mục đích tránh những tác động tiêu cực đối với kinh tế quốc gia”. Trong khi thắt chặt chính sách tiền tệ, ông Dũng hứa sẽ thực hành thêm việc tiết kiệm trong chi tiêu công cộng và có một ngân sách lớn hơn cho an sinh xã hội.

Bộ tài chánh cũng đang cứu xét lại mức tối đa quyền sở hữu ngoại quốc, hiện thời đang chết cứng ở mức 49% trong các công ty được liệt kê ở địa phương. Khi thị trường chứng khoán suy sụp và các tay đầu cơ chứng khoán trong nước tìm cách bán đi, thì những cải tổ đang được dự định sẽ cho phép người nước ngoài được mua thêm cổ phần. Ðiều này sẽ đánh dấu một sự chuyển hướng từ quá khứ luôn chú tâm về việc phòng ngừa của nhà cầm quyền đối với những tác động bất ổn có thể xảy ra từ việc rút lui của giới đầu tư nước ngoài, thay vì trong nước.

Vài nhà chuyên môn bên ngoài đã quả quyết rằng Việt Nam có qúa nhiều các ngân hàng thương mãi nhỏ và nhà nước nên yểm trợ thêm việc sát nhập và mua lại trong ngành ngân hàng. Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Ðông Tiến đã tạm thời đồng ý rằng có thêm các hoạt động sát nhập và mua lại có thể giúp hồi phục lại sự ổn định cho hệ thống ngân hàng và đã phát động một chương trình nghiên cứu mới về con số có bao nhiêu ngân hàng thì lý tưởng cho nền kinh tế.

Một thay đổi lại kết cấu có quy mô lớn ở thời điểm khó xử này có thể tạo ra nhiều kết quả khác nhau, báo hiệu cho một sự thiếu tin tưởng chính thức vào sự ổn định của ngành ngân hàng, trong khi đó cũng cho thấy một quyết tâm trung hạn đối với việc cải tổ lại những kết cấu cần thiết. Ông Jonathan Pincus, chuyên viên kinh tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc tại Hà Nội, nói rằng, “Việt Nam phải nhìn nhận rằng có những vấn đề trên thế giới, nhưng cũng có những vấn đề rất đặc thù Việt Nam và cần được giải quyết ở Việt Nam”.

Trong lúc đó, khi khuynh hướng của thị trường chứng khoán, bất động sản và đầu tư đi xuống, thì cái kinh nghiệm cải cách kinh tế đã từng thành công của Việt Nam hiện thời đang có nguy cơ bị phá huỷ hoàn toàn. Các biện pháp do các nhà kỹ trị (technocrats) Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa được thử nghiệm, đưa ra trong những năm tháng sắp tới sẽ có khả năng làm cho nỗ lực đó thành công hoặc thất bại.

****

Miracle to mirage in Vietnam
By Karl D John

HANOI – Vietnam ’s economy is dangerously overheated, as one of the region’s biggest market reform success stories threatens to become one its biggest busts.

Inflation jumped 25.2% month-on-month in May, the stock market is down about 63% over the same period last year, and many fear a looming property bubble could soon burst with disastrous consequences for local banks. Meanwhile, a growing trade deficit threatens to morph into a full-blown balance of payments crisis – there is already downward pressure on the dong.

Investment bank Morgan Stanley recently warned that loose bank lending has created a banking crisis. International ratings agency Fitch in May lowered its outlook for Vietnam’s sovereign debt to

“negative” from “stable”, stating that the country’s response to rising inflation “has been too slow and too small”. It reiterated those warnings on Friday.

The State Bank has in recent weeks put a brake on money supply growth, making it difficult for firms to exchange foreign currency, including swapping US dollars for the local unit, the dong. It has also applied stricter rules for lending, increased compulsory bank reserves, expanded bond issues to absorb local currency and hiked interest rates.

The state of the real estate market is of particular concern, particularly for the possible knock on impact it could have on the banking sector. In the lead-up to its accession to the World Trade Organization, the government introduced a raft of legal reforms to stimulate the sector, including measures to encourage foreign interests to join with local companies. Those reforms included a new Land Law, Housing Law and Law on Real Estate Business, which together created a clearer legal framework for local and foreign companies.

During the ensuing local boom, many Vietnamese invested or borrowed speculatively to invest in the property market, which at the time offered considerably higher returns than interest earning bank deposits. Over the 12 months to March 31, Ho Chi Minh City’s office market prices were up 94% year on year. Property investments have since declined, with prices for recent property transactions down as much as 20%-30% on last year’s prices, according to VietNamNet Bridge, a leading Vietnamese news website.

Apartment prices in Ho Chi Minh City, the country’s commercial hub, have fallen especially sharply this year and many recent buyers are now finding it difficult to maintain repayments to the banks. Nguyen Trung Vu, director of a local real estate firm, said that “land for construction projects has seen prices decrease by 20%-30% since the beginning of the year. The prices once hit 30 million to 32 million dong [US$1,852 – $1,975] per square meter, but now are selling at 20 million dong.”

