Chế độ cộng sản tại Việt Nam còn tồn tại được bao lâu?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đảng cộng sản Việt Nam đang hết sức lo ngại cho sự sống còn của chế độ mà họ đã dựng lên tại Việt Nam từ hơn 70 năm qua. Sự lung lay, báo hiệu một sự sụp đổ đang đến gần, diễn ra ở ngay bên trong nội bộ đảng. Họ đang phải siết chặt lại bằng một đợt tiến hành phê bình và tự phê bình, hòng chỉnh đốn lại cái mà họ gọi là suy thoái về tư tưởng, theo đó cán bộ, đảng viên cộng sản đang “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” rất nhanh.

Đặc biệt là qua cách giải quyết vụ kỹ luật ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ công thương (2007-2016) càng cho thấy là nguy cơ tan rã của chế độ diễn ra nhanh hơn khi mà sự đấu đá quyền lực giữa các phe nhóm đã vượt lên trên sự “an toàn” của đảng.

Không phải giờ này mới có những hiện tượng đấu đá nội bộ, nhưng sở dĩ những đấu đá này đã được phát tán rộng rãi mà chế độ không thể nào bưng bít như quá khứ chính là nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin. Chính Internet, Facebook đã làm cho những chiêu trò bưng bít đảng đang bị phơi bày trước công chúng.

JPEG - 45.4 kb
Búa và liềm – Andy Warhol (1976)

Không những người dân đã dần dần sáng tỏ, mà ngay cả nhiều đảng viên cộng sản cũng đã vỡ lẽ ra nhiều điều. Điều quan trọng là phần lớn họ đã nhận ra rằng đảng cộng sản đã và đang đi ngược lại lợi ích của dân tộc, đảng cộng sản chỉ giỏi cai trị, nhưng bất tài và hoàn toàn bất lực trong điều hành quốc gia.

Lo ngại trước những chuyển biến nhanh chóng của người dân và của cán bộ đảng viên, mới đây, Hội nghị trung ương lần thứ tư của đảng cộng sản đã phải ra Nghị quyết về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ trong nội bộ’”. Một lần nữa, đảng cộng sản hy vọng dùng kỷ luật đảng để siết chặt lại tình hình nội bộ, ngày càng lung lay của họ.

Sự sụp đổ từ bên trong của Liên Xô, Ba lan, Tiệp, Hung đã đưa đảng cộng sản đến với lo sợ cho nguy cơ ngày càng hiển hiện của một sự sụp đổ của chế độ độc tài, đảng trị của họ.

Vậy, đảng cộng sản có thể siết lại và chỉnh đốn được cán bộ, đảng viên như trước đây hay không? Câu trả lời chắc chắn là không. Vì đây không phải là lần đầu tiên đảng nói đến chỉnh đốn mà đã liên tục tung ra không biết bao nhiêu nghị quyết và tất cả đều thất bại.

Nhưng lần này không những chỉ thất bại mà còn trở thành nguy cơ sụp đổ vì tình hình đã khác trước rất nhiều. Đó là đảng cộng sản không còn có thể lèo lái, tiếp tục dối trá như trước được nữa. Có chăng, trước sức ép của đảng, sẽ chỉ làm cho đảng viên tiếp tục giả vờ. Giả vờ tin tưởng, giả vờ phê bình, giả vờ chống tự diễn biến, nhưng tâm trí họ đang tính toán làm sao để tìm lối thoát riêng cho mình. Vì chính họ đã biết rằng sự sụp đổ của cộng sản là tất yếu, không cưỡng lại được nữa.

Nếu như trước đây các ông Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch chịu trận, chịu kỷ luật và tuân thủ quyết định của đảng, thì nay những Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Duy đã tự tìm đường giải thoát lấy mình. Điều đó cho thấy cán bộ, đảng viên không còn “ngoan ngoãn”, dễ bảo, dễ điều khiển như trước đây nữa. Tình hình cán bộ, đảng viên bỏ đảng, phê phán nhà nước ngày càng nhiều và đông đảo.

