Cựu Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu hiệp thông và tạ ơn từ Paris

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thấm thoát cựu Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu đã đến Pháp được hơn một tháng. Là một tín hữu Thiên Chúa Giáo thuần thành, ngay từ ngày đầu đặt chân lên đất nước này, Đặng Xuân Diệu đã ao ước tới được một thánh đường để tạ ơn Chúa đã giải cứu anh từ ngục tù cộng sản Việt Nam và đưa anh ra thế giới tự do.

Trong suốt hơn tháng trời, Đặng Xuân Diệu đã vất vả để làm các thủ tục hành chánh hầu định cư tỵ nạn CSVN tại Pháp. Đến nay, công việc cũng đã tạm yên ổn, nên với sự giúp đỡ của những người bạn mới và cũ, một Thánh lễ đã được cử hành vào lúc 11 giờ ngày Thứ Bảy 18/02/2017 tại nhà thờ Sainte Anne của thành phố Joinville Le Pont, một tỉnh nằm ở ngoại ô phía đông thủ đô Paris.

Từ 10 giờ sáng, bằng đủ mọi phương tiện di chuyển, số người lác đác ban đầu tới địa điểm hành lễ mỗi lúc càng đông. Anh Diệu tới sớm đã đón chào các tín hữu đến dự lễ. Rất may mắn là Linh mục chủ tế là người Việt Nam nên chắc là Diệu không ngỡ ngàng với kinh nguyện bằng tiếng Pháp, một ngôn ngữ mà theo anh thổ lộ, chưa bao giờ anh nghĩ là sẽ phải học và sử dụng. Nhà thờ nhỏ bé nhưng ấm cúng, mặc dầu Paris đang mùa đông giá lạnh.

Trong số những người dự lễ, có những người Công giáo và không Công giáo, nhưng trong những năm qua luôn tham gia các công cuộc xuống đường đấu tranh cho các Tù nhân lương tâm – trong đó có Diệu – trên khắp địa bàn Pháp và Âu Châu. Ngoài ra, còn có một số anh chị em giáo dân và nữ tu đồng hương với Diệu đang học tập ở Pháp cũng đến hiệp thông. Đặc biệt là còn có các tín hữu người Pháp tới tham dự để dâng lời nguyện với cộng đoàn Việt Nam.

Thánh Lễ diễn ra rất sốt sắng với ba mục đích được ban tổ chức và Cha chủ tế cho biết là: Hiệp thông với Giáo xứ Song Ngọc và vị chủ chăn là Cha Nguyễn Đình Thục bị nhà cầm quyền cộng sản hành hung đổ máu khi đi nộp đơn khiếu kiện tập đoàn Formosa, gây ô nhiễm môi trường, đe dọa nghề cá và tương lai con em trong vùng Quỳnh Lưu; thứ nhì là cầu nguyện cho những người bạn của Diệu còn đang ở trong tù như Phêrô Hồ Đức Hòa, Anna Nguyễn Đặng Minh Mẫn, David Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Thúy, Lê Thu Hà và ba người mới bị bắt trong những ngày gần đây là cựu Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai, chị Trần Thị Nga, và Nguyễn Văn Hóa; thứ ba là lễ tạ ơn Đặng Xuân Diệu được cứu thoát ngục tù cộng sản. Ba mục tiêu này cũng được đọc lên trong ba lời nguyện giáo dân sau bài Phúc Âm kể lại việc Chúa Giêsu biến hình trên núi.

Sau Thánh lễ cộng đoàn, khi hay tin chị Linh Châu, vợ của Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai có thai hai tháng thì chồng bị bắt, nay đã phải nhập viện vì bị động thai và có nguy cơ không giữ được thai nhi, tất cả mọi người đã nán lại trước tượng Đức Mẹ Maria sốt sắng cầu nguyện cho mẹ con Linh Châu. Trước khi chụp hình lưu niệm, anh Đặng Xuân Diệu đã trao đổi rất thân thiện cởi mở với cộng đoàn. Trà lời một câu hỏi của Cha chủ tế về đời sống, ăn uống trong tù, anh Diệu đã cho biết những chi tiết vô cùng tàn độc trong tù cộng sản. Đáp trả một câu hỏi của cha chủ tế: “Ở trong tù con có khóc không?”, anh Diệu cho biết anh đã từng khóc, nhưng không khóc vì sợ hãi bạo lực, bị ngược đãi trong tù, những giọt nước mắt của anh là để thương mẹ, nhớ nhà.

Anh cho biết nỗi đau to lớn trong lòng anh là khi được quốc tế can thiệp để anh được trả tự do trước thời hạn 7 năm, và bị trục xuất đầy đi biệt xứ, mà cộng sản đã không cho anh được gặp mẹ già lần cuối… Nỗi đau này làm rơi nước mắt của Đặng Xuân Diệu. Sau khi tạ ơn Chúa, Đặng Xuân Diệu cũng tạ ơn tất cả mọi người đã trực tiếp hay gián tiếp đấu tranh cho anh được tự do. Anh hứa sẽ kiên trì ý chí đấu tranh trong môi trường mới cho một nước Việt Nam sớm có độc lập, tự do, dân chủ. Sau buổi lể anh Diệu chuẩn bị lên đường đi Thụy Sỉ, dự Hội nghị Tại Gèneva để báo cáo về sự chà đạp nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN mà chính anh là một trong những nhân chứng.

TĐ tường trình từ Paris

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.