Diễn tiến và thời sự Hoàng Sa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tác giả là Cựu Hải Quân Đại Uý

Trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa đã diễn ra cách nay đã 43 năm, nhưng có những điều người ta chỉ biết về sau này qua hồi ký của những người có thẩm quyền, hay sao lục thật sâu trong văn khố những tài liệu liên quan.

Nhìn lại 43 năm Hoàng Sa

Trong cuộc chiến trước năm 1975, nếu Bắc Việt hoàn toàn lệ thuộc vũ khí vào các nước xã hội chủ nghĩa, thì Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) cũng hoàn toàn lệ thuộc vũ khí và tình báo quốc tế vào “đồng minh” Hoa Kỳ.

Theo hồi ký của Henry Kissinger thì lúc đó viện trợ của Hoa Kỳ dành cho VNCH đã bị cắt giảm đến tận xương tuỷ. Viện trợ dành cho hải quân và không quân đều bị cắt giảm 50 phần trăm. Chỉ riêng giá dầu tăng đột biến từ 3,6 đôla/ 1 thùng vào năm 1973 lên 10.1 đô la/1 thùng vào Tháng Giêng Năm 1974 đã khiến giá trị viện trợ VNCH nhận được càng thấp hơn nhiều. Theo hồi ký của Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, thì lúc đó một nửa viện trợ được dùng để mua xăng dầu.

Phần vì không nắm vững tin tình báo về phía Trung Cộng, phần vì vẫn tin tưởng Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ tiếp sức, phần vì lo ngại sự tấn công của Bắc Việt lúc đó đang được cả khối Xã hội Chủ Nghĩa 18 nước tăng cường viện trợ, nên VNCH đã đưa Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10 (lúc đó chỉ còn một trong hai máy khiển dụng) tham chiến (mục số 6).

Đêm 17 Tháng Một Năm 1974, hai Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10 và Ngọc Hồi HQ12, cập cầu Đà Nẵng lấy dầu. Hộ Tống Hạm Ngọc Hồi HQ12 máy móc còn đầy đủ được đưa ra tuần tiễu và ngăn chặn ở giáp ranh vĩ tuyến 17, Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10 được đưa ra tham chiến ở Hoàng Sa.

Công điện tình báo của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ gửi cho Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH (mục số 4) cho thấy Hoa Kỳ không muốn VNCH đụng chạm đến Trung Cộng.

Các tài liệu do báo Tuổi Trẻ sưu tầm sau này cho thấy, hải đội Trung Cộng đưa ra Hoàng Sa hùng hậu hơn hải đội VNCH rất nhiều. Hải pháo trên các chiến hạm Trung Cộng cũng vượt trội và có nhịp độ bắn nhanh vượt xa các hải pháo trên các chiến hạm VNCH. Sau khi tàn cuộc chiến, phía hải quân Hoa Kỳ cũng từ chối giúp VNCH tìm kiếm và cứu vớt các chiến sĩ hải quân bị thất lạc.

Bảng diễn tiến và thời sự Hoàng Sa dưới đây giải thích một phần những điều vừa nêu ở trên, cũng như cho thấy những nỗ lực vận động quốc tế ráo riết của VNCH để bảo vệ Hoàng Sa như thế nào.

34 Diễn tiến xoay quanh cuộc chiến

1- Ngày 11 Tháng Một Năm 1974, Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) bất thình lình tuyên bố Hoàng Sa là của họ.

2- Ngay sau tuyên bố đó của CHNDTH, trưa ngày 12 Tháng Một Năm 1974, Thiếu Tướng Trần Đình Thọ, Trưởng Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà gọi điện thoại cho Bộ Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Sông, yêu cầu gửi 60 hải kích ra Đà Nẵng nội trong chiều hôm đó. Dự định là để đưa ra Hoàng Sa bảo vệ đảo.

3– Ngày 16 Tháng Một Năm 1974, Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) được lệnh ra Hoàng Sa để quan sát tình hình thì phát hiện có hai tàu vũ trang nguỵ trang tàu đánh cá của Trung Quốc ở đó.

