Vụ Án Tham Nhũng PMU18 Chưa Xong?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tin tức liên quan đến hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) và Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ) nổi tiếng về loạt bài phanh phui vụ án tham nhũng PMU 18 của Bộ giao thông, bị công an CSVN bắt giữ vào chiều ngày 12 tháng 5 năm 2008, đã làm cho dư luận tại Việt Nam sửng sốt. Ngoài hai nhà báo nói trên, công an còn bắt giữ hai người bên cảnh sát có trách nhiệm điều tra vụ án PMU 18 là Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc nguyên cục trưởng cục C14, tức cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và Thượng Tá Đinh Văn Huynh, Trưởng phòng 9, cục cảnh sát điều tra tội phạm vào chiều ngày 13 tháng 5. Vụ bắt giữ nói trên đã làm cho vụ án PMU 18 bỗng dưng được chú ý trở lại, biểu hiện một sự xung đột mới giữa các phe nhóm quyền lực.

JPEG - 64.5 kb
Các bị cáo trong vụ PMU 18.

Vụ án PMU 18 bắt đầu bùng nổ lớn vào ngày 26 tháng 1 năm 2006 khi công an bắt giam Bùi Tiến Dũng, tổng giám đốc PMU 18 thuộc Bộ Giao thông vận tải CSVN, đã dùng tiền nhà nước đánh bài. Bốn tháng sau, ngày 4 tháng 4 năm 2006, công an bắt giam Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Việt Tiến. Bùi Tiến Dũng và một số cán bộ trực thuộc Bộ Giao thông vận tải bị kết án hơn 10 năm tù về tội tham nhũng, đánh bạc; nhưng riêng Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến thì lại được tại ngoại vào ngày 3 tháng 10 năm 2007. Tuy nhiên, trước khi Cộng sản Việt Nam cho Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến được tại ngoại thì Bộ công an lại ra lệnh khởi tố một số người đã đánh nhóm PMU 18 trên các mặt báo để … trả thù vào ngày 22 tháng 3 năm 2007. Hàng loạt nhân sự có liên quan đến việc tố cáo hay phanh phui ổ tham nhũng PMU18 bị điều tra. Điều bất ngờ nhất cho dư luận là vào ngày 28 tháng 3 năm 2008, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đình chỉ việc điều tra Nguyễn Việt Tiến và được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự ở tội danh thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiệm trọng. Ngày 7 tháng 5 năm 2008, Nguyễn Việt Tiến được khôi phục tư cách đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam.

JPEG - 56.7 kb
Nguyễn Việt Tiến.

Sau khi ông Nguyển Việt Tiến ra khỏi tù và được trở lại tham gia các sinh hoạt đảng thì những người liên hệ đến vụ án PMU 18 bắt đầu khốn đốn. Mấu chốt mà công an Cộng sản Việt Nam dựa vào để tấn công và bắt giữ 4 nhân sự gồm hai nhà báo, hai cán bộ ngành điều tra nói trên, là nhằm trả thù ’ai đã tiết lộ’ khoảng 40 quan chức đảng và nhà nước đã nhận tiền cỡ vài chục triệu Mỹ Kim để chạy án dùm cho Bùi Tiến Dũng. Có thể nói là 4 người đang bị bắt giữ gồm Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) và Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ), Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc và Thượng Tá Đinh Văn Huynh là những người đứng ở phe phanh phui ổ tham nhũng PMU 18 trước công luận mà theo ông Phan Diễn, Ủy viên bộ chính trị vào năm 2006 đánh giá rằng: “Vụ tiêu cực ở PMU 18 là vụ án nghiêm trọng, đánh bạc, cá độ với số tiền rất lớn, cũng là vụ án tham nhũng, đưa hối lộ và nhận hối lộ. Những người tham gia đánh bạc, cá độ có nhiều tài sản được hình thành một cách bất hợp pháp, do bòn rút của nhà nước.. Đảng và nhà nước phải kiên quyết làm rõ những sai phạm của các tổ chức, cá nhân bất kể người đó là ai, những ai cản trở việc xử lý những vi phạm cũng sẽ bị xử lý thích đáng…”

JPEG - 4.4 kb
Phan Diễn.

Những điều phát biểu của ông Phan Diễn, lúc đó đang là Thường trực Ban Bí thư Trung ương đảng, một trách vụ đứng hàng thứ hai trong đảng Cộng sản Việt Nam sau Nông Đức Mạnh đã coi như phát pháo lệnh cho phép các cơ quan cảnh sát điều tra và các tờ báo ra tay càn quét nhóm tham nhũng trong PMU 18. Chính sự càn quét này mà những nhân sự cốt cán trong bộ Giao thông vận tải đã bị loại ra khỏi Trung ương đảng trong đại hội X vào tháng 10 năm 2006. Nói cách khác, những cán bộ lãnh đạo đảng và nhà nước nằm trong phe liên quan đến vụ tham nhũng PMU 18 đã bị tấn công kịch liệt nên đã phải chịu cảnh nín thở qua sông trong 2 năm, từ đầu năm 2006 cho đến gần cuối năm 2007. Thế nhưng, từ nửa cuối năm 2007, Tổng cục an ninh thuộc Bộ công an lại kêu hàng loạt nhà báo lên điều tra về những căn cứ, dữ kiện khi viết về vụ PMU 18 trong đó có hai nhà báo bị hỏi nhiều nhất là Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) và Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi Trẻ). Những dữ kiện mà Tổng cục an ninh Bộ công an điều tra về các nhà báo là cán bộ lãnh đạo nào đã cung cấp những tin tức liên quan đến các vụ tham nhũng của PMU 18, đặc biệt ai đã tiết lộ danh sách 40 cán bộ cao cấp mà Bùi Tiến Dũng đã hối lộ để chạy án.

