Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu tri ân Cộng đồng và chính giới Thụy Sĩ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhân dịp đến Thụy Sĩ tham dự Hội Nghị Genèva về Nhân Quyền và Dân Chủ, tổ chức lần thứ 9 tại Genève hôm 21 tháng Hai vừa qua, cựu TNLT Đặng Xuân Diệu đã được sự hướng dẫn của ông Nguyễn Tăng Lũy, Tổng thư ký Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (Cosunam) thăm viếng và tiếp xúc với đại diện Cộng đồng và một số chính giới Thụy Sĩ đã từng đấu tranh cho anh và các TNLT khác trong thời gian qua.

Cuộc hành trình đến Thụy Sĩ của cựu TNLT Đặng Xuân Diệu bắt đầu vào ngày 19 tháng Hai, 2017. Anh Diệu đã tham dự buổi Hội ngộ đầu Xuân năm 2017 do Hội Cựu Quân Nhân QL VNCH Thụy Sĩ tổ chức. Tại đây, ông Trần Hữu Kinh đã giới thiệu anh Diệu trước các vị thân hào nhân sĩ trong Cộng đồng và dành cho anh một vài phút ngỏ lời tri ân Cộng đồng Việt Nam tại Thụy Sĩ. Nhân dịp này, anh Diệu đã gởi lời cảm ơn Ban Tổ Chức và tất cả những người đã vận động cho anh khi còn trong lao tù. Kế tiếp anh đã thuật lại một số sự kiện trong tù và những hành động vô nhân đạo của nhà cầm quyền CSVN đối với anh và các tù nhân lương tâm khác. Anh Diệu xác định rằng anh sẽ tiếp tục đấu tranh cho các tù nhân lương tâm còn ở lại trong lao tù Việt Nam. Trong phần chia sẻ, ông Nguyễn Tăng Lũy cho biết Uỷ Ban Thụy Sĩ-Việt Nam (Cosunam) đã vận động rất nhiều cho anh Đặng Xuân Diệu.

JPEG - 27.6 kb
Anh Đặng Xuân Diệu và ông Trần Hữu Kinh, Chủ tịch Hội CQN/QLVNCH/TS

JPEG - 29.5 kb
Ông Nguyễn Tăng Lũy thuộc Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (Cosunam)

Vào ngày 21 tháng Hai, 2017, anh Đặng Xuân Diệu tham dự Hội Nghị Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ. Đây là Hội nghị quốc tế thường niên lần thứ 9, được tổ chức trước phiên họp khoáng đại của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc diễn ra trong những ngày sau đó. Hội nghị diễn ra tại Trung Tâm Hội Nghị Quốc Tế Geneva (Centre International de Conférence de Genève), cách Liên Hiệp Quốc vài trăm thước.

Ngoài anh Diệu, có 14 diễn giả đến từ các quốc gia như Iran, Iraq, Cuba, Venezuala, Turkey, Nga, Tây Tạng, Bắc Hàn. Anh Diệu đã thuyết trình trong phần “Lên tiếng cho những người bị bịt miệng”, cùng với ký giả người Anh James Jones và ông Kwan Jin Kim từ Bắc Hàn.

Trong bài phát biểu, anh Diệu đã kể lại một cách chi tiết những đối xử tàn nhẫn mà anh đả phải trải qua trong các năm tù đày. Anh cũng nêu lên sự kiện các nạn nhân Formosa bị đánh đập khi đi nộp đơn khởi kiện công ty này và kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cho các TNLT còn lại trong tù như anh Hồ Đức Hòa, anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Nguyễn Văn Đài, chị Trần Thị Nga, anh Nguyễn Văn Oai, anh Nguyễn Văn Hóa, chị Nguyễn Đặng Minh Mẫn…

JPEG - 24.4 kb

Vào trưa ngày 22 tháng Hai, 2017 anh Đặng Xuân Diệu đến thăm Tòa thị chính Grand Saconnex, thuộc thành phố Genève. Thành phố này quy tụ hầu hết tất cả các Tòa đại sứ ngoại quốc tại Genève.

Tại đây, Uỷ Ban Thụy Sĩ Việt Nam (Cosunam) tổ chức một buổi gặp gỡ với những chính giới Thụy Sĩ đã lên tiếng cho anh Diệu lúc anh còn bị giam cầm. Đặc biệt, anh Đặng Xuân Diệu đã gặp lại ông Rolin Wavre, nguyên Tổng thư ký của Cosunam. Ông Rolin Wavre đã gặp anh Diệu vào tháng 9 năm 2010 tại khu tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội, khi các thành viên Đảng Việt Tân đọc Bản lên tiếng “Vì Ngàn Năm Thăng Long, Chống Hiểm Họa Bắc Triều”. Ông Wavre và anh Diệu gặp lại nhau trong niềm vui và xúc động.

Cùng hiện diện trong buổi gặp gỡ này có Dân biểu Anne-Marie Von Arx. Bà đã từng đến Việt Nam vào năm 2012 để gặp thân nhân của các TNLT; ông Michel Rossetti, cựu Thị trưởng thành phố Genèva; các ông Jean-Marc Comte và Laurent Jimaja, cựu và nguyên Thị trưởng thành phố Grand Saconnex; các ông Simon Brandt và Jean-Luc Von Arx, thành viên Hội đồng thành phố Grand Saconnex; và ông Michel Gonczy, Tổng thư ký Tòa thị trưởng Grand Saconnex.

