Xã hội dân sự từ các dòng tu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

2013-12-19

Sinh hoạt trợ giúp cho các nữ sinh dân tộc thiểu số có phương tiện ăn ở để đi học tại các trường phổ thông của nhà nước do các Soeur Dòng Chúa Quan Phòng thực hiện tại huyện Dak Hà đã bị chính quyền cấm đoán. Mặc Lâm có thêm chi tiết.

Sinh hoạt tôn giáo trong xã hội

Từ nhiều thế kỷ qua các tôn giáo lớn trên thế giới đều có truyền thống xây dựng những nhà nội trú, bệnh viện, trường học và những cơ sở từ thiện khác nhằm thực hiện tinh thần bác ái cũng như phát triển giáo lý. Những hoạt động này được hầu hết chính phủ các nước nhìn nhận, khuyến khích và giúp đỡ như các tổ chức NGO khác. Tất cả các sinh hoạt xã hội dân sự này bằng cách nào đó đã đỡ tay cho chính phủ rất nhiều, đặc biệt là ở những nước đang phát triển khi nhân lực và tài chánh luôn là nỗi lo cho ngân sách của chính quyền.

JPEG - 41.8 kb
Các Soeur phục vụ trong Trường Khiếm Thị Ánh Sáng Lagi, Bình Thuận. Courtesy xuanbichvietnam

Tại Việt Nam những hoạt động xã hội dân sự như thế từ nhiều chục năm về trước được các tôn giáo lớn như Công Giáo, Phật Giáo, Tin Lành và ngay cả Cao Đài, Hòa Hảo đều có cơ sở riêng để giúp đỡ cho tín đồ hay người khác tôn giáo. Giáo hội và tín đồ các tôn giáo được sự hỗ trợ của chính phủ đã cùng nhau góp sức xây dựng những cơ sở giáo dục, y tế, từ thiện khiến cộng đồng đa dạng và tốt đẹp hơn. Chính phủ bớt gánh lo về an sinh xã hội và từ đó tạo niềm tin gắn bó giữa người dân và chính quyền nhiều hơn. Qua các hoạt động này cho thấy xã hội dân sự đã hiển nhiên trở thành một nhân tố không thể thiếu trong sự vận hành của chính phủ.

Trước năm 1975 miền Bắc hoàn toàn thiếu vắng hoạt động này. Tất cả được bao cấp bởi nhà nước và người dân không có khái niệm về xã hội dân sự qua các hoạt động tư nhân như thế. Tại miền Nam mặc dù trong thời kỳ chiến tranh, hình thức này đã nở rộ trên toàn quốc bởi sự đóng góp của các tôn giáo lớn.

Sau năm 1975, các cơ sở do tôn giáo quản lý hầu hết đều bị tịch thu hay cấm đoán. Tôn giáo co cụm lại trong phạm vi chùa hay nhà thờ, mọi sinh hoạt ngoài tôn giáo đều bị nghi ngờ dòm ngó. Tuy nhiên sau một thời gian thì nhu cầu phục vụ người nghèo, tuyên dương tinh thần chia sẻ và bác ái đã khiến hai tôn giáo lớn là Phật giáo và Công giáo âm thầm xây dựng lại những hoạt động từ thiện qua cung cách đơn sơ nhỏ lẻ hơn nhưng vẫn nói lên được tính chất bác ái, giúp đỡ tha nhân của nó.

Các nữ tu thuộc dòng Chúa Quan phòng

Tại vùng sâu vùng xa thì nhu cầu này càng cấp thiết hơn. Các tỉnh Tây nguyên là nơi rất cần những sự giúp đỡ như vậy. Giáo phận Komtum có lẽ là nơi gặp khó khăn nhất khi bắt tay vào việc phục vụ người anh em dân tộc thiểu số.

Tại xã Hà Mòn, huyện Dak Hà từ nhiều năm về trước, các nữ tu thuộc dòng Chúa Quan phòng đã tự tạo ra một cơ sở nhỏ bé dành cho các cháu dân tộc thiểu số từ các khu vực xa xăm trong huyện về theo học phổ thông tại Dak Hà. Một trong bốn nữ tu ấy là Soeur Đinh Thị Quy kể lại những ngày đầu tiên gây dựng ngôi nhà hiện nay dành cho các em:

– Khu đất này là khu Soeur làm rẫy cà phê. Hồi trước nó là cái chòi thôi nhưng Soeur cứ làm từ năm 2005 tới bây giờ. Bây giờ thì nó đã thành cái nhà hơn 370 mét vuông. 296 mét vuông là nhà xây bằng gạch, phần còn lại là những công trình phụ tổng cộng 377 mét. Mình không có xin phép xây dựng mà vẫn còn là đất nông nghiệp.