Qua diễn tiến nói trên, việc hai nhà báo và hai cán bộ thuộc cục cảnh sát điều tra bị bắt vào ngày 12 tháng 5 vừa qua, cho thấy đây là đòn trả thù của phe PMU 18 sau khi họ đã thành công trong việc cho ’giải thoát’ cựu Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến ra khỏi tội tham nhũng và phục hồi đảng tịch. Do đó vụ án nói trên không đơn thuần là vụ án hình sự như báo chí Việt cộng loan tải là “lợi dụng chức quyền, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” mà là sự đấu đá giữa nhiều phe trong vụ tham nhũng PMU 18 dựa trên một số nhận định như sau:

Một, trong chế độ Cộng sản, sự phanh phui của báo chí về một hiện tượng tiêu cực nào đó trong bộ máy nhà nước đều nằm trong chỉ đạo của một cấp lãnh đạo nào đó của đảng. Không có chỉ thị này, các nhà báo hay các cơ quan điều tra không thể làm. Vụ PMU 18 chắc chắc phải có sự chỉ thị của Phan Diễn (Thường trực Ban Bí Thư) và Nguyễn Tấn Dũng (Phó Thủ Thường trực đặt trách chiến dịch chống tham nhũng) nên Cục Cảnh sát điều tra và các phóng viên của những tờ báo mới dám mở mặt trận tấn công một cách quyết liệt vào phe tham nhũng PMU 18. Do đó, ta có thể kết luận rằng Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải là những người phóng viên được phe Phan Diễn và Nguyễn Tấn Dũng tạo điều kiện để tấn công vào thành trì của PMU 18 mà đa số là những cán bộ lãnh đạo gốc miền Bắc.

Hai, vụ bắt giữ và điều tra hai nhà báo và hai cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm là do Tổng cục an ninh, tức là một bộ phận an ninh khác tuy cùng nằm trong Bộ công an. Vụ bắt giữ này xảy ra sau khi cựu Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến được tự do và được phục hồi đảng tịch. Câu hỏi được đặt ra là ai cho phép Nguyễn Việt Tiến được phục hồi đảng tịch nếu không có sự đồng ý của Thường trực Ban Bí Thư hiện nay là ông Trương Tấn Sang, một người đã từng bị Trung ương đảng cảnh cáo vào năm 2005 vì lơ là trong vụ án Năm Cam. Hơn nữa, việc bắt giữ và điều tra này lại giao cho Tổng cục an ninh chứ không là Tổng Cục Cảnh sát, cho thấy là các phe quyền lực đang sử dụng những cơ chế của bộ máy công an để triệt hạ lẫn nhau.

Ba, nội các Nguyễn Tấn Dũng đang bị phê phán nặng nề về khả năng ổn định lạm phát và giải quyết tình hình suy thoái kinh tế nói chung. Trong bối cảnh đó, cánh lãnh đạo miền Bắc một mặt gây khó cho những chính sách cải tổ của ông Dũng, mặt khác tìm cách phục hồi lại những thế lực của họ đã bị suy yếu trong thời gian qua. Vụ ra tay bắt giữ những nhà báo liên hệ đến việc phanh phui vụ án PMU 18 trong hai năm 2006 và 2007 là cách phản công mới của phe cánh này. Nhiều nguồn dư luận cho là Nông Đức Mạnh và cả Trương Tấn Sang đứng đàng sau vụ bắt giữ nói trên. Lý do là phe cánh Nguyễn Tấn Dũng đang ráo riết vận động Nông Đức Mạnh về hưu để Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ vào tháng 10 tới đây bầu Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước kiêm luôn ghế Tổng bí thư đảng. Nói cách khác, việc hai nhà báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ bị bắt chỉ là con chốt trong thế đấu đá mới của các phe nhóm quyền lực trong thượng tầng lãnh đạo.

Nói tóm lại, vụ bắt giữ hai nhà báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ là hệ quả của một chuỗi những tranh đoạt quyền lực của các phe quanh vụ tiêu cực PMU 18 đang được bộc phát trở lại sau khi cựu thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến được ra khỏi tù và được phục hồi lại đảng tịch. Đây là đòn trả thù của phe nhóm Nguyễn Việt Tiến và có sự ủng hộ ngầm của Nông Đức Mạnh và Trương Tấn Sang để tấn công lại phe Nguyễn Tấn Dũng.

Trung Điền
May 15, 2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.