Xa Dân, Không Vì Dân… Là Bản Chất Của Chế Độ Cộng Sản

Ngô Văn

Hiện nay Quốc hội CSVN đang nhóm họp kỳ thứ 11 khóa XI, trong khóa họp này Đại biểu Nguyễn Đình Lộc (nguyên Bộ trưởng Tư pháp) đã phát biểu rằng lâu nay chúng ta hay nhắc căn bệnh ’’trên nói dưới không nghe’’,

Quốc hội CSVN đang nhóm họp kỳ thứ 11 khóa XI ….phát biểu rằng lâu nay chúng ta hay nhắc căn bệnh ’’trên nói dưới không nghe’’, vậy sau một nhiệm kỳ chính phủ đưa ra biện pháp gì để khắc phục????

vậy sau một nhiệm kỳ chính phủ đưa ra biện pháp gì để khắc phục? Rồi giải pháp nào đối với một bộ phận cán bộ hành chánh gây nhiều bức xúc cho dân? Phải làm gì trước tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài ?

(nguyên Bộ trưởng Tư pháp)

Đại biểu Phan Anh Minh, tiếp lời: Tôi đồng ý với anh Lộc là có chuyện trên bảo dưới không nghe, nhưng tôi hỏi rằng trên có hiểu dưới hay không?

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO Số 48 Lý Thường Kiệt 1900-1906/Auguste Henri Vildieu

Ai cũng biết tại Việt Nam dưới chế độ cộng sản không hề có sự độc lập của hành pháp, tư pháp hay lập pháp, tất cả đều ở trong tay đảng. Nhưng Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (nguyên Phó giám đốc sở Tư pháp Hà Nội) làm ra vẻ lớ ngớ đặt câu hỏi: sự độc lập của cán bộ tòa án trong xét xử có hay không? khi nhắc tới vụ tiêu cực đất ở Đồ Sơn (Hải Phòng), nơi mà cấp Ủy và chính quyền có ý kiến can thiệp các việc giải quyết vụ án. Bà Khánh cho rằng đây là một vụ điển hình về sự thiếu độc lập của tòa án trong xét xử. Chưa bao giờ cán bộ ngành kiểm sát bị nêu nhiều trên báo chí, trên cả diễn đàn Quốc hội như vừa qua về chuyện phẩm chất, đạo đức, năng lực. Có những vụ sau đó rơi vào im lặng, không rõ thái độ xử lý của ngành này thế nào.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào thì cho rằng báo cáo của tòa án Nhân dân tối cao nói rằng hệ thống thẩm phán chúng ta vừa thiếu, vừa yếu nhưng lại không chỉ rõ từng biện pháp đào tạo như thế nào để khắc phục tình trạng này. Ông Đào còn nói thêm rằng: Vừa rồi tôi dạy một lớp tại chức luật học, học viên có một số là thẩm phán cấp huyện, qua vài bài kiểm tra thấy trình độ của họ còn yếu lắm.

(Bộ trưởng Công nghiệp)

Ngoài ra trong khóa họp Quốc hội này, Bộ trưởng Công nghiệp Hoàng Trung Hải đã thay mặt nhà nước đọc báo cáo tổng kết công trình khí điện đạm Bà Rịa-Vũng Tàu, rồi đề nghị Quốc hội cho phép tách hai dự án nhà máy điện Nhơn Trạch, Thủ Đức ra khỏi công trình quan trọng quốc gia và cho ngưng 4 dự án sản xuất methanol, sản xuất quặng hoàn nguyên, nhà máy điện Wartsita tại Bà Rịa và dự án nhà máy điện Amata tại Thủ Đức, vì không có hiệu quả kinh tế. và giao cho chính phủ chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu để có các giải pháp phù hợp.

Người dân kêu nhiều về tình trạng khiếu nại lên xã, xã không giải quyết, lên huyện, huyện cũng không giải quyết…

Được biết quá trình triển khai các dự án đó quá chậm so với nghị quyết của Quốc hội CSVN ít nhất là 3 năm và để xảy ra nhiều vụ việc tiêu cực ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình như trường hợp nhà máy xử lý khí Đinh Cố và tuyến ống kho cảng Thị Vải. Với tình hình tăng giá nhiên liệu trên thị trường thế giới như hiện nay, các dự án sản xuất Methanol, sản xuất quặng hoàn nguyên, nhà máy điện Wartsila Bà Rịa, nhà máy điện Amata không còn tính khả thi để triển khai nữa. Riêng về việc chuyển đổi nhà máy điện Thủ Đức sang chạy khí, Tổng công ty điện lực Việt Nam lập báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và hồ sơ mời thầu, nhưng đến nay chẳng có ai nạp đơn đấu thầu, vì chưa đủ khí cung ứng cho nhà máy điện hoạt động. Ngay đến công trình đường ống dẫn khí Phú Mỹ-Sàigòn mới chỉ khai triển giai đoạn 1 mà vẫn chưa xong, chưa kể đến chuyện tập đoàn BP mới đây thông báo có thể tạm ngưng cung cấp khí đốt từ mỏ Nam Côn Sơn.

Vào ngày 23 tháng 3, ông Phan Văn Khải (cựu Thủ tướng) đăng đàn phát biểu như sau: Tôi rất bức xúc với tình trạng cấp chính quyền ở gần dân lại xa dân. Người dân kêu nhiều về tình trạng khiếu nại lên xã, xã không giải quyết, lên huyện, huyện cũng không giải quyết… Nếu chính quyền của ta là chính quyền của dân, lo cho dân thì phải tập trung giải quyết triệt để những yêu cầu chính đáng của người dân. Việc nào thuộc thẩm quyền xã thì xã phải giải quyết, việc nào không giải quyết được thì chuyển lên huyện, tỉnh, thành phố để yêu cầu giải quyết.

Đầu năm 2005 Chuyến Mỹ du của Phan Văn Khải cộng theo một đoàn tùy tùng hùng hậu bị người Việt hải ngoại chất vấn … Biểu tình, tẩy chay trước Tòa Bạch Ốc do tổng thống Bush hướng dẫn …

Nói như ông Khải là không nắm rõ tình trạng thực tế vì biết bao nhiêu vụ từ xã đẩy lên huyện, từ huyện đưa lên tỉnh rồi từ tỉnh chuyển đến Bộ, nhưng khi đến Bộ thì Bộ phán rằng đây là chuyện của địa phương hãy về xã mà giải quyết. Tuy nhiên lời phát biểu đó nói lên được hai điều, thứ nhất là ông Khải đang cay cú với những người đang cầm quyền và điều thứ hai là người dân vẫn tiếp tục bị chế độ CSVN hành hạ, chứ không phải ông Khải muốn thực tâm giải quyết những bất mãn của người dân, vì nếu muốn tại sao ông Khải lại không thực hiện lúc ông ta làm Thủ tướng?

Ngô Văn