Có lẽ trong thời gian đầu do cần thiết cho học sinh có chỗ cư trú chính quyền đã im lặng cho các Soeur hoạt động tuy nhiên khi con số học sinh cao hơn thì một hôm chính quyền huyện đã cấm hẳn việc cho các em nghỉ qua đêm từ cơ sở của Soeur Quy và của một giáo dân khác là ông Cường, Soeur Quy kể lại:

– Soeur làm 8, 9 năm nay rồi nhưng không thấy họ nói gì hết cho tới năm nay thì không biết tại sao. Họ kêu Soeur đăng ký, khi Soeur lên xã đăng ký thì họ lại từ chối. Họ không cho và tới xét nhà rồi đuổi các em về một đợt rồi. Họ nói là giống như kết luận của Ủy ban huyện họ không cho các học sinh ở nhà bà Quy. Xã thì cứ tuân theo cái lệnh của Huyện. Họ sợ các em bị dụ dỗ đi tu.

Công việc mà các nữ tu theo đuổi lấy tiền từ thu hoạch cà phê để thực hiện mục tiêu bác ái của mình. Con số học sinh xin vào tạm trú ngày càng nhiều và do đó các Soeur đành phải chọn ra những em khó khăn nhất để giúp đỡ.

– Năm 2006 thì có 5-6 em thôi nó cứ tăng theo từng năm cứ mỗi năm tăng mười mấy em. Kề năm vừa rồi là 35 em rồi ăm nay thì 47 em nó cứ tăng từ từ như vậy. Các em ở các xã xa quá mà huyện thì mới có trường cấp 3 các em cứ đến mà mình không có chỗ cho nó vì vậy mình ưu tiên cho em nào quá xa quá khó khăn thì mình giúp nó.

Nói về những sinh hoạt hàng ngày của các em Soeur Quy kể:

– Các em nó đi học ở trường nội trú dân tộc của huyện. Nó đi học từ sáng tới chiều mới về. Các Soeur thì chỉ lo cơm nước cho các em ăn rồi giúp các em vệ sinh, trật tự thôi. Có dạy cho các em về nhân bản. Giáo lý thì các em nó vô nhà thờ có các lớp trong nhà thờ cho nó học.

Đương nhiên thì những em xa thì rất khó khăn vì đường xa mà đường dốc, nếu đi không nổi thì phải ở nhà trọ còn em nào có thể đi dược thì mỗi ngày phải đi mấy chục cây số đến trường vất vả lắm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của các em.

Tuy không được cấp giấy phép nhưng cơ sở của các Soeur vẫn tiếp tục âm thầm nuôi giữ những học sinh khó khăn ấy trong suốt nhiều năm. Cho tới ngày 17 tháng 12 vừa qua thì công an huyện Đak Hà đã không còn tán đồng việc làm của các nữ tu này nữa. Tuy nhiên thay vì tới làm việc với các nữ tu để yêu cầu đóng cửa hay tìm một giải pháp nào đó thì chính quyền lại cư xử một cách thô bạo khiến cho ai nghe lời kể lại của Soeur Quy cũng không khỏi đau lòng:

– Đêm hôm đó thì các em đang ngủ ở nhà nội trú của Soeur. Họ đến họ làm việc họ bắt các em đi nhưng các em không đi thì họ lôi kéo các em. Trong việc lôi kéo ấy có cả đàn ông đàn bà lôi các em đi từng em một và mặc dầu các em ôm nhau, các em bám vào chân bàn hay vào bất cứ cái gì thì họ cũng lôi đi bằng được. Trong lúc lôi như vậy có một em bị rách áo, một em bị tát và một em bị trật tay.

Bây giờ thì họ làm quá, tới ngày hôm nay mà họ vẫn còn theo dõi. Họ ngồi ở các ngã ba đường hay ở các quán cà phê để theo dõi các em và các em nó sợ quá nó mất hết hồn vía rồi.

Nếu các em bị lôi đi như tội phạm ấy lo lắng một thì những nữ tu hiền lành lại lo lắng đến 10. Con cái của họ không còn nơi để tạm trú qua đêm để sáng hôm sau tới trường kiếm vài con chữ bỏ vào hành trang của chúng đã làm cho họ rơi lệ vì sự thử thách quá nặng nề.

Xã hội dân sự đối với Việt Nam tuy còn xa lạ nhưng tấm lòng của những con người như bốn nữ tu tại xã Hà Mòn chắc chắn sẽ được nhân rộng ra bằng những hoạt động khác. Xã hội dân sự không thể bị dập tắt khi đất nước đã mở cửa hòa nhập vào dòng chảy của thế giới, bởi ở đâu có dân chúng ở đó có xã hội dân sự.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.