Bản chất của việc Nhật sửa đổi điều 9 Hiến pháp

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Gần 5 tháng vừa qua, truyền thông quốc tế, đặc biệt là báo đài ở Nhật đã liên tục đề cập đến sự kiện nội các Thủ tướng Abe muốn Quốc hội Nhật thông qua việc sửa đổi một số điều khoản trong đạo luật bảo an để cho phép Tự vệ đội Nhật có thể sử dụng quyền phòng vệ tập thể, nghĩa là được phép có nổ súng yểm trợ đồng minh khi đi tuần chung trong và ngoài lãnh thổ khi quân bạn bị địch tấn công.

Mức độ đề cập của truyền thông liên quan đến đạo luật này tăng dần mà cao điểm là vào lúc 2 giờ 30 phút rạng sáng ngày 19/09/2015 khi Thượng viện Nhật bỏ phiếu cho thông qua với 148 phiếu thuận, 90 phiếu chống.

Tại sao lại bỏ phiếu vào lúc 2 giờ 30 sáng? Lý do là vì một số đảng đối lập viện cớ phải họp riêng để câu giờ hầu cho người dân Nhật thấy vào giờ phút cuối họ vẫn cương quyết phản đối việc sửa đổi pháp án này.

Đến 2 giờ sáng các nghị viên đảng đối lập mới bước vào phòng bỏ phiếu, nhưng áp dụng chiến thuật ‘’Ngưu Bộ’’, nghĩa là đi từ từ từng bước một, nhiều khi dậm chân tại chỗ để kéo dài thời gian bỏ phiếu. Tuy sốt ruột nhưng Thủ tướng Abe cùng với hai ông Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao vẫn nhẫn nại ngồi chờ cho đến người bỏ phiếu sau cùng.

Trong khi đó ở bên ngoài khuôn viên quốc hội, tuy trời đổ mưa tầm tã, nhưng có cả mấy vạn người biểu tình phản đối với cả rừng biểu ngữ mang nội dung ‘’Phản đối đạo luật chiến tranh’’ hay ‘’Nhất quyết không đi lính’’…Theo kết quả thăm dò dư luận do các cơ quan truyền thông thực hiện thì 51% phản đối, 30% tán thành, số còn lại không có ý kiến.

Ngoài những lý do vừa kể trên, người phản đối còn lập luận rằng pháp án này vi hiến vì trong phần mở đầu điều 9 Hiến pháp ghi rõ gồm hai phần:

1/ Người dân Nhật thành thật mong ước hòa bình dựa trên cơ bản công bình trật tự. Không ai được lấy quyền quốc gia để phát động chiến tranh, sử dụng vũ lực để uy hiếp hoặc sử dụng vũ lực làm phương tiện giải quyết tranh chấp quốc tế, nhất quyết phải vĩnh viễn từ bỏ chuyện này.

2/ Để đạt được điều I, không được duy trì Hải Lục Không quân và các chiến lực khác. Quyền tuyên chiến với các quốc gia khác không được công nhận.

Về phía những người ủng hộ việc sửa đổi pháp án Bảo an quốc gia thì với tình hình thế giới thay đổi như hiện nay mà còn áp dụng luật Bảo an của gần 70 năm về trước (Hiến pháp hiện hành công bố vào tháng 11/1946) coi như trói tay lực luợng Tự vệ đội Nhật trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước, tính mạng và tài sản của người dân.

Vấn đề là đạo luật bảo an này đã sửa đổi những điều khoản gì mà gây sôi động dư luận Nhật và các quốc gia liên hệ?

Có 4 điều luật của pháp án Bảo an đã được sửa đổi trong lần này. Thứ nhất luật Tự vệ đội, thứ hai là luật gửi lực lượng Tự vệ đội tham gia công tác gìn giữ hòa bình (PKO) khi có sự yêu cầu của Liên Hiệp Quốc, thứ ba là luật đối ứng với tình thế ảnh hưởng quan trọng đến an ninh Nhật, và thứ tư là luật sử dụng vũ lực để tấn công.

Điều luật thứ nhất cho phép tự vệ đội Nhật có thể sử dụng quyền phòng vệ tập thể, nghĩa là được phép nổ súng yểm trợ đồng minh khi đi tuần chung trong và ngoài lãnh thổ khi quân bạn bị địch tấn công. Thủ tướng có quyền ra lệnh cho Tự vệ đội đi giải cứu kiều dân Nhật đang bị đe dọa tính mệnh, ngoài ra có thể tiếp ứng cho quốc gia đồng minh cật ruột khi quốc gia này bị một nước nào khác tấn công bằng vũ lực.

Luật về PKO thì từ đây Tự vệ đội Nhật được quyền tiếp viện hậu cần cho quân đội đồng minh (chở vũ khí, đạn dược…) và sau khi phân tranh kết thúc có thể lưu trú lại một thời gian nhất định nào đó để hoạt động cứu trợ, tái thiết mà không cần sự yêu cầu của Liên Hiệp quốc, chỉ cần quốc gia sở tại yêu cầu là đủ.

Điều luật thứ ba khi tình thế trong vùng có ảnh hưởng quan trọng đến nền an ninh Nhật Bản thì Tự vệ đội Nhật có quyền đi hành quân chung với đồng minh hoặc có thể tiếp tế cho quân đội đồng minh (Hoa Kỳ, Úc…) đang đánh nhau với một nước A nào đó để giải cứu nước B là quốc gia đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ cho dù quốc gia B không là đồng minh chiến lược của Nhật. Chẳng hạn khi Philippines bị Trung quốc tấn công ở biển Đông, Hoa Kỳ đến tiếp cứu thì Tự vệ đội Nhật có quyền tiếp viện cho Hoa Kỳ để đánh lại Trung quốc cứu Philippines.

Điều luật thứ tư quy định về việc sử dụng vũ lực để tấn công thì Tự vệ đội Nhật có quyền nổ súng phòng vệ và tấn công khi cảm thấy nguy hiểm nhưng phải có lệnh của Thủ tướng hay Bộ trưởng Quốc Phòng, tuỳ theo trường hợp cũng có thể theo lệnh của vị chỉ huy ở hiện trường. Khi Thủ tướng ra lệnh cho phép nổ súng thì phải công bố bằng một Chính Lệnh rõ ràng, nhưng thời gian nổ súng không được kéo dài trên 6 tháng. Ngay sau khi có Chính Lệnh thì lực lượng Tự vệ đội Nhật mới được nổ súng.

Dựa vào điều luật thứ ba thì Tự vệ đội Nhật có quyền đi hành quân ở biển Đông để bảo vệ quyền giao thông hàng hải của thương thuyền Nhật và ngăn chận việc Trung quốc bành trướng sức mạnh quân sự ở biển Đông, đe dọa đến nền an ninh của Nhật.

Qua những sửa đổi nói trên, Bắc Kinh đã lên án chính quyền Abe một cách quyết liệt. Trong khi Hoa Kỳ, Philippines và nhiều quốc gia khác đã chính thức lên tiếng ủng hộ pháp an Bảo an này. Tuy nhiên, lãnh đạo CSVN tuy nhận rất nhiều viện trợ ODA từ Nhật Bản, nhưng cho đến nay vẫn giữ thái độ im lặng về việc quốc hội Nhật Bản thông qua pháp án này.

Ngô Văn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.