Vụ Án Bắc Giang

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vụ án Bắc Giang không chỉ là một vụ án hình sự mà còn là một bi kịch dưới chế độ độc tài toàn trị và nó có thể trở thành đầu mối làm tan rã chế độ, nếu bi kịch này được mọi người quan tâm tranh đấu. Vụ án khởi đầu từ một một số nạn nhân đã bị đánh đập, tra tấn một cách dã man trong trại tù vì bị gán cho cái tội ăn trộm cổ vật ở Bắc Giang (gồm các tượng phật và đồ thờ cúng) mà chẳng hề trưng ra được một bằng chứng xác đáng nào cả trong ba năm vừa qua. Đơn cử là anh Tạ Minh Đằng bị buộc tội trộm cắp đúng vào hôm cha anh chết, đúng ngày giờ phạm tội ghi trong cáo trạng thì anh đang khâm liệm cho cha anh. Còn anh Phạm Mạnh Hùng thì bị gán cho cái tội đi thuê xe ôtô loại 12 chỗ ngồi để làm phương tiện đi gây án. Theo cáo trạng thì anh Hùng đã đến bến xe ôtô Văn Điển ở Thanh Trì, Hà Nội thuê 1 chiếc xe ôtô màu xanh 12 chỗ ngồi của ông Phạm Minh Hùng rồi tự lái đến chùa Tranh Khúc chở đồng bọn. Nhưng ông Hùng (chủ cho mướn ôtô) khẳng định chưa bao giờ cho các đối tượng đó thuê xe và gia đình anh cũng không hề có các loại ôtô như trong cáo trạng nói.

Chính vì không hề có bằng chứng nên CSVN, qua tòa án tỉnh Bắc Giang, đã phải để cho 8 người bị cáo buộc đó tại ngoại vào ngày 28 tháng 6 năm 2006 vừa qua. Thật ra có tất cả 9 người bị bắt oan, nhưng nay chỉ còn 8 người vì người thứ 9 là tu sĩ Thích Đức Chính với tuổi già 70 đã không chịu nổi những màn tra tấn cực hình của công an điều tra nên đã chết trong tù sau khi bị bắt chưa đầy bốn tháng. Theo chỉ thị của đảng CSVN, báo chí ở trong nước chỉ được loan tin qua loa về vụ xử này của tòa án Bắc Giang mà tên tuổi của các tăng sĩ trong nhóm ‘‘Bị Cáo’’ chỉ được loan bằng tên thế tục nên đã làm cho nhiều người tưởng rằng đây chỉ là một vụ ăn cắp cổ vật của một nhóm tội phạm 9 người như bao nhiêu vụ trộm cắp thông thường khác.

Sau khi được tại ngoại, 8 người bị vu oan này đã lên tiếng, gởi đơn tố cáo tới các cơ quan công quyền trong và ngoài nước liên tiếp trong ba tuần từ ngày 28 tháng 6 đến 23 tháng 7 năm 2006. Nhờ vậy người ta mới biết được pháp danh của bốn tăng sĩ Phật giáo trong số 9 người bị nhà nước CSVN gán cho cái tội ăn trộm cổ vật ở Bắc Giang. Dư luận trong nước đã lập tức nêu ra câu hỏi tại sao các tăng sĩ phật giáo trụ trì tại ba chùa khác nhau cùng những phật tử lại bị truy tố về tội này? Dư luận quốc tế cũng đã bắt đầu chú ý đến vụ việc này nên trong cuộc họp báo của Bộ ngoại giao Hà Nội hôm thứ tư ngày 12 tháng 7 năm 2006, Lê Dũng, người phát ngôn của bộ đã trả lời lấp liếm khi bị các ký giả ngoại quốc đặt câu hỏi. Câu hỏi được các ký giả nêu ra là về cái chết của ông Phan Hữu Hường tức Thượng tọa Thích Đức Chính vì bị tra tấn mà đoàn biểu tình vào ngày 6 tháng 7 năm 2006 của 50 tăng sĩ, tín đồ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (tức là Giáo hội quốc doanh) tại viện Kiểm sát Nhân dân tối cao nêu lên. Lê Dũng trả lời rằng ông Hường chết vì bệnh.

