Chúng ta nhìn nhau như thế nào mới đúng?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bạn có biết khi bạn trích một phần sức lao động của mình bằng đồng tiền để trao cho người khác hay tổ chức khác thì nó có một trong 2 ý nghĩa, hoặc là bạn cho người ta vì sự cứu giúp những kẻ cần cứu giúp, hoặc bạn mua một thứ gì đó từ đối tác nhận tiền.

Tôi trao anh tiền thì anh phải trao cho tôi hàng hoá hay dịch vụ để thỏa mãn gì đó cho tôi chứ? Vậy khi bạn đóng thuế cho chính phủ thì bạn phải đòi hỏi gì đó ở họ chứ? Thực ra tiền thuế dân đóng là nó mang ý nghĩa rằng, chúng ta mua gì đó ở chính phủ. Vậy chúng ta mua gì?

Thứ nhất, chúng ta đóng thuế để mua sự an toàn cho đất nước, để quân đội có khả năng tự vệ đối với kẻ tấn công từ bên ngoài. Nên chúng ta có quyền đòi hỏi quân đội phải toàn tâm luyện tập củng cố sức mạnh để thực hiện chức năng phòng vệ đất nước. Chúng ta không đóng thuế nuôi một đám bỏ nhiệm vụ quốc phòng để kiếm tiền bỏ túi. Đòi hỏi quân đội ngưng làm ăn kinh tế là quyền của chúng ta đấy, ít nhất là trong ý thức ta cũng phải nghĩ ra điều đó.

Thứ nhì, chúng ta đóng thuế là để mua những cơ chế, những điều luật bảo vệ an ninh cho cuộc sống, bảo vệ sự chân chính trong làm ăn của chúng ta. Vậy sao luật pháp lại soạn theo chỉ thị của ĐCS mà không theo yêu cầu của chúng ta? Chúng ta là người đóng thuế để mua thứ đó thì chúng ta có quyền đòi hỏi chính quyền ngưng ngay việc lấy tiền của dân mà viết luật cho kẻ khác. Trong vấn đề này, chúng ta phải ý thức được rằng, chúng ta có quyền đòi hỏi chính quyền thôi ngay trò gian trá này.

Thứ ba, chúng ta đóng tiền thuê công an bảo vệ pháp luật để thông qua đó chúng ta có cuộc sống an toàn. Tiền mua dịch vụ đã đóng bằng thuế sòng phẳng. Như vậy nếu một toán công an giao thông phục kích làm tiền thì chúng ta có quyền biểu tình đòi chính quyền sa thải chúng nó và thậm chí truy tố chúng nó chứ không phải ngoan ngoãn móc tiền đưa chúng nó. Lương thấp ư? Thì đuổi cổ hết đám ăn hại thì lương sẽ đủ sống, còn vòi tiền thêm ngoài lương thì chúng nó không có quyền. Chúng ta phải ý thức rõ ràng vậy.

Thứ tư, người nước khác đóng thuế để mua y tế miễn phí, để mua giáo dục miễn phí, để mua trợ cấp thất nghiệp, để mua trợ cấp nhà ở từ chính phủ. Vậy chúng ta cũng có quyền đòi hỏi chính phủ trả cho ta những gói dịch vụ đó chứ không phải ngồi im để chính quyền quỵt đi gói dịch vụ này của chúng ta.

Thứ năm, tiền thuế chúng ta đóng là để mua dịch vụ cho chúng ta chứ không phải là để nuôi đội ngũ ăn bám. Bộ máy đảng gồm Trung Ương Đảng và cơ quan Đảng Uỷ các cấp là một bộ máy ăn bám. Chúng ta có biết rằng với người đóng thuế, chúng ta phải có quyền đuổi cổ bộ máy ăn hại đó không?

Thứ sáu, chúng ta đóng thuế là để mua những dịch vụ tiện ích từ chính phủ. Chúng ta có quyền yêu cầu chính phủ ngưng ngay lập tức cái trò ngắt tiền của chúng ta trao cho tổ chức kinh tài của chính phủ. Những doanh nghiệp quốc doanh làm ăn kiếm tiền về cho chính phủ chứ không kiếm tiền về cho dân, nên chúng ta có quyền đòi chính phủ bỏ ngay việc ngắt tiền thuế của chúng ta trao cho doanh nghiệp nhà nước. Theo lẽ công bằng chúng ta có quyền yêu cầu chính phủ dẹp bỏ ngay doanh nghiệp nhà nước. Chúng ta có hiểu ra điều đó không?

Thứ bảy, là mỗi khi chính phủ muốn tăng thuế điều đó có nghĩa là chính phủ muốn đòi tiền thêm ở chúng ta. Vậy thì chính phủ phải hỏi xin ý kiến chúng ta chứ? Chúng ta bỏ tiền thêm thì có quyền đòi chính phủ phải bán thêm cho ta những dịch vụ theo sự đồng ý của ta. Nếu không cung cấp thêm dịch vụ, ta có quyền phản đối bằng cách tẩy chay đóng thuế. Lẽ công bằng đó ta có hiểu ra không?

Là người dân đóng thuế, nếu chúng ta hiểu ra được như thế, nếu 93 triệu người hiểu ra cái lý lẽ công bằng đó thì sợ gì không đuổi kịp thiên hạ? Việt Nam tụt hậu xét cho cùng cũng bỡi dân nhận thức tụt hậu, chứ nếu nhận thức đúng thời cuộc thì cái đảng vô năng vô tài vô đức này sao tồn tại mãi được? Đừng ngóng bên ngoài, làm ơn nhận thức đúng thì thời sẽ đổi. Vậy thôi.

Nguồn: FB Đỗ Ngà

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.