Các công tác tự do hải hành có nguy cơ gây rắc rối tại Biển Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 30 tháng Giêng, Hải Quân Hoa Kỳ thực hiện chuyến công tác “tự do hải hành” thứ nhì tại Biển Đông trong vòng 4 tháng. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc gọi công tác này “cố tình khiêu khích … vô trách nhiệm và cực kỳ nguy hiểm” nhưng khó làm Hoa Kỳ sờn lòng. Sẽ có thêm nhiều công tác như thế vì Hoa Kỳ cho rằng họ đang bảo vệ “trật tự của luật pháp quốc tế” để chống lại những nỗ lực của Trung Quốc và các quốc gia khác sửa lại luật biển. Các công tác này có thể sẽ lấn thêm vào các lãnh vực mà Trung Quốc cho là nhạy cảm và gia tăng nguy cơ đụng độ.

“Qua lại không gây hại”

Theo tuyên bố từ Văn phòng của Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, việc đi qua của chiến hạm USS Curtis Wilber là “một qua lại không gây hại trong phạm vi 12 hải lý của đảo Triton”, trong phạm vi lãnh hải của các đảo Hoàng Sa. Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trước đây và hiện bị Trung Quốc chiếm đóng nhưng Hoa Kỳ nói thẳng là không can thiệp vào việc tranh chấp này. Thay vào đó họ cho là đang duy trì các nguyên tắc chung của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đặt ra, mà trong đó cho phép các tàu bè quyền qua lại không gây hại xuyên qua lãnh hải của một quốc gia khác. Điều 19 của UNCLOS mô tả việc qua lại mà không gây hại, “khi nó không gây thiệt hại cho hòa bình, trật tự hoặc an ninh của quốc gia ven biển”. Điều 17 không phân biệt tàu quân sự hay dân sự nhưng nhiều quốc gia, kể cả Trung Quốc, cho rằng điều này không áp dụng cho tàu quân sự.

JPEG - 36.9 kb
Đảo Triton

Bộ Luật Lãnh Hải 1992 của Trung Quốc tuyên bố rằng chiến hạm nước ngoài cần sự chấp thuận của chính quyền Trung Quốc trước khi tiến vào lãnh hải Trung Quốc (Điều 6). Không riêng gì Trung Quốc trong việc này. Ít nhất 10 quốc gia khác, kể cả Ba Tây, Ấn Độ, Mã Lai và Việt Nam, có luật quốc gia yêu cầu chiến hạm nước ngoài hoặc thông báo với giới chức địa phương hoặc có sự chấp thuận trước khi qua lại lãnh hải (từ bờ biển ra tới 12 hải lý) hoặc qua lại trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế (từ bờ ra tới 200 hải lý).

Hoa Kỳ – và hầu hết các quốc gia với hải quân hoạt động trên biển cả – lờ hẵn đi các luật lệ này. Kể từ năm 1979 Hoa Kỳ đã thực hiện chương trình Tự Do Hải Hành để chủ tâm thách thức và ngăn chận điều này trở thành một nguyên tắc được pháp luật quốc tế chấp nhận. Phản ứng của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đối với chuyến công tác của tàu USS Curtis Wilbur là kêu gọi Hoa Kỳ hãy công nhận luật hàng hải Trung Quốc – một quan điểm mà Hoa Kỳ đã bác bỏ xem không phù hợp với UNCLOS.

Tuy thế Hoa Kỳ có vấn đề chính trị khi hành xử dựa vào UNCLOS. Thượng viện Hoa Kỳ đã không thông qua luật này. Vào tháng Tám năm 2014, 34 thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa tuyên bố là họ chống việc phê chuẩn vì UNCLOS có lập ra “Cơ quan Thẩm Quyền về Đáy Biển Quốc Tế” để điều tiết các hoạt động kinh tế dưới lòng biển và bởi vì UNCLOS không cho phép rõ ràng các quốc gia thu thập tình báo trên biển. Tất cả các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ cho rằng những chống đối này là không xác đáng nhưng vẫn không thuyết phục được các thượng nghị sĩ. Hải Quân Hoa Kỳ bảo rằng họ tuân thủ theo các điều khoản của UNCLOS dù thế nào đi nữa, vì chúng đã trở thành luật pháp quốc tế thông thường, nhưng về mặt tinh thần thì nếu các thượng nghị sĩ bỏ phiếu chấp thuận thì sẽ mạnh mẻ hơn.