Theo đài phát thanh Á Châu Tự Do, trong bản kết luận điều tra số 14/PC16 ngày 20/4/2004 được trình tòa án Bắc Giang ghi rõ là bị can Phan Hữu Hường chết do suy tim độ 3, suy gan và suy kiệt cơ thể. Cũng trong bản kết luận này, giải phẩu các bộ phận nội tạng của ông Phan Hữu Hường đều có xung huyết, cổ họng có thức ăn dồn lên, hậu môn có lòi phân, bộ phận sinh dục có tinh trùng…Với những dấu vết đó thì bất cứ ai có hiểu biết thông thường đều nhận biết là nạn nhân chết vì bị siết cổ, hoặc bị tác động bởi ngoại lực mạnh. Bà Nguyễn Thị Tâm (81 tuổi), mẹ ‘‘liệt sĩ’’ và cũng là mẹ của ’bị can’ Thích Nguyên Kiên viết thư ngỏ gởi lãnh đạo nước nói rõ rằng con bà bị tra tấn, đánh đập dã man hơn thời đế quốc, thực dân. Khi biết đươc tin tức này, Giáo hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam dưới sự điều hành của Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang và Hòa thưọng Thích Quảng Độ (Viện Trưởng viện Hóa Đạo) vào ngày 20/7/2006 đã gởi 12 triệu đồng qua nhà văn Hoàng Tiến để hỗ trợ cho những người bị án oan. Nhiều kiều bào tại Hoa Kỳ cũng đã gởi tiền về giúp những nạn nhân nói trên hầu có phương tiện chữa bệnh.

Các tổ chức Nhân Quyền thế giới cũng đã chỉ trích nặng nề hành động tra tấn cực kỳ tàn bạo đó của nhà cầm quyền Hà Nội. Ông Vũ Quốc Dụng, đặc trách ban Á châu của Hiệp hội Nhân quyền quốc tế có trụ sở ở Frankfurt (Đức quốc) cho biết Hiệp hội của ông cực lực lên án hành động tra tấn của chính quyền Hà Nội. Tra tấn phải bị nghiêm cấm tuyệt đối trên thế giới đối với mọi người ở mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh, dù là hoàn cảnh chiến tranh thì cũng không thể chấp nhận vấn đề tra tấn được. Mặc dù luật hình sự của nhà cầm quyền Hà Nội hiện nay không có điều khoản chống tra tấn, nhưng Việt Nam đã ký vào Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị. Điều 7 trong Công ước này đề cập về việc cấm tra tấn nên Hà Nội khó mà cãi bừa theo kiểu luật rừng của mình được nữa.

Vụ án Bắc Giang đang tạo một sự phẫn nộ trong dư luận vì hai lý do sau đây:

1/ Công an đã hành hạ, đánh đập đến chết người mà không hề trưng ra những bằng cớ buộc tội. Công an đã buộc các nạn nhân phải nhận tội giả tạo do chính công an chế ra để tròng lên cổ nạn nhân.

2/ Thay vì đi tìm những đồ vật bị mất cắp nằm ở đâu, công an chỉ tập trung tra vấn và kết án oan đối với 9 nạn nhân, đồng thời khi buộc phải để cho những nạn nhân được tại ngoại hầu tra, công an vẫn không buông tha, tiếp tục hăm dọa và trù dập nếu phản cung.

Với những hành động man rợ của công an nói riêng và của nhà nước Cộng sản Việt Nam nói chung cho thấy đây là một tập đoàn mafia: vừa ăn cướp (các tượng phật) vừa la làng (bằng cách vu cáo oan cho những nạn nhân hiền lành và vô tội). Vụ án Bắc Giang không phải lần đầu tiên xảy ra mà đã có hàng trăm, hàng ngàn vụ án tương tự đã xảy ra trong quá khứ nhưng bị công an trấn áp nên các nạn nhân đã phải nhận tội oan….để được an thân. Nhờ phong trào khiếu kiện và chống tham ô của người dân xảy ra tại Thái Bình mà vụ án Bắc Giang đã bị ’khui’ bỏi một số phóng viên can đảm và vì thế mà đã cứu được 8 nạn nhân. Bắc Giang sẽ là khởi điểm để những vụ án oan khác trên toàn quốc lần lượt khui ra trước ánh sáng công lý.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.