Với tư cách là chủ nhà, ông Laurent Jimaja nói với anh Diệu, “Anh hãy xem Tòa thị trưởng Grand Saconnex là nhà của mình”. Ông Rossetti tiếp lời và nhấn mạnh phải làm sao Việt Nam sớm có được dân chủ để những người như Diệu không bị bỏ tù.

Ông Rolin Wavre nhắc lại cuộc gặp gỡ với anh Diệu vào cuối năm 2010, và thêm rằng từ năm 2010 đến nay, anh Diệu đã trải qua gần hết khoản thời gian đó trong tù trong khi ông được sống tự do. Ông Wavre chia sẻ thêm: “Sau khi đọc bài thuyết trình của anh ở hội nghị Geneva Summit, với tư cách là thành viên của Hội Hồng Thập Tự, tôi đã thăm viếng nhiều nhà tù trên thế giới trong vòng gần 20 năm, tôi rất cảm được những gì Diệu đã kể lại trong lúc ở tù. Những người thật sự can đảm là những người như anh chứ không phải chúng tôi. Và chúng tôi càng ủng hộ nỗ lực tranh đấu của anh vì sự tranh đấu này hoàn toàn bất bạo động.”

Trong phần phát biểu tri ân những chính giới Thụy Sĩ đã tranh đấu cho mình, anh Diệu đã nói rằng nếu coi Tòa thị sảnh là nhà, thì anh đang cảm thấy như trong một gia đình, với nhiều người chăm sóc mình như một thân nhân. Anh Diệu đã không cầm được nước mắt khi kể lại những câu chuyện trong lao tù và nhớ đến các TNLT đang phải hứng chịu nhiều sự tàn ác trong nhà tù Cộng sản.

Anh nói: “Khi bước chân vào tù, chúng tôi là những nam thanh nữ tú. Sau một thời gian tù đầy, chúng tôi trở thành những người tàn phế. Rồi họ [CSVN] đẩy sang các chính phủ khác để gánh hậu quả. Chúng tôi không muốn đi tỵ nạn, chúng tôi muốn sống một cách tự do trên đất nước Việt Nam.”

Anh Diệu kêu gọi các chính giới Thụy Sĩ cố gắng đi Việt Nam để thăm viến các TNLT và gia đình của họ. Sự thăm viếng này là động viên rất lớn cho những người trong nước. Ngoài ra, anh Diệu cũng kêu gọi các chính giới đi thăm các giáo xứ ở vùng Vinh, Nghệ An, nơi mà thảm họa Formosa đang diễn ra.

JPEG - 18.6 kb
Hình lưu niệm với các chính giới Thụy Sĩ

JPEG - 21.6 kb
Từ trái sang phải: Ông Jean-Luc Von Arx, ông Jean-Marc Comte, bà Anne-Marie Von Arx, ông Rolin Wavre, ông Michel Rossetti và ông Simon Brandt. Bà Von Arx cầm kiến nghị gửi cho Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc.

Ngay trong buổi tiếp tân, các chính giới Thụy Sĩ đã cùng ký tên trong một kiến nghị gửi đến Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu trả tự do cho các tù nhân lương tâm đang bị CSVN giam giữ. Kiến nghị này đã được bà Von Arx và ông Rossetti mang đến Lãnh sự quán CSVN tại Genève để trao tận tay cho đại diện bà Tổng Lãnh Sự. Cùng với hai vị chính giới, anh Diệu cùng một số đồng hương đã đứng trước Lãnh sự quán với các tấm bảng phản đối sự kiện nạn nhân Formosa bị đánh đập, và hình ảnh của ba nhà hoạt động vừa bị bắt trong tháng Giêng là Nguyễn Văn Oai, Trần Thị Nga và Nguyễn Văn Hóa.

JPEG - 12.5 kb
Nhân viên Lãnh sự quán ra nhận Kiến nghị

JPEG - 27.3 kb
Anh Đặng Xuân Diệu và một số người đứng trước Lãnh sự quán CSVN chờ ông Rossetti và bà Von Arx trở ra sau khi trao Kiến nghị

JPEG - 22.9 kb
Geneva hiệp thông với các nạn nhân của Formosa

Sau đó, phái đoàn đã được hướng dẫn viếng thăm Bia Tỵ Nạn. Sự kiện hai tấm Bia Tỵ Nạn tại đảo Pulau Bidong và Galang đã bị nhà cầm quyền Việt Nam yêu cầu đục bỏ để xoá đi sự kiện lịch sử hàng triệu người Việt Nam đã bỏ mình trên biển cả vì không sống nổi dưới chế độ hà khắc của đảng Cộng sản và đã đi tìm tự do. Chính vì vậy mà tấm Bia Tỵ Nạn này đã được xây dựng và khánh thành vào năm 2005 trong khuôn viên của thành phố Grand Saconnex, tọa lạc ngay trung tâm các cơ sở hành chánh quan trọng của Liên Hiệp Quốc và Toà Đại Sứ các nước trong đó có Việt Nam.

JPEG - 41.9 kb
Vào năm 2005, Geneva là nơi đầu tiên ở Tây Phương xây bia tỵ nạn.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.