4- Khoảng 10 giờ sáng ngày 16 Tháng Một Năm 1974, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Biển và Bộ Tư Lệnh Hải Quân Hành Quân Lưu Động Sông nhận được một công điện của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ thông báo, đang có một hạm đội Trung Quốc gồm 42 chiến hạm và 2 tiềm thuỷ đỉnh tiến về Hoàng Sa. (Sau này không có một tài liệu nào đề cập đến công điện này).

5- Chiều ngày 16 Tháng Một Năm 1974, Ngoại Trưởng VNCH Vương Văn Bắc thay mặt chính phủ VNCH chính thức lên tiếng lên án thái độ phi pháp của nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc về việc tuyên bố sai sự thật và việc xâm nhập lãnh thổ Việt Nam bất hợp pháp. Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc liệt kê những bằng chứng dưới đây để chứng minh chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của VNCH. Cùng ngày, các cơ quan truyền thông của VNCH cũng loan tải những tin tức này.

  • Vua Gia Long Năm 1802 đã thành lập đội quân kiểm soát quần đảo Hoàng Sa (Đại Nam Nhất Thống Chí.)
  • Vua Minh Mạng Năm 1834, trình đình Huế đã có bản đồ Hoàng Sa trong Hoàng Việt Địa Du.
  • Thời Pháp thuộc đã có sắc luật 156/SC vào ngày 16Tháng Sáu Năm 1932 ấn định Hoàng Sa thuộc quản lý hành chánh của tỉnh Thừa Thiên.
  • Vua Bảo Đại một lần nữa ra quyết định Hoàng Sa thuộc quản lý hành chánh của tỉnh Thừa Thiên vào ngày 30 Tháng Ba Năm 1938.
  • Toàn quyền Đông Dương một lần nữa xác định quyền quản lý Hoàng Sa thuộc chính phủ bảo hộ vào ngày 5 Tháng Năm 1939.
  • Dưới thời đệ nhất VNCH, sắc lệnh 174-NK vào Năm 1961 quyết định quần đảo Hoàng Sa thuộc Xã Định Hải, Quận Hoà Vang, Tỉnh Quảng Nam thay vì Thừa Thiên.
  • Dưới thời đệ nhị VNCH, sắc lệnh 079-BNV quyết định sáp nhập Xã Định Hải và Xã Hoà Long vào Quận Hoà Vang.
  • Phái đoàn Việt Nam tham dự hội nghị San Francisco Năm 1951, đã tuyên bố quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam và không có bất cứ quốc gia nào trong 51 nước tham dự phản đối.

PNG - 180.9 kb
“Đại Nam nhất thống toàn đồ” vẽ Năm 1838 triều Minh Mạng, có ghi hai địa danh Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa bằng chữ Hán.

6 – Đêm 17 Tháng Một Năm 1974, hai Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10 và Ngọc Hồi HQ12 cập cầu Đà Nẵng lấy dầu. Hộ Tống Hạm Ngọc Hồi HQ12 (máy móc đầy đủ) được đưa ra tuần tiễu vùng vĩ tuyến 17. Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10 ra tham chiến ở Hoàng Sa.

7- Ngày 18 Tháng Một Năm 1974, ngoại trưởng Vương Văn Bắc trong vai trò thành viên dự khuyết của nước VNCH gởi thư đến chủ tịch LHQ Gonzalo J. Facio về thông tin đã được phát thanh vào chiều 16 Tháng Một Năm 1974.

8– Ngày 19 Tháng Một Năm 1974, hải quân VNCH và hải quân CHNDTH đụng độ tại Hoàng Sa. Báo Hoà Bình, một tờ báo độc lập của nam Việt Nam lên tiếng chỉ trích cộng sản Bắc Việt hoàn toàn im lặng trong khi họ rêu rao việc đấu tranh cho độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.

