Vụ đón tầu tuần dương Trịnh Hòa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 18 – 11 tầu tuần dương Trung quốc mang tên Trịnh Hòa sẽ ghé thăm cảng Đà nẵng cho đến ngày 22-11.

Vẫn cái kiểu “chăn dắt”, kiểm soát chặt báo chí . Ngang ngược, lộ liễu, và trẻ con! bộ thông tin truyền thông và vụ báo chí bộ ngoại giao ở Hànội chỉ thị cho các ban biên tập báo chí, phát thanh, vô tuyến …không được tuyên truyền quá đậm sự kiện này, và cấm dùng tên phiên âm tiếng Việt Trịnh Hòa, chỉ dùng tên phiên âm la-tinh theo tiếng Bắc kinh là: Cheng Ho hoặc Zheng Ha.

Sao lạ thế?

JPEG - 6.6 kb

Trịnh Hòa là tên viên Thuỷ sư đô đốc người gốc Mông cổ, hồi thế kỷ 15 thời nhà Minh, theo đạo Hồi. Ông có công xây dựng, huấn luyện, chỉ huy một hạm đội hùng mạnh, làm những cuộc hải hành rộng lớn xa xôi, với hàng trăm tầu thuyền, hàng vạn thuỷ thủ, bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc xuống phia Nam, sang Ấn Độ Dương, sang cả Trung Đông, rồi sang cả Thái Bình Dương và châu Mỹ.

Những năm gần đây, lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc có ý đồ hiện đại hoá gấp quốc phòng, chú trọng bành trướng nhanh hải quân, thực hiện ” lam sắc quốc thổ chiến lược ” – chiến lược lãnh thổ quốc gia màu xanh lam (ngụ ý là màu xanh nước biển). Các nhà học giả Trung quốc giải thích nội dung của chiến lược này là coi chủ quyền Trung quốc mở rộng ra các vùng biển và đại dương phía Đông và phía Nam, rộng đến 300 triệu km vuông, gồm vùng biển nội địa và vùng lãnh hải, đều thuộc chủ quyền kinh tế của Trung quốc. Họ trịch thượng bỏ qua mọi tranh chấp còn tồn tại với Việt nam, Philippin, Malaixia, Nam dương, Brunây…

Do đó cuộc thao diễn về phía Nam của tuần dương hạm hiện đại Trịnh Hòa là một cuộc biểu dương lực lượng mang tính chất bành trướng, khống chế, đe doạ các lân quốc phương Nam của Bắc kinh. Nó vượt xa tính chất xã giao, hữu nghị được công bố.

Điều này rất rõ. Mấy tháng nay, báo Nhân dân Giải phóng Quân ở Bắc kinh giới thiệu đô đốc Trịnh Hòa từng cùng tàu chiến và tàu buôn đặt chân lên thị trấn Hội An của Việt nam, đặt nền tảng thông thương Trung – Việt; đô đốc Trịnh Hòa còn ghé Hoàng Sa Trường Sa, – nhằm chứng minh rằng 2 quần đảo này từ thời Minh đã thuộc chủ quyền của Trung quốc (!).

Thật ra, sự kiện tuần dương hạm Trịnh Hòa cập bến Đà nẵng không phải ngẫu nhiên, bình thường, cũng không phải chỉ là triển khai thực hiện chiến lược nói trên. Nó còn có một mục tiêu khác. Nhóm lãnh đạo Bắc kinh muốn nhóm lãnh đạo Hànội duy trì dứt khoát hướng ngả theo Bắc kinh – ” nhất biên đảo “, không được chập chờn, giao động, phải giáo dục lại toàn xã hội theo hướng đó. Họ yêu cầu 14 vị trong bộ chính trị phải luôn nhất trí theo hướng đó, phải mạnh tay bóp chết từ trong trứng mọi ý tưởng muốn gắn bó với thế giới dân chủ trong thanh niên, trí thức, phài kiên quyết cô lập và chuyên chính mạnh với các chiến sỹ dân chủ, cứ coi đó là những kẻ “trẻ người non dạ”, háo danh, vi phạm pháp luật cần nghiêm trị.

