VN Sắp đưa 3 Thành Viên Khối 8406 Ra Tòa Xét Xử

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Trà Mi, phóng viên đài RFA)

Hôm 10-4-2008, một ngày sau khi RFA phát thanh lời kêu cứu từ gia đình những thành viên Khối dân chủ 8406 về việc người thân của họ bị giam cầm suốt 19 tháng qua mà không qua toà xét xử, Ban Việt Ngữ được tin phiên toà xử ba nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang, Phạm Bá Hải, và Vũ Hoàng Hải về tội danh vi phạm điều 88 Bộ Luật Hình sự sẽ diễn ra trong tháng này.

- Nghe câu chuyện này
- Tải xuống để nghe

Chị Yến, vợ nhà dân chủ Vũ Hoàng Hải và chị Trang, vợ ông Nguyễn Ngọc Quang, cho biết khi thăm nuôi chồng hàng tháng vào buổi sáng cùng ngày, nhận được tin hai anh sắp bị đưa ra toà xét xử.

Chị Yến, vợ Vũ Hoàng Hải: Em mới đi thăm hồi sáng này. Chồng em nói là trong đó cán bộ cũng báo cho ảnh biết: “Còn 2 tuần nữa ra toà đó”. Em không biết có hoãn lại không thì không biết, nhưng mà nghe nói là ngày 25 tháng 4, em đang chờ giấy gửi về đó.

Tuy RFA không liên lạc được với gia đình thành viên Khối 8406 Phạm Bá Hải, nhưng đài được chị Trang, vợ anh Ngọc Quang, cho biết là anh Bá Hải cũng sẽ bị đưa ra toà cùng ngày với chồng chị và anh Hoàng Hải:

Chị Trang, vợ Nguyễn Ngọc Quang: Chính anh Quang thông báo cho tôi và có ông cán bộ công an đang ngồi đó nữa là: “25 này anh nghe được ra toà, đưa ra xét xử. Cả 3 người, Phạm Bá Hải, Vũ Hoàng Hải cùng bị giam chung một chỗ.”

Chị Yến cũng cho biết thêm về tình trạng sức khoẻ của anh Hoàng Hải trong nhà giam khi chị vào thăm nuôi sáng ngày 10 tháng 4 vừa qua:

Chị Yến: Sức khoẻ thì ảnh cũng nói là ảnh khoẻ như vậy đó. Tại vì thăm ngày Chủ Nhựt, nói chuyện vậy thôi, chứ ngoài ra hỏi sâu nữa thì không có hỏi nhiều.

Chị Trang cho biết về tâm trạng của chồng mình trước tin sắp ra toà sau gần 2 năm bị giam cầm không án lệnh:

Chị Trang: Anh ấy rất là phấn khởi, vui vẻ và mong mỏi cái điều đó, mong còn hơn là mong mẹ về chợ nữa. Anh ấy nói với người cán bộ đưa mẹ con tôi vào thăm hàng tháng. Anh nói với ông ấy là: “(Tôi)sẽ nói thật sự tất cả những điều gì tôi mong muốn tự do cho quê hương đất nước, chứ không phải cho riêng bản thân tôi. Tôi không thể nói dối được.” Ông này cũng khuyên anh Quang này kia thế nọ để sớm ra, nhưng thực sự tôi thấy anh ấy đấu tranh từ ở trong tù.

Gia đình các nhà dân chủ có cảm nghĩ và kỳ vọng gì trước ngày tòa xử các thành viên Khối 8406 về tội “tuyên truyền chống nhà nước” chỉ vì họ thực hành quyền tự do ngôn luận, bày tỏ quan điểm bất đồng? Vợ anh Ngọc Quang chia sẻ:

Chị Trang: Tôi mong mỏi rằng thực sự anh Quang không làm gì thiệt hại tới ai thì tôi yêu cầu họ tha bổng đi. Tôi chỉ mong vợ chồng tôi được đoàn tụ trên đất nước Việt Nam này. Con người ai cũng mong mỏi điều tự do, nhưng mà người ta phủ nhận điều đó và người ta không dám nói lên. Người nói lên thì sẽ bị liên quan, thì hỏi rằng trên đời này ai dám nói. Tôi thấy điều luật 88 cũng vô lý. Người ta bảo được “tự do ngôn luận, tự do báo chí” mà hôm nay không có tự do ngôn luận, không có tự do báo chí. Tôi thấy không phải là thiếu thốn nhân quyền mà là không hề có nhân quyền bao giờ. Tôi không hy vọng điều gì cả. Nói gắng thì tôi chỉ hy vọng 50%, nhưng cái đó nó chỉ là mơ hồ, huyền hoặc.

Chỉ một thời gian ngắn sau ngày Khối 8406 tuyên bố thành lập cách đây hai năm, các thành viên của khối lần lượt bị chính quyền tống giam.

Trong số các người còn bị giam cầm trong suốt 19 tháng qua có nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang, Vũ Hoàng Hải, và Phạm Bá Hải, bị bắt lần lượt từ những ngày 2, 5, và 7/9/2006. Họ không hề bị toà kêu án cho dù từ tháng 3 năm ngoái, Việt Nam đã bãi bỏ nghị định 31/CP về việc cơ quan điều tra đựơc giam người tới 2 năm mà không cần đưa ra toà xét xử.

Cho tới nay, chính phủ Việt Nam vẫn chưa chính thức công bố thời gian và địa điểm của phiên toà xét xử những tiếng nói bất đồng chính kiến này.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”