Không biết sợ là gì

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khó mà kìm cơn giận trước hành vi ngạo ngược của Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn khi họ cố tình xả thải hơn 42.000m3 nước có hóa chất độc hại ra biển. Nếu không bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời thì hàng chục ngàn mét khối nước thải độc nữa sẽ tiếp tục được họ lén hòa vào biển. Thật đáng sợ.

Giả dụ có cuộc bình chọn nhà vô địch liều hủy hoại môi trường năm nay, có lẽ Formosa sẽ đứng bục cao nhất, nhưng đó là về quy mô, chứ nếu ở góc độ coi trời bằng vung, nhắm mắt làm liều thì Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn dễ giật ngôi số 1. Vì sao?

JPEG - 109.3 kb
Công ty lọc hóa dầu Nghi Sơn

Suốt gần 1 năm nay, môi trường là vấn đề nóng nhất ở nước ta, trên mọi diễn đàn xã hội. Từ nghị trường quốc hội tới vỉa hè đều bàn về môi trường, sự ô nhiễm môi trường, những nguy cơ hủy hoại môi trường – hủy hoại cuộc sống. Từ những nhà lãnh đạo cấp cao nhất tới người dân thường đều giác ngộ rằng bảo vệ môi trường là mệnh lệnh sống còn, liên quan đến an nguy của quốc gia, của dân tộc, của cộng đồng. Hủy hoại môi trường là hành vi tự sát. Đã qua rồi cái thời tự hào về những ống khói nhà máy cao vút ngút trời khói tỏa bởi phát triển kiểu như thế thì lợi một trước mắt nhưng hại vô vàn về sau. Giờ đây chỉ có con đường duy nhất: phát triển phải đi với bền vững, an toàn cho mai sau.

Bài học Formosa đang còn nóng rẫy, những kinh sợ về vụ cá chết suốt một dọc dài biển mấy tỉnh miền Trung đã khiến cả chính quyền lẫn người dân bị nỗi ám ảnh khó phai nhạt. Điều đó tưởng như sẽ khiến những kẻ lăm le hủy hoại môi trường hiểu ra và chùn tay, biết sợ, biết dừng lại, nhưng hóa ra không phải. Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn là minh chứng rõ nhất. Cố tình vi phạm, hủy hoại môi trường vào ngay lúc này, thời điểm cực kỳ nhạy cảm này, có phải họ muốn chứng minh “vua cũng thua thằng liều”, anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta.

Không cần phải dài dòng, cứ như kết luận của Bộ Tài nguyên – Môi trường tại văn bản số 734/KLKT-TCMT ngày 30.8 thì Công ty Nghi Sơn đã súc rửa đường ống dẫn dầu dài 35km bằng nước biển có pha gần 32.000 lít hóa chất hydrosure và hơn 1.500 lít hóa chất CH2Na3O4, sau đó xả thẳng ra biển. Văn bản của Bộ khẳng định ấy là hành vi trái phép, không đúng quy định về bảo vệ môi trường. Còn với dân, hóa chất mà có tác dụng làm sạch đường ống thì không thể bảo rằng nó vô hại được.

Tại sao những vua liều ở Lọc hóa dầu Nghi Sơn dám làm vậy. Không thể bảo họ “điếc không sợ súng”. Họ hoàn toàn không “điếc” bởi họ thừa sự hiểu biết lợi hại thế nào, họ chỉ thiếu đạo đức và trách nhiệm với cộng đồng thôi. Họ là thứ tiểu nhân không biết sợ. Thời xưa, con người ta cũng phải biết sợ trời, sợ quỷ thần, sợ thánh nhân, còn nay ít ra cũng phải biết sợ pháp luật, nhưng họ bất chấp. Đối với họ, mọi chỉ đạo của Chính phủ, của Thủ tướng, mọi bức xúc của dân chúng, mọi bài học kinh nghiệm xương máu mà cộng đồng vừa rút ra được từ sự kiện tày trời Formosa đều chả là gì, chỉ như con số 0 tròn trĩnh. Biển khơi – nguồn sống của biết bao người, với họ chỉ như vũng nước thải vô chủ, vứt gì, đổ gì ra đó mà chẳng được. Với họ, hàng mấy chục ngàn mét khối nước thải có pha hóa chất không đổ ra biển thì đổ đi đâu. Dư luận thắc mắc, nói lắm cũng thế thôi.

Cho đến lúc này, người tiêu dùng vẫn còn kinh chưa dám dùng cá biển. Hành vi cố ý của Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn chả khác chi thêm dầu vào lửa, thêm nỗi sợ sệt vào sự e ngại của dân chúng. Ai dám bảo hiện tượng cá chết hàng loạt trên vùng biển Thanh Hóa những ngày qua không liên quan gì đến việc xả thải nước độc hại của Lọc dầu Nghi Sơn. Biển rộng mênh mông, nước tưởng chừng vô tận mà con cá còn chịu chết thì phải nói độ ô nhiễm độc hại kinh khủng đến mức nào. Không vội quy kết, còn đợi kết luận của nhà chức trách, biết đâu do tảo đỏ thì sao, nhưng sự liều lĩnh táo tợn coi thường pháp luật, coi thường dư luận của công ty này thì chớ nên bỏ qua.

Với xứ ta, một Formosa đã quá đủ tởn đến già rồi, đừng có thêm Formosa phết phẩy nào nữa. Nếu có, phải nghiêm trị.

Nguyễn Thông

Nguồn: Blog Nguyễn Thông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.