Hơn nữa, vẫn theo thói quen đổ lỗi trách nhiệm và nhập nhằng công lao “mất mùa là tại thiên tai – được mùa là bởi thiên tài đảng ta”, đảng cộng sản vẫn chơi trò đổ vấy cho khách quan: “thúc đẩy ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ là một trong những thủ đoạn thâm độc, nguy hiểm của các thế lực thù địch nhằm phá hoại nội bộ cơ quan đảng và nhà nước ta”. Mà họ không nhận thấy đây là căn bệnh do chính chế độ độc tài của đảng cộng sản gây ra.

“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” không phải chỉ còn là sự hoang mang, dao động về tư tưởng, mà đó là sự thay đổi nhận thức của công chúng và đảng viên trước những sự thật hiển nhiên mà họ đã được chứng kiến và kiểm nghiệm trong nhiều năm qua. Việc bắt họ phải tin tưởng về vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, phải tin tưởng vào “tính khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc ta” là một điều vô cùng lố bịch và ngu dốt.

Khi nhận thức của con người thay đổi, khi niềm tin đã mất thì khó lấy lại được nữa. Hình ảnh rõ nét nhất trong lòng người dân hiện nay đó là: đây là một chế độ hèn với giặc, ác với dân.

Khó có thể xác định chính xác thời điểm sụp đổ của chế độ cộng sản tại Việt Nam, nhưng một điều có thể khẳng định chắc chắn rằng, sự tồn tại của chế độ, cũng như đảng cộng sản Việt Nam chỉ còn được tính bằng ngày tháng, chứ không còn là hàng năm. Mọi giải pháp chữa chạy của đảng cộng sản đã dường như vô hiệu nghiệm.

Một ngày, toàn bộ người dân Việt Nam sẽ đứng lên xé bỏ áp bức, gông cùm mà đảng cộng sản đè nén dân tộc ta đã hơn 70 năm qua.

Chế độ cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ trong nay mai, đó là một điều tất yếu.

Bằng Tâm
8/2/2017

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm trong họp báo ngày 03/08/2024 sau khi được Trung ương đảng “bầu” làm tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng mới chết. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Nỗi bất an của giới lãnh đạo Việt Nam

Nhiều nhà quan sát quốc tế thừa nhận Việt Nam đã chuyển từ chế độ đảng trị sang chế độ công an trị từ rất lâu, ít nhất là từ năm 2016, mà dấu hiệu nhận biết là Bộ Công An ngày càng phình to ra, can thiệp vào mọi mặt cuộc sống người dân, thủ đoạn đàn áp ngày càng trắng trợn và thái độ thù địch không giấu diếm đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa để đảng CSVN phải thay những quan chức dân sự, quan chức kinh tế bằng các tướng tá quân đội và công an là do bị thôi thúc bởi nỗi bất an, bởi nỗi lo sợ bị mất quyền lực, bị lật đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ tự do.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Toronto, Canada hôm 25/08/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Toronto

Mùa thu Toronto nhớ về những chiến hữu trên đường Đông Tiến

Năm nay, bên cạnh những khuôn mặt thân quen, tôi còn nhìn thấy những gương mặt trẻ, những người lần đầu đến nơi này. Có lẽ họ cũng giống tôi lần đầu tới đây. Trong ánh mắt họ, tôi thấy sự tò mò, nhưng cũng bao gồm cả sự trân trọng cho những người lính đã ngã xuống. Những người “mang gươm đi mở cõi” trong văn chương, chí lớn chưa thành nhưng hồn tử sĩ vẫn làm hậu thế ngả mũ cúi chào.

Con người Việt Tân xưa và nay

Hôm nay cùng nhau ở đây, tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến, cũng là dịp để chúng ta cùng tri ân những người tiên phong, và tri ân nhau trong nỗ lực của mỗi người, với bất cứ khả năng gì và ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời của mình. 

Chúng ta có nhau! 

Sự đồng hành cùng nhau này và cùng với người dân có lý tưởng tại quê nhà, chúng ta không phải là thiểu số, mà là số đông có lương tâm, có tư duy, có sự trong sáng, có khả năng, và nhất là có tấm lòng góp gió thành bão.