Một điểm ít ai biết đến là, trong giữa trận chiến, khi thấy tàu Trung Cộng bị bắn cháy, các chiến sĩ hải quân VN cất tiếng hát vang bài “Việt Nam – Việt Nam” giữa lúc lửa đạn mịt mù.

JPEG - 35.4 kb

Về thái độ của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam, ông Lưu Văn Lợi, nguyên Trưởng Ban Biên Giới chính phủ nước CHXHCNVN viết như sau:

Một bài trên báo Le Monde (Thế giới) các ngày 27 và ngày 28-0-1974 viết “ở Paris, đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại Hội nghị La Cell St-Cloud đã bác bỏ đề nghị của Sài Gòn ra một nghị quyết chung lên án việc Trung Quốc dung vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, vì theo ông loại tranh chấp này phải được giải quyết bằng thương lượng”.

Thật ra sự bất đồng là ở phương pháp hơn là nội dung, Chính phủ Cách mạng lâm thời ở vị thế khó lên án Trung Quốc, vì lúc đó là đồng minh chính trị của họ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ.

Trang 134, tài liệu CHỦ QUYỀN TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA,

nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội – 1998

Người dịch: Nguyễn Hồng Thao Hiệu đính: Lưu Văn Lợi Lê Minh Nghĩa

http://namkyluctinh.org/a-sachsuvn/Gendreau-HoangSaTruongSa%5B1%5D.pdf

Ghi chú: Tài liệu này đã bỏ phần vừa nêu ở trên trong ấn bản mới.

9- Ngày 20 Tháng Một Năm 1974, đại diện VNCH gởi thư cho chủ tịch Liên Hiệp Quốc thỉnh cầu triệu tập cuộc họp khẩn cấp để xét xử việc CHNDTH cưỡng chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực. Dù rằng phía VNCH hiểu được tình trạng có thể thiếu sự ủng hộ của các thành viên Hội Đồng Bảo An LHQ. Lá thư này của VNCH đã được ký nhận.

JPEG - 29 kb
Thái độ của Bác Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (Tài liệu của Việt Nam Cộng Hoà)

10- Ngày 21 Tháng Một Năm 1974, chính phủ Hoa Kỳ ghi nhận việc phía VNCH đã kêu gọi Hội Đồng Bảo An LHQ triệu tập cuộc họp khẩn cấp .

11– Ngày 21 Tháng Một Năm 1974, Hội Đồng Bảo An LHQ cho biết đã gặp phía VNCH và đại diện VNCH nhận thấy sẽ có những khó khăn để tìm 9 phiếu ủng hộ từ hội đồng bảo an LHQ, nhưng phía VNCH cho biết họ sẽ làm việc với phía Anh, Pháp, Indonesia và Úc trong cùng ngày.

12- Ngày 21 Tháng Một Năm 1974, Hội Đồng Bảo An LHQ cũng đã chuyển thư thỉnh cầu của phía VNCH đến tổng thư ký LHQ Kurt Waldheim.

13 – Ngày 21 Tháng Một Năm 1974, Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An LHQ Facio đã gặp gỡ phía VNCH và VNCH cho biết họ xác nhận cần tiến hành cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An LHQ và cần 3 ngày để sắp xếp nhân sự có mặt ở New York. Ông Facio cũng cho biết chiều ngày 21 Tháng Một Năm 1974, ông bắt đầu làm việc với từng đại diện của Hội Đồng Bảo An LHQ, bắt đầu với Trung Quốc và sẽ cho phía VNCH biết tình hình vào sáng 22 Tháng Một Năm 1974.

14 – Chiều ngày 21 Tháng Một Năm 1974, chủ tịch Hội Đồng Bảo An LHQ, Facio đã gặp gỡ phía CHNDTH và cho biết phía CHNDTH rất giận dữ và họ xác định chuyện Hoàng Sa là chuyện nội bộ của Trung Quốc, việc chủ tịch Hội Đồng Bảo An LHQ làm việc với các thành viên của hội đồng để đưa đến cuộc họp khẩn này có thể dẫn đến việc xâm phạm chủ quyền quốc gia Trung Quốc.