“Đường cơ sở thẳng”

Vào tháng Mười Một năm 2015, Pentagon cho biết là dự định tiến hành ít nhất hai công tác tự do hải hành tại Biển Đông mỗi bốn tháng. Vào tháng Giêng 2016, tư lệnh vùng Thái Bình Dương, Đô Đốc Harry Harris cho biết là các công tác này sẽ “gia tăng về mặt phức tạp và tầm vóc và các lãnh vực thách đố”. Hải Quân Hoa Kỳ có lẽ sẽ thách thức Trung Quốc về nhiều vấn đề nhạy cảm. Một trong số đó là câu hỏi về “đường cơ sở thẳng”.

Vào ngày 15 tháng Năm 1996, chính quyền Trung Quốc tuyên bố điều gọi là “đường cơ sở thẳng” dọc theo bờ biển và chung quanh quần đảo Hoàng Sa. Theo quan điểm của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác – những đường này không phù hợp với UNCLOS. Công ước định rằng đường cơ sở thẳng không thể vạch ra quanh các nhóm đảo xa xôi và Hoàng Sa cách bờ đến 260 km (130 hải lý).

JPEG - 72.4 kb
Chiến hạm USS Curtis Wilbur

Trong tương lai một chuyến công tác tự do hải hành của Hoa Kỳ sẽ thách thức tuyên bố đường cơ sơ thẳng như thế nào? Một cách có thể làm là tàu chiến đi qua phạm vi 12 hải lý của một đảo Hoàng Sa theo lối “qua lại không gây hại” nhưng rồi trong một vùng khác ở ngoài 12 hải lý nhưng bên trong phạm vi của đường cơ sở thẳng – thực hiện một số động thái quân sự như thao dượt, mở rađa nhắm bắn hoặc gửi trực thăng lên. Trong khi Hoa Kỳ hoàn toàn có quyền làm những việc này theo diễn giải chung chung của UNCLOS, chắc chắn là quân đội Trung Quốc sẽ thấy những hành động đó có tính cách khiêu khích và có thể tìm cách ngăn cản công tác tự do hải hành bằng các lực lượng quân sự hay bán quân sự (như đội dân vệ hàng hải).

Cần lưu ý là lập trường của Trung Quốc về “qua lại không gây hại” cũng không rõ ràng. Vào tháng Chín năm 2015, năm chiến hạm Trung Quốc đi ngang qua phạm vi 12 hải lý của các đảo Aleutian của Hoa Kỳ mà không xin phép trước. Nhưng quanh bờ biển của họ thì vẫn tiếp tục khước từ quyền hạn này cho các tàu chiến của các quốc gia khác.

Thế trận hiện nay

JPEG - 67.5 kb
Đô Đốc John Richardson và Đô Đốc Wu Shengli

Hiện thời thì quan hệ giữa hai hải quân có vẻ tốt. Một vài ngày trước chuyến công tác tự do hải hành, tư lệnh của hai hải quân, Đô Đốc John Richardson và Đô Đốc Wu Shengli, có buổi hội thảo video hai tiếng đồng hồ để thảo luận tình hình Biển Đông. Chuyến tuần tra của tàu USS Curtis Wilbur diễn ra không có sự cố gì. Tuy nhiên, các công tác tự do hải hành của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục và Trung Quốc sẽ tiếp tục xem đó là động thái khiêu khích. Hoa Kỳ sẽ cho là họ hành xử theo đúng luật pháp quốc tế nhưng Trung Quốc sẽ cho là Hoa Kỳ vi phạm luật lệ quốc gia họ. Thông tin liên lạc giữa đôi bên sẽ phải rõ ràng và hữu hiệu để tránh xác suất đụng độ.

Chân Trời Mới Media – Hoàng Thuyên lược dịch

Nguồn: Chatham House

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.