Việt Nam tước quốc tịch của blogger là hành động thái quá

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xin giới thiệu đến quý độc giả bài quan điểm của ông Phil Robertson, Phó Giám Đốc phụ trách Châu Á thuộc Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch), được đăng trên trang TheNewsLens ngày 14 tháng Sáu, 2017.

– – –

Hành vi của chính quyền Việt Nam tước quốc tịch Việt Nam của ông Phạm Minh Hoàng là một điều vô cùng thái quá.

Hành vi xúc phạm nhân quyền không thể biện minh được này đánh dấu một mức độ thấp hèn mới của Hà Nội về cách đối xử với giới đối kháng chính trị, bởi vì việc này có nghĩa rằng họ không đáng là người Việt Nam, tước bỏ bản sắc và quốc tính của họ qua một thủ đoạn bất ngờ.

Cộng đồng thế giới, nhất là các nhà viện trợ cho Việt Nam, phải nói với Hà Nội là hành vi này không thể tha thứ được, lá thư của Chủ tịch nước phải được thu hồi và hành động này phải được rút lại ngay lập tức.

Đây phải là một bài học cho những động thái trả đũa khắc nghiệt của chính quyền đối với giới hoạt động chính trị không thể xảy ra mà không bị mất mặt và mất uy tín đối với thế giới. Đã đến lúc phải hành động để bảo đảm là không có một nhà hoạt động chính trị Việt Nam nào khác bị trừng phạt nặng nề kiểu bị tước quốc tịch Việt Nam trong tương lai.

Ông Phạm Minh Hoàng, trong lứa tuổi 60, sinh ra tại Vũng Tàu mà bây giờ là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đi du học tại Pháp năm 1973. Ông trở lại Việt Nam dưới dạng một công dân Pháp năm 2000 và dạy môn khoa học ứng dụng tại Đại Học Bách Khoa Tp.HCM.

Ông Phạm Minh Hoàng viết blog dưới bút hiệu Phan Kiến Quốc, bị bắt ngày 13 tháng Tám, 2010 vì bị tình nghi là có liên hệ đến đảng Việt Tân bị cấm hoạt động, một tổ chức từng kêu gọi nổi dậy chống đối chính quyền cộng sản nhưng sau này đổi qua phương cách chống đối ôn hòa.

Ông bị kết án vào ngày 10 tháng Tám, 2011, với tội danh “có những hoạt động chống chính quyền”, theo điều 79 của Bộ luật hình sự. Ông bị án tù ba năm, sau đó bị quản chế tại gia 3 năm.

Trang blog của ông viết về nhiều đề tài xã hội và chính trị Việt Nam. Ông cổ võ cho quyền lao động và nhân quyền, hòa hợp dân tộc, tự do ngôn luận, và dân chủ.

Kể từ giữa năm 2016, nhà chức trách Việt Nam đã bắt giữ ít nhất hàng chục bloggers và nhà hoạt động và kết tội họ bằng những điều lệ mơ hồ về vi phạm an ninh quốc gia. Tính đến tháng Giêng 2017, Việt Nam có ít nhất 112 blogger và nhà hoạt động bị giam cầm chỉ vì thực thi các quyền tự do căn bản như tự do biểu đạt, tụ họp, lập hội và tôn giáo. Human Rights Watch đã từ lâu kêu gọi Việt Nam bãi bỏ những điều luật hình sự hóa các quyền biểu đạt ôn hòa.

Nguồn: TheNewsLens

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.