15 – Cũng trong chiều ngày 21 Tháng Một Năm 1974, theo ông Kissinger thì đại sứ Đại sứ Trần Kim Phượng (của VNCH) đã gọi cho Hummel và Stearns, trợ lý Đông Á – Thái Bình Dương sự vụ của Hoa Kỳ. Đại Sứ Phượng cho biết, dù nhận thấy những điểm bất lợi của vụ họp khẩn này của Hội Đồng Bảo An LHQ nhưng VNCH không có chọn lựa nào khác trong tình thế này. Hummel và Stearns cho biết họ e ngại rằng phía Trung Quốc sẽ đưa ra một phiên bản khác và lật ngược thành chuyện VNCH đã khiêu khích và xâm chiếm và sự việc sẽ trở nên rắc rối và bất lợi cho phía VNCH. Họ cũng cho biết, trong tình trạng này, sự từ chối khiếu nại của VNCH sẽ có hại cho VNCH.

16 – Cũng trong ngày 21 Tháng Một Năm 1974, Kissinger đánh giá tình thế bất lợi cho VNCH do thành viên của Hội Đồng Bảo An LHQ có những thay đổi: Iraq thay Ấn Độ, Mauritania thay Sudan, Byelorussia thay Nam Tư và hai thành viên mới là Costa Rica và Cameroon vốn chưa có quan hệ tốt với VNCH. VNCH cần 9 phiếu thuận (của 15 thành viên) trong tình trạng gấp rút này e rất khó thành.

JPEG - 29 kb
Các cuộc biểu tình tố cáo Trung Cộng xâm lược của mọi tầng lớp nhân dân miền Nam

17 – Ngày 22 Tháng Một Năm 1974, Phillipines cho biết quan điểm của họ về vụ Hoàng Sa: “Thái độ xâm lấn của Trung Quốc là do kết quả của việc Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam”. Sự việc này cho thấy Philippines nên tiếp tục duy trì căn cứ của Hoa Kỳ tại Phillipines. Phillipines cũng nhận định vụ này nhắm vào phía VNCH khiến Hà Nội ắt đã vỗ tay tán thưởng. Tuy nhiên, Hà Nội có lẽ cũng đã nhận ra rằng sự mất mát Hoàng Sa là sự mất mát không thể lấy lại được.

18 – Ngày 22 Tháng Một Năm 1974, Mã Lai yêu cầu cho biết thêm chi tiết về vụ việc, và nghi ngờ rằng, đây là một trong những bước đầu tiên Trung Quốc kiểm soát tất cả các đảo trong khu vực mà họ đã công bố chủ quyền.

19 – Ngày 22 Tháng Một Năm 1974, Liên Xô cho biết nhận định của họ về vấn đề Hoàng Sa, theo Liên Xô thì vấn đề cần được giải quyết giữa các phía liên can (VNCH, CHNDTH và Phillpines). Theo Liên Xô, Bắc Việt (VNDCCH) chưa bao giờ xác nhận chủ quyền của họ ở quần đảo Hoàng Sa. Theo Trifonov, sự việc này diễn ra do VNCH muốn hợp tác với Mỹ để khai thác dầu hoả .

20 – Ngày 22 Tháng Một Năm 1974, chủ tịch Hội Đồng Bảo An LHQ, Facio liên lạc với phía VNCH và đánh giá tình hình. Theo thẩm định của ông này thì VNCH đang nằm trong thế bất lợi để có thể có đủ phiếu thuận (như sau):

  • Phiếu thuận: Úc, Áo, Anh, Mỹ và Costa Rica
  • Phiếu chống: Beylorussia, Trung Quốc, Indonesia, Iraq và Liên Xô
  • Phiếu trắng: Careroon, Pháp, Kenya, Maritania và Peru.