To escape rising wages and land costs in China, many global manufacturers were in the process of setting up shop in lower-cost neighboring Vietnam. Property developers from South Korea and Taiwan had begun work on huge developments in both Hanoi and Ho Chi Minh City, but have recently scaled back those plans. Office and apartment leasing fees in some low-range buildings have decreased compared with the end of 2007. The demand for high-grade offices has also been decreasing as foreign companies tighten their belts and lease in less-expensive buildings.

Foreign investor’s confidence in the government’s economic management waned earlier this year, when the sudden decision to postpone the third annual Vietnam Investment Forum scheduled for mid-March was announced. The organizer sent an e-mail to delegates stating that “owing to a combination of pressing macro- and micro-economic concerns, the Government of Vietnam has requested that Euromoney postpones this year’s Vietnam Investment Forum”. To many, that abrupt and unexpected move signaled that there were unforeseen economic problems on the horizon.

The postponement followed on last year’s unsuccessful call by state-owned Vietcombank for strategic investors, which saw international financial players such as Goldman Sachs, GE Money, Mizuho and Nomura queue up for the chance to buy into one of the largest commercial banks in one of Asia’s then fastest-growing economies. After looking at the bank and the rules governing Vietnam’s privatization process, all the potential suitors walked away from the potential. Foreign investors likewise walked away from an invitation to take a strategic stake in the country’s largest insurer after conducting independent due diligence.

The Vietnamese authorities apparently still hope that foreigners will come to the country’s economic rescue, judging by new legislation passed by the National Assembly that allows six categories of foreign investors to buy apartments. Brett Ashton of Savills Vietnam said, “It is a move in the right direction and limiting foreign speculation is a good thing for Vietnam and Vietnamese buyers. The law should ensure that if foreigners sell their units, it is easy for Vietnamese buyers to pay the foreigner either in Vietnam or in the seller’s country of residence.”

Observers attribute the gathering meltdown to a lack of regulation and the government’s overemphasis on maximizing short-term profits over ensuring medium-term macroeconomic stability. Tran Tien Cuong, director of enterprise reform at Vietnam’s Central Institute for Economic Management, contends now that the government needs to rethink the reform process to re-attract global investors. “A better balance is needed between maximizing the value of the sale and finding sound partners who will generate long-term benefits through their investment.”

In the interim, the government has imposed new restrictions to stave off potential collapse. With banks now under strict instructions to preserve their dong holdings, there are widespread reports of foreign-invested firms facing dong shortages at local banks. At a recent meeting of the Vietnam Business Forum, which meets twice a year and provides a formal channel of communication between the private sector and government, the problems of high inflation and a mounting trade deficit were openly discussed.

Michael Pease, chairman of the American Chamber of Commerce and General Director of Ford Vietnam echoed that assessment, saying “Vietnam’s success in attracting foreign investment has largely been built on the expectation of economic and political stability”. He appealed to the authorities to take “urgent and decisive action to curb a speculative real estate bubble that not only threatens the financial sector, but is also undermining Vietnam’s long-term competitiveness”.

At this juncture, all involved need to take responsibility to put in place the corrective actions required. Prime Minister Nguyen Tan Dung recently told the National Assembly that ineffective investment had led to poor competitiveness for products and in the overall economy. He said, “We cannot reduce inflation immediately in order to avoid other negative impacts on the national economy.” While tightening monetary policy, he promised to practice more thrift in public expenditure and greater budgets for social welfare.

The Ministry of Finance is now also reconsidering the level of maximum foreign ownership, which is currently stuck at 49% in locally listed companies. As the stock market falls and domestic punters look to sell, the proposed reform would allow foreigners to buy more shares. That would mark a significant departure from the authorities’ past emphasis on guarding against the potential destabilizing impact of foreign, rather than local, investor flight.

Some outside experts have asserted that the country has too many small commercial banks and that the government should support more mergers and acquisitions in the sector. State Bank deputy governor Nguyen Dong Tien has provisionally agreed that more M&A activity could help restore banking system stability and has launched new research on the ideal number of banks for the economy.

A wholesale restructuring at this delicate juncture could have mixed results, signaling both an official lack of confidence in the banking sector’s stability while also demonstrating a medium-term commitment to needed structural reforms. Jonathan Pincus, senior economist of the United Nations Development Program in Hanoi, said “Vietnam has to recognize that there are global problems, but there are also problems that are very specific to Vietnam and need to be solved in Vietnam .”

In the meantime, as the stock market, property and investment climate decline, Vietnam’s once-successful market reform experience is now at risk of coming completely undone. The moves made by Vietnam’s until now untested technocrats will in the coming weeks and months ahead potentially make or break that effort.

Karl D John is chief executive officer of TCK Group (www.tckgroup.org), a Vietnam-based investment consulting group. He has more than a decade of involvement with Vietnam and lives in Hanoi.