Ngay với nhóm lãnh đạo, Bắc kinh cũng không ngần ngại thị uy để phòng ngừa xu hướng rời xa họ dù chỉ về chiến thuật. Từ Hànội, một bạn làm việc ở cơ quan trung ương đảng cho biết, đoàn ông thủ tướng Dũng sang thăm chính thức Bắc kinh, dự định đầu tiên là sẽ dừng chân ở Quảng châu (Quảng đông) trước khi đến Bắc kinh, nhưng vào giờ chót, Bắc kinh lại yêu cầu “mời ” ghé ra đảo Hài nam, rõ ràng là trái đường, mua lối. Sao lại mời đoàn khách dừng chân ở ngay cửa ngõ phía cạnh nhà người ta? Để làm gì? Để gián tiếp khoe rằng Hải Nam đã trở thành không phải chỉ là một khu kinh tế thương mại đặc biệt mà điều quan trọng hơn là đã là một căn cứ hải quân tiền phương hiện đại nhất, với căn cứ cho tàu ngầm nguyên tử ở Sanya (Tam Á) ngay bờ Nam của đảo, hướng về phương Nam. Phía Trung quốc khoe riêng với đoàn ông Dũng về những hầm sâu, dài, nơi trú ẩn của những tàu ngầm nguyên tử kiểu Vũ Lâm (Yulin), rằng hạm đội Nam hải với vũ khí nguyên tử vô địch nay là lực lượng mũi nhọn vươn rộng, vươn xa; – đừng có đùa với lửa.

JPEG - 8.3 kb

Chính những tàu chiến ở căn cứ này đang tuần tiễu vùng biển phía Nam, đã doạ bắn các tàu kỹ thuật của Mỹ, Nga, Na uy được Petro VN thuê làm việc trong vùng biển Việt nam, buộc các tàu này phải lần lượt yên lặng bỏ cuộc từ tháng 5 đến tháng 10 này.

Hơn nữa, những tay Đại hán quả là thâm. Họ đưa ông Dũng ra Hải Nam còn để nhắc rằng đó là tỉnh nhỏ, nhưng là tỉnh đang quản lý hành chính Hoàng Sa và Trường Sa đó.

Cũng lại một chi tiết lễ tân; đón thủ tướng một nước láng giềng lẽ ra phải có một quan chức ở trung ương, chí ít là một thứ trưởng ngoại giao xuống đón, nhưng ra đón đoàn ông Dũng không có một mống nào ở trung ương, chỉ có viên phó tỉnh trưởng của địa phương, lại là tỉnh bé nhỏ nhất nước! Vẫn là cái kiểu cách kiêu ngạo khinh người kiểu đại Hán.

Thế còn vì sao tàu tuần dương Trịnh Hoà lại ghé Đà Nẵng, mà không là Hải Phòng, Vinh hay Vũng Tàu, hay Sài gòn? Vì Đà Nẵng là trụ sở của Bộ tư lệnh Quân khu V và trụ sở của Vùng Hải quân Nam Trung bộ trực tiếp có nhiệm vụ quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng đang trắng tay. Một kiểu làm nhục đối tác để buộc phải thần phục.

Cho nên sự kiện tuần dương Trịnh Hoà có thể phân tích ý nghĩa trên nhiều mặt, nhiều phía.

Nhóm lãnh đạo khi một mực thần phục nước lớn bành trướng để duy trí quyền lực và đặc lợi luôn ở thế trên đe dưới búa. Họ bị nước lớn lợi dụng, đe doạ hiếp đáp, mặt khác họ bị nhân dân khinh thị, chê bai, chống đối, nên vừa phải vâng lời nước lớn, vừa lo sợ rằng quá liều lượng nịnh bợ bọn bành trướng sẽ đổ thêm dầu vào lửa căm hờn của quần chúng yêu nước.

Cho đến khi nào họ mới buộc phải mở mắt, phải chịu nhận ra lẽ phải là đi với nhân dân, để đi với nền dân chủ đa nguyên đa đảng vững mạnh của thế giới, từ bỏ chế độ độc quyền đảng trị, dựa vào luật pháp quốc tế, bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của đất nước.

Sống bên nước láng giềng lớn hung bạo đâu phải là định mệnh hiểm nghèo. Mông cổ, Ấn độ, Pakistan, Népal, Nga … đều là láng giềng với Trung quốc, đâu có chịu làm chư hầu cho Bắc kinh dưới bất kỳ hình thức nào.

Chúng ta vẫn gọi là tầu tuần dương Trịnh Hòa. Sợ ai, việc gì mà phải từ bỏ tiếng Việt mẹ đẻ của mình, để gọi trệch đi là Cheng He hay Zhang Ha! Vô duyên!

Bùi Tín. Paris 17-11-2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…