Hàng Không Việt Nam Bao Giờ Mới Thật Sự “Cất Cánh”?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 16.8 kb

Đúng 10 giờ 25 phút tối ngày 10/12/2004 tại Sài Gòn, chiếc Boeing 747-400 của hãng Hàng không United Airlines, Hoa Kỳ, chở 367 hành khách bay thẳng từ thành phố San Francisco, thuộc phía Bắc tiểu bang California, đã đáp cánh an toàn xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Chuyến bay này kéo dài hơn 16 tiếng (có dừng lại Hồng Kông 2 tiếng), đánh dấu sự trở lại của ngành Hàng không Hoa Kỳ với thị trường Việt Nam sau 30 năm kể từ chuyến bay thương mãi cuối cùng của Pan Am rời Sài Gòn ngày 24/4/1975. Mỗi ngày sẽ có một chuyến bay của United Airlines, khởi hành lúc 6 giờ 30 sáng tại phi trường San Francisco, đến Sài Gòn vào khoảng 10 giờ 30 tối.

Tiến trình đàm phán về trao đổi mậu dịch hàng không giữa hai nước đã khởi động từ những ngày đầu thảo luận việc ký kết Hiệp Ước Thương Mại (BTA) Mỹ – Việt. Và như chúng ta đã biết, Cộng sản Việt Nam (CSVN) và Hoa Kỳ đã ký hiệp ước hàng không vào tháng 10/2003, cho phép hai quốc gia trao đổi, nối kết các chuyến bay với nhau. Ngoài ra, hãng Hàng không American Airlines cũng đã có hợp đồng nối kết các chuyến bay với hãng Vietnam Airlines. Được biết, hãng hàng không United Airlines từng khai phá sản cách 2 năm, đã “cá cược” vào món tiền lời cao từ những chuyến bay hàng ngày đến Việt Nam. Và hãng này cho rằng, khoảng trên 1 triệu người Mỹ gốc Việt sống trên đất Mỹ sẽ có nhiều người về thăm gia đình, nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán và tỷ lệ du khách đến Việt Nam sẽ gia tăng khoảng 10,5% hàng năm trong vòng thập niên tới.

JPEG - 8.9 kb

Thật sự thì đúng là ngành hàng không Việt Nam có tiềm năng vô cùng to lớn, nhất là thị trường du khách người Việt hải ngoại. Số lượng người Việt hải ngoại về thăm Việt Nam trong năm 2004 này được ước đoán chừng 350-380 ngàn người. Nếu mỗi người trong 350 ngàn người này về Việt Nam tiêu xài, mua quà v.v… khoảng 3 ngàn Mỹ kim thì tổng số tiền tiêu thụ tại Việt Nam là khoảng 1 tỷ Mỹ kim. Ngoài ra, số lượng tiền do người Việt hải ngoại gởi về giúp đỡ cho thân nhân tại quê nhà cũng đã tăng từ 2,8 tỷ Mỹ kim lên khoảng 3 tỷ Mỹ kim, theo con số thống kê của CSVN, chưa kể số lượng tiền gởi về Việt Nam không qua đường chính thức của nhà nước. Tính sơ như vậy, và nếu chưa tính số tiền mà người Việt hải ngoại đang được đầu tư tại Việt Nam, thì cũng đủ thấy rằng Cộng đồng người Việt hải ngoại đã “đóng góp” vào nền kinh tế Việt Nam ít nhất là khoảng 4-5 tỷ Mỹ kim/năm, tức là gần 15% Tổng Sản Lượng Quốc Gia (GDP) của CSVN (GDP của Việt Nam trong năm 2004 là khoảng 36 tỷ Mỹ kim). Thế nhưng, thực tế đã chứng minh rằng CSVN đã không những vi phạm rất nhiều sai lầm trong chính sách đối với khối người Việt hải ngoại mà còn tự họ làm thành những vật cản đường phát triển của ngành hàng không Việt Nam nói riêng và nền kinh tế của đất nước nói chung.

Quan chức ứng xử cửa quyền, quan liêu và lỗi thời…

JPEG - 16.5 kb
Ông Nguyễn Xuân Hiển, Tổng Giám đốc của Vietnam Airlines

Một ngày trước khi có chuyến bay đầu tiên từ San Francisco đến Sài Gòn, trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh BBC tại Luân Đôn, ông Nguyễn Xuân Hiển, Tổng Giám đốc của Vietnam Airlines, đã đưa ra những lời phát biểu cho thấy lối suy nghĩ cửa quyền, quan liêu và lỗi thời của các quan chức chính quyền CSVN. (Bấm vào đây để xem/nghe phần phỏng vấn của đài BBC) Ví dụ như khi phóng viên đài BBC hỏi ông Hiển về việc tại sao trong lúc hãng United Airlines bắt đầu bay thẳng đến Việt Nam, Vietnam Airlines lại chờ đến cuối năm 2005 hoặc đầu năm 2006 mới bay thẳng đến Mỹ, thì được cho biết: “Bởi vì tôi không thích. Tôi chưa thích!”. Hoặc khi phóng viên BBC hỏi ông Hiển phải chăng ông ta “không hề sợ phải cạnh tranh với những công ty hàng không sừng sỏ của nước ngoài” thì bị trả lời như tát nước vào mặt: “Tại sao anh lại dùng từ ’sợ’, anh phỏng vấn trên điện thoại, ăn nói thiếu văn hóa đấy… Vì sống xa tổ quốc nên ngôn ngữ của anh bị hạn chế. Vietnam Airlines không biết sợ ai hết. Anh nên đi học lại tiếng Việt để phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn này có ghi âm đấy!” Sau đó, trên trang nhà của đài BBC Việt ngữ có hàng chục thư góp ý của thính giả khắp nơi gởi đến, kể cả nhiều lá thư từ Việt Nam, mà phần nhiều bày tỏ sự bất mãn trước cung cách và lời phát biểu của ông Hiển. Một thính giả tên Cường, đang sống tại Sài Gòn gởi thư góp ý như sau: “Sáng nay nghe cuộc phỏng vấn với ông Tổng giám đốc (Hiển), thật không thể tưởng tượng được lại có người vô văn hóa đến như vậy. Tôi đang sống ở việt nam nhưng chưa bao giờ có cảm giác xấu hổ và tức giận đến như vậy.Ở Việt Nam có nhiều vị giám đốc chưa học xong lớp 3, nhưng vị tổng giám đốc này còn tệ hơn thế nữa. Thành thật xin chia buồn với lãnh đạo Đảng CSVN.”

