Khi công an giết dân trở thành vấn nạn Quốc gia

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Công an giết dân đã quá trở nên phổ biến tại Việt Nam đến nỗi lưu trữ Google cho thấy một con số đáng giựt mình. Khi gõ cụm từ liên quan việc công an đàn áp và giết dân lành, tìm kiếm với từ khóa “công an giết người” cho ra kết quả lên đến 1,650,000 results (0.69 seconds), với từ khóa “công an nhân dân giết dân” kết quả lên đến 2,860,000 results (0.52 seconds).

Dân chỉ biết bức xúc và phản ứng một cách tự phát để rồi sau đó nạn nhân lại bị biến thành thủ phạm bằng những thủ thuật của công an. Nhờ các phương tiện truyền thông thời nay mà những tội ác của chế độ cộng sản, đặc biệt là thành phần công an trị đã, đang đàn áp, giết chóc dân tình đã được phơi bày một cách tỏ tường trên các trang mạng xã hội.

JPEG - 72.2 kb
Nạn nhân Phạm Đăng Toàn đã tử vong đêm 2 Tháng 1, 2017 sau khi bị hai sĩ quan công an truy đuổi và đánh chết.

Chỉ trong mấy ngày đầu năm 2017 đã xảy ra nhiều vụ công an đánh dân gây thương tích trầm trọng, và có trường hợp khiến nạn nhân tử vong. Trong vụ hai sĩ quan công an tại Bình Định đánh chết một công dân tên Phạm Đăng Toàn, 29 tuổi, một lần nữa cho thấy sự man rợ của công an và sự dối trá vô nhân tính của cả hệ thống công an lẫn báo chí.

Một video clip gốc được đăng tải trên mạng xã hội phơi bày cụ thể về sự thật anh Toàn bị hai sĩ quan công an say rượu đánh đập dẫn đến tử vong. Nhưng sau đó thì cơ quan có thẩm quyền kết luận hoàn toàn trái ngược, rồi báo chí của nhà nước được lệnh đăng tải vụ việc theo cách dẫn giải và định hướng của công an, mà chính sự dẫn giải và định hướng đó cũng đầy mâu thuẫn.

Trong vụ này, bên cạnh lời kể của nguời chú nạn nhân rằng, công an đánh đập cháu ông là anh Toàn đến chết, được báo Tuổi trẻ đăng tải (trước khi được lệnh định hướng của công an), thì Thượng tá Lê Đức Minh – trưởng Công an huyện Tuy Phước nói: “Lúc đó anh em phát hiện có một thanh niên ngồi gục trước hàng rào lưới B40 của dân, người dân nói là người này say rượu. Anh em đẩy anh ta thì anh này gục ngã chứ lúc đó anh em không đuổi, không đánh đập, chưa đụng vào người anh này”. Còn Đại tá Nguyễn An Ninh – phó giám đốc Công an tỉnh Bình Định thì nói: “Anh này thấy công an nên bỏ chạy và tự ngã dẫn đến tử vong”.

Chưa nói đến sự vô lý trong lời thuật lại của hai ông quan cấp tá công an này, nhưng điều đáng chú ý là chỉ một sự kiện mỗi ông nói một khác. Mà trên nguyên tắc về điều tra thì nói năng mâu thuẫn như vậy tất phải có một ông nói dối. Nếu xét thêm về sự vô lý trong lời nói của cả hai ông thì người ta có thể dễ dàng kết luận là cả hai đều nói dối. Cả hai đều là sĩ quan cấp tá công an, hẳn họ đều phải biết nguyên tắc đó hơn ai hết. Thế nhưng họ vẫn nói được như vậy, chứng tỏ sự đốn mạt của họ đã trở thành bản chất.

Cũng trong vụ này, sau những dẫn dắt của Báo Đảng thì chị Thắm, người quay các clip đã phải ký giấy và công khai xin lỗi vì “nhầm lẫn” và xóa bỏ clip. Nhiều người đã vào FB chửi chị Thắm hèn nhát, tham tiền mới dối trá, phủ nhận sự thật. Chị Thắm bức xúc đăng một stt “Chúng mày câm mỏ hết đi. Tao không vì ham tiền tao chỉ muốn được yên thân thôi!”…

“Tao không vì ham tiền tao chỉ muốn được yên thân thôi!”… Điều gì đã khiến chị Thắm không được “yên thân”? Tất cả màn kịch của công an đã bị lột trần bằng câu trả lời đầy bực tức này của chị Thắm.

Ngày xưa có một ông quan phó bảng tên là Nguyễn Sinh Sắc, say rượu đánh chết người nên bị cách chức. Con ông ấy đi học làm cách mạng và đem cả cuộc cách mạng về nước lập nên chế độ cách mạng. Trong chế độ cách mạng ấy, quan lớn quan nhỏ, say rượu hay không say rượu, đánh chết người đều không sao cả.

***

Lẽ ra thì bài đã kết thúc ở đoạn kết ở trên, nhưng nghĩ lại cũng nên viết thêm vài hàng để nhắn gửi đến quý vị luật sư thường vẫn không được hệ thống tư pháp nhà sản cho hành nghề một cách rốt ráo (hay nói trắng ra là gây khó khăn và bất chấp các nguyên tắc pháp luật) trong những vụ án mang tính cách chính trị. Xin quý vị luật sư tra cứu luật pháp để công bố cho người dân biết trong trường hợp bị công an bách bức đến mức có thể gây thương tích (chưa nói đến chết người) thì người dân phải làm gì để tự vệ? Trong trường hợp những kẻ thường phục xông vào đánh đập, quăng quật người dân thì phải hành xử với những kẻ đó như thế nào? Vì rõ ràng những người đó không có chức năng gì để làm như vậy, nên luôn luôn trong mắt người dân họ chỉ là đám côn đồ.

Hà Nội 04.01.2017
Tâm Ngọc

Nguồn: CTM Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.