Bắc Kinh cuống cuồng đối phó với loại tiền giấy có ghi khẩu hiệu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 13/04/2014, một trang mạng lớn tên Thiên Sơn nằm dưới sự điều hành của nhà cầm quyền Trung quốc ở “khu tự trị Uyghur”, tức Ngô Duy Nhĩ hay Tân Cương, chính thức đưa tin xác nhận hiện tượng trong thời gian gần đây dân chúng lượm được nhiều tờ giấy bạc mệnh giá 1 nguyên có in các hàng chữ “mang nội dung phản động”. Trang này cũng cho biết loại tiền mang các khẩu hiệu lan tràn nhiều nhất tại thị trấn Urumqi. Nhưng không biết căn cứ vào đâu mà trang này khẳng định luôn rằng: “Đây là hành động phi pháp của nhóm tà đạo Pháp Luân Công nhắm vào sắc dân thiểu số Duy Ngô Nhĩ để xúi dục họ đứng lên chống đối chính quyền, phân hóa đất nước”.

Điều làm cho các quan chức cai trị Tân Cương – một nước bị Bắc Kinh lấn chiếm từ năm 1949 – lo lắng là dân chúng chẳng ai từ chối lượm, dùng những tờ giấy bạc đó. Cả những người Hán đang sống ở thị trấn Urumqi khi được phóng viên của trang mạng Thiên Sơn và các báo đài khác phỏng vấn, họ đều trả lời rằng có đọc những câu khẩu hiệu chống cộng sản độc tài in trên tờ giấy bạc, nhưng vẫn lượm để dùng như bao người khác.

Ngay sau khi tung tin trên lên trang mạng Thiên Sơn và nhiều báo đài trong toàn “vùng tự trị” Tân Cương, Ngân hàng Trung ương Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gởi một thông tri đến cho tất cả các ngân hàng trên toàn quốc với chỉ thị sau: Khi phát hiện bất cứ tờ giấy bạc nào có in hàng chữ phản động, phải thu hồi ngay. Loại giấy bạc này được coi như loại bị rách hay bị nhem, và phải nộp về ngân hàng nhà nước để đổi lại giấy bạc mới. Ngoài ra bất cứ ai đem các loại giấy bạc đó đến ngân hàng để đổi thì ngân hàng phải đổi ngay cho họ.

Điều đau đầu cho các ngân hàng khi nhận được lệnh từ ngân hàng trung ương là số lượng của loại tiền giấy 1 nguyên. Đây là loại lưu hành nhiều nhất trong đời sống hàng ngày của dân chúng. Có thể nói số lượng nhiều vô số kể. Nay các ngân hàng phải cắt cử nhân viên mỗi ngày đếm từng đồng để xem tờ nào có in khẩu hiệu phản động mà thu hồi. Khối lượng nhân viên ngồi làm việc này tạo nhiều tốn kém cho từng ngân hàng dù là công hay tư. Việc kiểm để loại trừ đó chắc chắn cũng sẽ có sơ sót. Các nơi nhận tiền xuất từ ngân hàng dễ dàng đổ tội “lưu hành giấy bạc có in khẩu hiệu phản động” ngược lại cho các ngân hàng. Từ đó, các quan chức nhà nước cũng trút trách nhiệm lên các ngân hàng khi bị trung ương khiển trách.

Công an Trung quốc cũng đã nhập cuộc với các thông báo hù doạ dân chúng nếu lượm hay nhận được loại giấy bạc đó thì phải đem ngay đến ngân hàng để đổi tờ khác. Ai sử dụng nó để mua bán là phạm pháp. Chưa hết, Bộ Công An Trung quốc còn gọi đây là một trong những “hành vi khủng bố” của Pháp Luân Công và các tổ chức khủng bố người Uyghur, rồi ra lệnh bắt buộc tất cả công an phải học tập một khóa chống khủng bố kéo dài 3 tháng. Đây cũng là một khoản tốn kém rất lớn cho Bắc Kinh.

Trong nhiều tháng qua, nhà cầm quyền Trung Quốc luôn ráng tận dụng các biến sự mang tính bạo động trong xã hội để dán nhãn “khủng bố” lên Pháp Luân Công và các nhóm đòi nhân quyền cho Tân Cương, dù chẳng đưa ra được bằng chứng nào đáng kể. Cụ thể như vụ xe tông vào thành cầu Kim Thủy bên ngoài Tử Cấm Thành ở quảng trường Thiên An Môn vào cuối tháng 10/2013; đến vụ chém giết loạn xạ trước nhà ga Côn Minh vào đầu tháng 3/2014 và nhiều vụ khác nữa. Sau mỗi sự kiện này, công an lại lùng bắt tùy tiện rất nhiều người gốc Uyghur và những người mà công an thù ghét từ trước mà chưa có cớ để bắt. Chính vì thế mà khi chuyến bay MH370 bị mất tích, nhiều nhà quan sát đưa ngay ra nhận định: may mà chiếc máy bay này là của Malaysia và phát xuất từ Malaysia; nếu không, lại có vô số người Uyghur và học viên Pháp Luân Công chết oan.

Ngay cả các dân oan kéo đến Ủy ban nhân dân tỉnh Hắc Long vào cuối tháng 3/2014 để đòi công lý vì bị quan chức cướp đất, cướp nhà, cũng bị công an kéo đi nhốt và cột cho nhãn “thành viên Pháp Luân Công”. Khi 11 luật sư lên tiếng bênh vực cho các dân oan đó, họ cũng bị công an bắt luôn để điều tra về “mối quan hệ của họ với Pháp Luân Công”.

Nhưng dù với mọi thứ đòn phép như vậy, giới quan sát quốc tế và những nhà hoạt động xã hội tại Trung Quốc vẫn phải thừa nhận những người khởi động việc in khẩu hiệu trên tiền giấy đã thắng lớn. Chi phí in không nhiều và dân chúng trong vùng Uyghur tự động tiếp tay cất giấu và lưu hành các tờ giấy bạc mang khẩu hiệu này mà không sợ bị trừng phạt (Họ có thể đổ tội cho các ngân hàng làm việc sơ sót). Ngược lại, nhà cầm quyền tốn gấp ngàn lần để đối phó và ngăn chận trên toàn quốc qua cả hệ thống ngân hàng, hệ thống tuyên truyền, và hệ thống công an. Sự cuống cuồng đối phó cũng làm lộ sự lo âu của giới lãnh đạo Bắc Kinh, và vì thế lại càng quảng cáo cho mức hiệu nghiệm của cách làm này, đặc biệt đối với cánh Bạc Hy Lai và những phe nhóm đang thâm thù Tập Cận Bình.

Rõ ràng người dân Trung Quốc đã thu thập và bắt đầu áp dụng các cách thức đấu tranh bất bạo động mà nhiều dân tộc khác đã sử dụng để hạ bệ các chế độ độc tài với đầy đủ súng ống và các phương tiện bạo hành.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.