Một vị tổng giám đốc với quyền hành to lớn, lãnh đạo cả một Tổng công ty có số vốn đầu tư lên đến hàng tỷ Mỹ kim mà hành xử như thế thì cũng đủ cho thấy những lỗ hổng to lớn trong guồng máy lãnh đạo của nhà nước CSVN hiện nay.

Ba năm, lỗ trên 14 triệu Mỹ kim, chính phủ không hề hay biết…

JPEG - 22.9 kb

Hãng Hàng không Pacific Airlines, một công ty con của Vietnam Airlines (chiếm 94% cổ phần), sau 2 năm hoạt động kể từ năm 1993, đã “có vấn đề” và có người đặt vấn đề giải thể. Thế nhưng công ty này vẫn cứ tồn tại. Đến năm 1994, công ty rơi vào khủng hoảng trầm trọng với số tiền lỗ chiếm tỷ lệ quá lớn đối với doanh thu hàng tháng và tổng số vốn của công ty. Đặc biệt, trong ba năm, từ 2001 đến 2003, tiền lỗ của công ty đã lên tới 100 tỉ đồng (khoảng 6,5 triệu Mỹ kim). Riêng 6 tháng đầu năm 2004 này, Pacific Airlines tiếp tục bị lỗ thêm 50 tỉ đồng nữa. Tháng 7/2004, bộ phận kiểm toán phát hiện thêm một khoản lỗ khác, khoảng 70 tỉ đồng từ năm 2001 đến năm 2003 mà những người điều hành công ty hoàn toàn giấu kín, không chịu báo cáo cho Hội đồng Quản trị hoặc giới chức cao hơn. Trước tình hình này, Thủ tướng Chính phủ đã vội vã yêu cầu lãnh đạo Vietnam Airlines – cổ đông chính của công ty này, chuẩn bị các phương thức giải quyết. Việc thua lỗ hàng trăm tỷ đồng Việt Nam của hãng Hàng không Pacific Airlines đã bộc lộ rõ ràng những sai sót trầm trọng trong khâu quản lý và điều hành các công ty quốc doanh. Câu hỏi lớn đặt ra là tại sao gần 15 triệu Mỹ kim thua lỗ của Pacific Airlines trong nhiều năm qua đã không được công ty này và Tổng công ty Vietnam Airlines báo cáo lên cho cấp trên, như Bộ Giao thông Vận tải và Văn phòng Chính phủ? Ngoài ra, vụ “buôn bán” xăng dầu bất hợp pháp xảy ra trong thời gian qua tại Công ty xăng dầu Hàng không thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã được báo chí trong nước ghi nhận như sau: “Phó Thủ tướng (CSVN) cho rằng, vụ việc xảy ra tại Công ty Xăng dầu hàng không là rất nghiêm trọng và chỉ đạo Hội Đồng Quản Trị, Ban Tổng Giám đốc của Vietnam Airlines phải nghiêm túc kiểm điểm làm rõ vì sao để xảy ra trong một thời gian dài và nghiêm trọng mà không phát hiện, ngăn chặn được.”

Trong khi đó nhiều quốc gia trên thế giới đang có khuynh hướng khuyến khích lãnh vực kinh doanh các hãng hàng không chi phí thấp (low-cost airlines) để tiết kiệm chi phí, thúc đẩy cạnh tranh và gia tăng số lượng du khách hàng không. Vì ham giữ nguồn lợi nhuận trước mắt hiện nay (do sự độc quyền khống chế thị trường của Vietnam Airlines), ngành hàng không Việt Nam và kể cả du khách sẽ bị thiệt hại về lâu về dài. Hơn thế nữa, một mình Vietnam Airlines cũng không đủ sức để cạnh tranh cùng một lúc với nhiều hãng hàng không nước ngoài. Từ đó, thị trường Việt Nam sẽ bị “xâm lấn” và chi phối bởi những hãng hàng không nước ngoài, dẫn đến việc thất thu những nguồn lợi nhuận đáng có. Nếu có những hãng hàng không nội địa khác để cạnh tranh với các hãng ngoại quốc thì tình hình chắc chắn sẽ tốt hơn và có lợi cho nền kinh tế Việt Nam nói chung. Rõ ràng, do thiếu khả năng cạnh tranh, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, hay nói chính xác hơn là hãng Hàng không Vietnam Airlines đã không thể tiến thẳng vào thị trường Mỹ vào lúc này. Một cơ cấu điều hành với thành phần nhân sự quan liêu và khả năng quản lý yếu kém, đã không đáp ứng được chiến lược phát triển hàng không nhanh chóng và hiệu quả cho nên Việt Nam đành phải đi chầm chậm để tự điều chỉnh dần dần chiến lược kinh doanh. Không biết đến bao giờ hàng không Việt Nam mới thật sự gọi là “cất cánh” trên bầu trời Việt Nam và thế giới!? (Đ.V.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.