21 – Ngày 23 Tháng Một Năm 1974, phía Indonesia xác nhận quan điểm của họ là Hoàng Sa thuộc Trung Quốc theo hội nghị San Francisco 1951. Tuy nhiên, đại diện Indonesia từ chối xác định vị thế của họ trước cuộc họp của Hội Đồng Bảo An LHQ.

22 – Ngày 23 Tháng Một Năm 1974, đại sứ Martin cho biết vì thiếu mối quan hệ ngoại giao giữa VNCH và Peru cho nên Peru sẽ chọn phiếu trắng trong cuộc họp của Hội Đồng Bảo An LHQ.

23 – Ngày 23 Tháng Một Năm 1974, ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc kêu gọi SEATO (Minh Ước Liên Phòng Đông Nam Á) áp dụng điều khoản 4 của hiệp định Manila và kêu gọi các quốc gia trong hiệp hội SEATO có những động thái cần thiết.

24 – Ngày 23 Tháng Một Năm 1974, theo Kissinger thì chính phủ Hoa Kỳ đã nhận được tuyên bố phía Indonesia cho rằng Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc và được quốc tế công nhận.

25 – Ngày 23 Tháng Một Năm 1974, chủ tịch Hội Đồng Bảo An LHQ đã xác nhận phổ biến bức thư của đại sứ VNCH Nguyễn Hữu Chí, đại diện VNCH (thành viên dự khuyết của Hội Đồng Bảo An LHQ) trình bày vụ Hoàng Sa.

26 – Ngày 23Tháng Một Năm 1974, Kissinger chuyển tin đến phía VNCH thông báo việc Costa Rica xác định ủng hộ VNCH. Tuy nhiên tình thế vẫn rất bất lợi cho phía VNCH vì chỉ có 5 phiếu thuận, 5 phiếu trắng và 5 phiếu chống.

27 – Ngày 24 Tháng Một Năm 1974, Kissinger cho biết phản ứng của SEATO với việc VNCH kêu gọi ngày 23 Tháng Một Năm 1974 là “tiêu cực” (negative) và Hoa Kỳ rất ngờ vực khả năng của SEATO.

28- Ngày 25 Tháng Một Năm 1974, theo quyết định của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc gởi thông điệp qua đại sứ thường trực Nguyễn Hữu Chí về việc phía VNCH rút lại thỉnh cầu triệu tập cuộc họp khẩn cấp, nhưng mong mỏi Hội Đồng Bảo An LHQ ghi nhận trường hợp này và xử lý sao cho thích hợp.

29– Ngày 25 Tháng Một Năm 1974, chính phủ Pháp xác nhận việc Pháp dự định bỏ phiếu trắng là không đúng sự thật. Tuy nhiên, đại diện chính phủ Pháp cho rằng sự việc rất phức tạp và ngay lúc này họ không thể chọn ủng hộ bên nào. Pháp muốn biết quan điểm cụ thể của Hoa Kỳ như thế nào.

JPEG - 20.6 kb
Nỗ lực ngoại giao của VNCH trong vụ Hoàng Sa

30 – Ngày 26 Tháng Một Năm 1974, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà, Nguyễn Văn Thiệu, đã gửi văn thư đến các vị nguyên thủ của những quốc gia thân hữu của VNCH nhằm trình bày tiến trình vụ Hoàng Sa và chứng tỏ chính nghĩa của VNCH trong vụ này.

31- Tháng 3 Năm 1974, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà thành lập Uỷ Ban Điều Tra Trận Hải Chiến Hoàng Sa, xem xét các chiến hạm và phỏng vấn từng chiến sĩ tham dự trận đánh. Ngoài Hộ Tống Ham Nhất Tảo HQ10 bị chìm thì 3 chiến hạm còn lại đều chịu đựng rất nhiều lỗ đạn. Chiếc ít nhất khoảng hơn 800 lỗ đạn, chiếc nhiều nhất khoảng hơn 1,200 lỗ đạn. Trong những phút cuối của trận chiến, các hải pháo lớn đều bị bất khiển dụng, hoặc bị đạn của chiến hạm Trung Cộng bắn hỏng.

