Kết luận điều tra vụ án ông Nguyễn Hữu Vinh tức Ba Sàm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thời hạn cuối cùng của lệnh tạm giữ, cơ quan an ninh điều tra bộ công an A92 đã ra quyết định kết luận điều tra vụ án ông Nguyễn Hữu Vinh, đồng thời đề nghị Viện Kiểm Sát truy tố ông Vinh vào điều 258 của Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN.

Theo như bản KLĐT này miêu tả, thì Cục bảo vệ chính trị 6 thuộc tổng cục an ninh 1 BCA đã phát hiện và trao đổi với cơ quan an ninh điều tra ANĐT để cáo giác hành vi phạm tội của Nguyễn Hữu Vinh vào ngày 01/4/2014. ( ngày cá tháng tư !!)

Đến ngày 13/5/2014 cơ quan A92 tiến hành bắt giữ và khởi tố ông Nguyễn Hưu Vinh lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.

Với quá trình hơn một tháng để tiếp nhận đơn tố cáo và khởi tố, phải xem xét hàng đống bài viết, tra cứu. Thế nhưng trước đây báo chí nhà nước đã loan tải rằng Nguyễn Hữu Vinh có quá trình phạm tội lâu dài, được giáo dục nhắc nhở nhiều lần ….

’’Từ năm 2012, cơ quan điều tra đã xác định được ông Nguyễn Hữu Vinh là người quản trị điều hành trang Basam. Trước khi thực hiện biện pháp cứng rắn, cơ quan chức năng cũng đã nhiều lần tiếp xúc, phân tích, khuyên răn nhưng ông Vinh không có chuyển biến.’’

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/174551/vi-sao-ong-nguyen-huu-vinh-bi-bat-.html

Rõ ràng đã có sự mâu thuẫn trong các bài báo đưa tin với bản kết luận điều tra. Theo như bài báo viết tội danh của ông Vinh có từ năm 2009.

’’Theo tài liệu từ cơ quan an ninh, từ năm 2009 đến nay, ông Nguyễn Hữu Vinh đã đăng hàng trăm ngàn bài viết lên mạng internet (sử dụng 12 tên miền), trong đó có nhiều bài viết có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước như: “Khởi công xây dựng mộ treo cho HCM”, “Dừng lấy phiếu tín nhiệm là một bước lùi’’.

Bài báo cũng nói đến các bài viết này được đưa lên từ trang anh Ba Sàm.

Thế nhưng bản kết luận điều tra tuyệt nhiên không nhắc đến trang anh Ba Sàm cũng như những bài viết mà báo chí đã đưa trước đó.

Nếu vậy đã có sự hồ đồ của báo chí hay cơ quan an ninh điều tra khi bắt giữ Nguyễn Hữu Vinh, sau đó khám xét , giam giữ để khai thác tội danh. Không dựa trên những chứng cứ có trước.

Một nền báo chí được gọi là trung thực phụng sự nhân dân mà đưa những thông tin thiếu chính xác, sai lệch nhằm mục đích vùi lấp sự phản biện của dư luận trong việc bắt người lúc đó, mang tính phục vụ dư luận trong việc bắt giữ người. Là một nền báo chí có nhận đạo và trung thực hay không.?

Cần phải làm rõ những tờ báo này đã lấy nguồn tin, chứng cứ ở đâu. Nếu họ lấy từ cơ quan ANĐT thì rõ ràng cơ quan này đã bắt người tuỳ tiện, bắt trước rồi tìm chứng cứ buộc tội sau. Còn nếu các tờ báo này bịa ra, thì cần phải xử lý nghiêm khắc vì tính hồ đồ, quy chụp và bịa đặt.

Xem toàn văn bản kết luận điều tra ở đây

http://nguoibuongio1972.blogspot.de

Nguồn: Người Buôn Gió

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.