Xã Hội Dân Sự Ở Việt Nam Chỉ Là Khẩu Hiệu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong tiến trình hội nhập và nhất là từ khi nộp đơn xin vào Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO), cộng sản Việt Nam (CSVN) đã có một số nỗ lực để giảm thiểu hình ảnh độc tài, bao cấp… của mình. Một trong những nỗ lực đó là Hà Nội đã chấp thuận cho tổ chức “Liên Minh Toàn Cầu Vì Sự Tham Gia Của Công Dân” (CIVICUS) với sự giúp đỡ của Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tới Việt Nam để nghiên cứu về tình trạng “Xã Hội Dân Sự” (XHDS).

Theo Giáo Sư Tiến Sĩ Đặng Ngọc Dinh – viện trưởng Viện Những Vấn Đề Phát Triển (VIDS) thì XHDS “là các tổ chức xã hội nằm ngoài Nhà nước, nằm ngoài các hoạt động của doanh nghiệp (thị trường), nằm ngoài gia đình, để liên kết người dân với nhau trong những hoạt động vì một mục đích chung. Như vậy, thành phần quan trọng của XHDS là các hội, hiệp hội trong dân chúng, trong làng xóm, mang tính chất liên kết cộng đồng”. Ông cũng cho biết: “Năm 2002 CIVICUS vào Việt Nam phối hợp cùng UNDP tìm đối tác nghiên cứu về XHDS nhưng sau gần hai năm vẫn không có đơn vị nào nhận, bởi lúc đó khái niệm XHDS được xem là nhạy cảm. Trước áp lực quốc tế, Hà Nội đã phải cho thành lập Viện VIDS do vị giáo sư này làm viện trưởng để hợp tác với CIVICUS và những cơ quan phi chính phủ quốc tế khác trong công tác nghiên cứu về XHNS tại Việt Nam. Đầu năm 2006, nhóm chuyên gia nghiên cứu của các tổ chức trên đây đã công bố bản “Đánh Giá Ban Đầu Về Xã Hội Dân Sự Tại Việt Nam”. Trả lời phỏng vấn của tờ Tuổi Trẻ điện tử, vị giáo sư viện trưởng viện VIDS đã phân tích về sự thiếu vắng một XHDS tại Việt Nam, sự bóp nghẹt, xóa bỏ XHDC bởi đảng và chính quyền cộng sản đương quyền.

Tuy không nói thẳng ra, nhưng trong những câu trả lời của giáo sư tiến sĩ Đặng Ngọc Dinh, người ta có thể rõ là đảng CSVN chính là kẻ đã mưu sát XHDS tại Việt Nam. Ông nói: “…có người cho rằng nếu nghiên cứu, phổ biến XHDS tại VN thì sẽ tiến tới khai thác mặt đối lập với chính quyền… Họ cho rằng hoạt động của XHDS là “rách việc”, là chống đối”. Ông cũng khẳng định rằng: “những kẻ tham nhũng rất sợ XHDS”. Với tình trạng toàn đảng tham nhũng như hiện nay thì đảng CSVN sợ XHDC là lẽ đương nhiên. Sự sợ hãi này đã được nhà trí thức Đặng Ngọc Dinh chứng minh như sau: “Điển hình cho việc ít tạo môi trường cho XHDS phát triển là việc chín năm rồi chúng ta chưa ra được luật về hội”. Cũng nên biết là Dự Luật về Hội đã được tu chính đến 8 lần và còn đang được Quốc Hội CSVN thảo luận lần thứ 9.

Dĩ nhiên là những dữ kiện mà các chuyên gia khảo xát có được trong việc nghiên cứu tình trạng XHDS tại Việt Nam, phần lớn dựa trên những số liệu chính thức do chính quyền CSVN cung cấp. Do đó, những kết quả của bản “Đánh Giá Ban Đầu Về Xã Hội Dân Sự Tại Việt Nam” cần phải được cân nhắc, Điển hình, không thể coi cái Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và các hội đoàn thành viên của nó như Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, đoàn Thanh Niên cộng sản Hồ Chí Minh, thậm chí cả Tổng Liên Đoàn Lao Động VN là những hình thức XHDS được, vì nó được dựng lên và thao túng bởi đảng cộng sản cầm quyền. Sự lập lờ đánh lận con đen giữa Đảng và Nhà Nước đã khiến cho chính đảng CSVN cũng không thể được liệt vào danh sách các tổ chức XHDS. Cả cái Quốc Hội hiện thời, đáng lẽ là một hình thức XHDS cũng mất đi cái chức năng đó vì nó quy tụ rất đông quan chức chính quyền, và đảng CSVN. Nó đã không là một tổ chức XHDS mà nó còn sản xuất ra những luật lệ nhằm bóp chết XHDS tại Việt Nam nữa. Tuy vậy, chế độ CSVN không ngừng tuyên truyền biện hộ cho cái mà họ gọi là nền dân chủ XHCN của họ. Giáo Sư Tiến Sĩ Đặng Ngọc Dinh đã mỉa mai rằng: “Có thể khẳng định ở VN đã tồn tại XHDS. Ở VN có những khẩu hiệu thể hiện chủ trương khích lệ sự tham gia của XHDS, như “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” hay như nghị định về dân chủ cơ sở”…

Cho dù CSVN không muốn có XHDS, không muốn tạo điều kiện để các tổ chức XHDS đích thực ra đời và phát triển, nhưng XHDS đã hiện hữu tại Việt Nam từ ngàn năm trước khi có đảng cộng sản. Nó đang bị bóp nghẹt; nhưng nó không thể chết được vì nó là truyền thống của dân tộc Việt Nam. CSVN chủ trương chống đa nguyên đa đảng, chống XHDS. Trong quá khứ, họ đã từng tiêu diệt các đảng phái quốc gia như Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt vv…, đã từng xóa sổ những đảng do chính họ dựng lên như đảng Dân Chủ, đảng Xã Hội, đã từng giải tán và cấm hoạt động tất cả các đảng phái, các hội đoàn tôn giáo, ái hữu…, đã từng không chấp thuận cho ông Phạm Quế Dương và ông Trần Khuê thành lập Hội Nhân dân Việt Nam chống Tham nhũng; cho ông Nguyễn Vũ Bình thành lập đảng Dân Chủ Tự Do. Nhưng chắc chắn họ không thể cưỡng lại trào lưu “đa nguyên đa đảng” và hình thành XGDS tại Việt Nam. Hàng trăm người trong nước đã can đảm ký tên vào bản “Kêu gọi Đa Nguyên Đa Đảng” và bản “Tuyên Ngôn Dân Chủ 2006”. Nhân dân đang đứng lên giành lấy quyền thiết lập XHDS cho Việt Nam. Đảng Việt Tân ủng hộ những nỗ lực đấu tranh hầu Việt Nam có đuợc một nền dân chủ đích thực và một xã hội dân sự đích thực.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.