32 -Trong Hội nghị Luật biển lần thứ 3 của LHQ tại Caracas ngày 02 Tháng 7 Năm 1974, trước gần 150 quốc gia thành viên tham dự, ngoại trưởng Vương Văn Bắc một lần nữa long trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Quần đảo Hoàng Sa như sau:

“Chính phủ VNCH không chấp nhận mọi xâm phạm đến sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bất kể trên đất liền hay khoảng biển thuộc quyền tài phán quốc gia. Cũng như đã có thông báo với Tổng thư ký LHQ và Hội đồng An ninh, Phái đoàn VNCH xác nhận một lần nữa rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những thành phần bất khả phân của lãnh thổ VNCH”.

33- Ngày 14 Tháng 2 Năm 1974, Chính Phủ VNCH ra bản tuyên cáo nêu lên quyết tâm bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ và lấy lại Hoàng Sa của mình. Bản tuyên cáo có tựa đề: “Tuyên Cáo Của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà về Chủ Quyền của Việt Nam Cộng Hoà Trên Những Đảo ở Ngoài Khơi Bờ Biển Việt Nam Cộng Hoà.” (Bản tuyên cáo này đã được nhiều cơ quan truyền thông đăng tải nên không ghi lại ở đây).

34 –Tháng 10 Năm 1974, trong một buổi sinh hoạt với các sĩ quan hải quân về học khoá Tham Mưu Trung Cấp, khi được hỏi về việc tái chiếm Hoàng Sa, Hải Quân Đại Tá Đỗ Kiểm, Tham Mưu Phó Hành Quân Bộ Tư Lệnh Hải Quân cho biết, cấp trên chưa ra lệnh, nếu được lệnh thì hải quân sẽ tận dụng vận tốc nhanh và số lượng lớn của PCF (tuần duyên đỉnh) để tái chiếm.

Nỗ lực cuối cùng của VNCH

Bảng diễn tiến và thời sự Hoàng Sa ở trên cho thấy, sau khi mất Hoàng Sa vào tay Trung Cộng, VNCH đã có những nỗ lực rất lớn để vận động công luận thế giới nhằm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình cũng như nêu cao chính nghĩa của VNCH.

Tiếc rằng lúc đó tình hình thế giới đã thay đổi, các thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã có những thay đổi bất lợi cho VNCH. Nỗ lực vận động Khối Minh Ước Liên Phòng Đông Nam Á (SEATO) cũng không đi đến đâu (khối SEATO là tiền thân của khối ASEAN ngày nay).

Việc Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định rút đơn thỉnh cầu Liên Hiệp Quốc phân xử vấn đề Hoàng Sa vào hôm 25 Tháng 1 Năm 1974 là một quyết định đúng đắn, vì nếu VNCH bị phủ quyết thì vụ việc Hoàng Sa sẽ vĩnh viễn khép lại và Việt Nam sẽ vĩnh viễn mất Hoàng Sa.

Phía Bắc Việt và sau này là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chưa bao giờ đưa vấn đề Hoàng Sa ra trước quốc tế. Không kể những tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa của lãnh đạo đảng CSVN sau năm 1975, thì ngoài những tuyên bố suông, CHXHCNVN chưa bao giờ có bất cứ động thái rốt ráo và quyết liệt nào trong vấn đề này.

Chỉ một lần vào năm 1979, Bộ Ngoại Giao CSVN lần đầu lên tiếng và có văn bản đề cập đến vấn đề Hoàng Sa, nhưng ngay lập tức bị Trung Cộng phản bác bằng công hàm năm 1958 của ông Phạm Văn Đồng gửi Thủ Tướng Trung Cộng, Chu Ân Lai, đưa CSVN vào thế lúng túng cho đến tận ngày nay.

Nay Trung Cộng đã mở rộng thêm lãnh hải và bồi đắp thêm một số đảo ở quần đảo Trường Sa.

Tác giả gởi Web Việt Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.