Báo Chí Nhật Nói Về Màn Kịch Hòa Giải Của Cộng Sản Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 3 tháng 2 vừa qua, nhật báo Yomi Uri phát hành tại Nhật đã cho đăng một bài với tựa đề “Màn Kịch Hòa Giải Của Những Nhà Lãnh Đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN)” do ký giả Hayashida Hiroaki viết từ Hà Nội, nói về chuyện Việt kiều trở về quê ăn Tết. Theo bài báo, không khí trở về quê ăn Tết năm nay của Việt kiều có phần nhộn nhịp hơn các năm về trước. Tại hai phi trường quốc tế, Hà Nội và Sài Gòn, ngày nào cũng có hàng ngàn người ra đón thân nhân từ hải ngoại về hết sức tấp nập. Trong một buổi lễ đón tiếp khoảng 600 Việt kiều về ăn Tết được tổ chức vào ngày 30 tháng 1 năm 2005 tại hội trường Thống Nhất ở Sài Gòn, Thủ tướng Phan Văn Khải đã đến đọc một bài diễn văn kêu gọi sự đóng góp kinh tế của Việt kiều cho công cuộc phát triển tổ quốc. Không có sự hòa giải với Việt kiều thì không thể hàn gắn được vết thương chiến tranh, khó mà hồi phục được uy tín của Việt Nam. Một buổi lễ đón tiếp Việt kiều như thế cũng được tổ chức tại Hà Nội vào ngày thứ sáu 4/2/2005 do ông Nông Đức Mạnh, nhân vật số một hiện nay của Việt Nam, đứng ra chủ tọa.

Theo con số thống kê mà bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra, số lượng Việt kiều về thăm quê hương vào năm 1993 khoảng 15 vạn người, con số này tăng gấp đôi vào năm 2000 và năm ngoái (2004) đạt con số 44 vạn người. Một số quan chức cao cấp trong bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng nhờ việc đơn giản hóa thủ tục cấp chiếu kháng nhập cảnh Việt Nam cho Việt kiều nên đã thu hút được một số lượng đông đảo người trở về như thế, đặc biệt là các Việt kiều đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Các quan chức cao cấp của Bộ này còn khoe rằng ngay chính ông Nguyễn Cao Kỳ, cựu Phó Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, cũng đã trở về nước đến mấy lần để góp phần xây dựng kinh tế cho đất nước qua việc ông ta dẫn theo một số đại diện các xí nghiệp Hoa Kỳ vào đầu tư tại khu thắng cảnh vịnh Hạ Long v.v…với quy mô lớn chừng 1,5 tỷ Mỹ kim.

Về phía đảng Cộng sản Việt Nam thì nói rằng “….Vào tháng 3 năm 2004, Bộ Chính Trị đã đưa ra Nghị Quyết 36, theo đó nhận xét rằng Việt kiều là một thành phần bất khả khuyết của quốc gia và xã hội Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi sự đầu tư và hoan nghênh sự đóng góp của Việt kiều trong việc tái thiết đất nước. Đảng cũng đang nghiên cứu việc bồi hoàn nhà cửa của Việt kiều bị tịch thu sau chiến tranh. Cũng theo tinh thần hòa giải này chúng tôi đã cho phép phái đoàn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh vào Việt Nam để hành hương….”

Đành rằng ông Nguyễn Cao Kỳ và Thiền sư Nhất Hạnh không là gì đối với khối Việt kiều hải ngoại vì ông Kỳ là nhân vật bất nhất, hay ăn nói theo ngẫu hứng, còn Thiền sư Nhất Hạnh thì suốt hơn 40 năm qua im hơi lặng tiếng chẳng bao giờ có một lời chia sẻ trước các thảm cảnh mà người dân Việt đang gánh chịu, nhưng sự trở về của hai nhân vật này cũng tô điểm thêm cho màn kêu gọi Hòa Hợp của thành phần lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam.

Cả hai nhân vật đứng đầu Việt Nam, cộng thêm cả guồng máy tuyên truyền đang ra sức khuyến dụ Việt kiều quả thật cũng lôi kéo được một số người, nhưng phần đông Việt kiều về nước là vì tâm trạng của một người dân tha hương lâu ngày muốn trở về để thăm gia đình, bạn bè, quyến thuộc chứ mấy ai có ý định trở về sống luôn trên một đất nước với những hình ảnh trả thù, khủng bố và bắt người tùy tiện v.v… của chính quyền Cộng sản Việt Nam vẫn không thể nào phai mờ trong tâm trí của họ. Sau khi Sài Gòn thất thủ vào cuối tháng 4 năm 1975, miền Bắc đã nhanh chóng biến miền Nam thành chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, kéo theo một thảm cảnh dài, nào là học tập cải tạo, lao động vùng kinh tế mới, siết chặt bụng người dân bằng chính sách hộ khẩu, tịch thu tài sản, nhà cửa khiến nhiều người phải bỏ nước ra đi tìm đường tị nạn và bây giờ là những Việt kiều, đối tượng mà đảng Cộng sản Việt Nam đang ra sức tranh thủ.

Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt với sự chiến thắng về phía những người cộng sản đã làm gia tăng sự phân liệt của đất nước này; do đó, không thể chỉ với một màn kêu gọi Hòa Hợp của những nhân vật lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam hiện tại là giải quyết xong chuyện. Những ai nghe theo CSVN thì được họ gọi là “Việt kiều yêu nước”, còn người nào không nghe theo thì bị gán cho cái nhãn hiệu “Việt kiều phản động”, vậy thử hỏi làm sao mà Hòa Hợp, Hòa Giải được?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.